Điều kiện kinh tếxã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn vay phát triển kinh tế hộ nghèo thông qua ngân hàng chính sách xã hội huyện phú bình, tỉnh thái nguyên (Trang 52 - 55)

4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

2.1.2. Điều kiện kinh tếxã hội

Huyện Phú Bình có 20 đơn vị hành chính: gồm Thị trấn Hương Sơn và 19 xã (trong đó có 7 xã miền núi), với 307 xóm. Các xã của huyện gồm: Bàn Đạt, Tân Khánh, Tân Kim, Tân Thành, Đào Xá, Bảo Lý, Thượng Đình, Tân

Hòa, Nhã Lộng, Điềm Thụy, Xuân Phương, Tân Đức, Úc Kỳ, Lương Phú, Nga My, Kha Sơn, Thanh Ninh, Dương Thành và Hà Châu.

Toàn huyện năm 2017 có tổng dân số 142.205 người, gồm 4 dân tộc sinh sống là Kinh (93,55%), Nùng (3,12%), còn lại là Tày, Dao, Sán Dìu và Hoa.

Từ trước đến nay, Phú Bình được đánh giá là huyện thuần nông với cơ cấu kinh tế nông lâm - công nghiệp - xây dựng. Cơ cấu kinh tế năm 2017 ngành ngành công nghiệp - xây dựng chiếm 50,47%%, ngành thương mại - dịch vụ chiếm 30,17% và ngành nông nghiệp chỉ chiếm 19,36%.

2.1.2.1 Về công nghiệp

Tốc độ tăng trưởng bình quân của ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp giai đoạn 2011-2020 đạt gần 24%/năm. Cơ cấu lao động năm 2017 ngành công nghiệp - xây dựng chiếm 19,38%, ngành thương mại - dịch vụ chiếm 28,79% và ngành nông nghiệp chiếm tới 51,83%. Tốc độ tăng trưởng bình quân của ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp giai đoạn 2011-2020 đạt gần 24%/năm. Trong đó, tăng trưởng từng giai đoạn cụ thể: 2011-2015 là 23%/năm; 2016-2020 là 30%/năm. Giá trị sản xuất ngành đến năm 2015 đạt trên 230 tỷ đồng, ước tính năm 2020 đạt gần 860 tỷ đồng (theo giá hiện hành). Tỷ trọng sản xuất công nghiệp trong cơ cấu kinh tế của huyện tăng từ 28% năm 2010, lên 40% năm 2015 và 50% năm 2020.

2.1.2.2. Về nông nghiệp

Chiến lược của huyện Phú Bình là phát triển nông nghiệp bền vững theo hướng tăng giá trị sản xuất nông nghiệp trên 1ha canh tác. Phát triển nông nghiệp hàng hóa bằng cách hình thành các tiểu vùng tập trung chuyên canh, từ đó thu hút các nhà kinh doanh thương mại và chế biến nông sản, tăng cường khả năng tiêu thụ nông sản hàng hóa cho các chủ trang trại và chủ hộ. Phát triển nông nghiệp theo hướng công nghệ cao, công nghệ sạch gắn với công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn, tăng sức cạnh

tranh của sản phẩm. Khoanh vùng bảo vệ đất sản xuất lúa nghiêm ngặt trên địa bàn huyện, đảm bảo trong quá trình thực hiện các công trình, dự án, đất sản xuất lúa được ổn định.

Về cơ cấu kinh tế trong nội bộ ngành nông nghiệp: Định hướng cơ cấu nông - lâm nghiệp - thủy sản, tỷ lệ giữa ba ngành giữ mức tương ứng 96,7 - 0,3 - 3%. Cơ cấu giữa các ngành trồng trọt và chăn nuôi trong nội bộ ngành nông nghiệp là 49,1- 47,6% đến năm 2015 và 47,3 - 49,4% đến 2020. Cây lúa đến năm 2020, diện tích lúa cả năm ổn định khoảng 11.000 ha. Phấn đấu bố trí sản xuất các giống lúa có chất lượng cao với diện tích từ 3.000 đến 5.000 ha; Cây ngô: Bố trí sản xuất khoảng 1.800ha đến 2.000 ha cả năm, trong đó chủ yếu là các giống ngô lai có năng suất cao; Cây đậu tương: Đẩy mạnh trồng đậu tương xuân trên đất ngô năng suất thấp, ruộng lúa 1 vụ, đất ngô 1 vụ để đưa quy mô gieo trồng đậu tương đạt 1.000ha đến 1.200ha vào năm 2020; Cây lạc: Đến năm 2020 bố trí khoảng 1.200- 1.500ha lạc; Rau đậu thực phẩm: Đến năm 2020 sẽ bố trí sản xuất 1.500 - 1.700ha rau đậu thực phẩm các loại nhằm đáp ứng cho nhu cầu tại chỗ và cho thành phố Thái Nguyên; Cây chè: Trong giai đoạn đến năm 2020, duy trì ổn định ở quy mô 90 - 100ha, bố trí chủ yếu ở các xã vùng núi của Phú Bình; Cây ăn quả: Cơ bản ổn định diện tích đất trồng cây ăn quả đến năm 2020 của Phú Bình khoảng 1.500ha, trong đó giữ ổn định khoảng 1.000ha vải có năng suất và chất lượng quả cao. Đến năm 2020 diện tích nuôi trồng thủy sản đạt khoảng 500 - 600ha, thực hiện sản xuất thủy sản theo hướng thâm canh, năng suất cao.

2.1.2.3. Về thương mại - dịch vụ

Ngoài công nghiệp, nông nghiệp, Phú Bình còn có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển du lịch sinh thái và du lịch tâm linh, với 7 di tích lịch sử cấp Quốc gia, gần 30 di tích lịch sử cấp tỉnh và khoảng 50 di tích khác chưa được công nhận. Trong số này, không thể không kể đến Cụm di tích đình, đền, chùa

khách. Chỉ tính riêng mùa lễ hội năm 2018, tính đến hết tháng giêng, số tiền công đức tại Cụm di tích này đã đạt tới hơn 8 tỷ đồng. Còn ở loại hình du lịch sinh thái, Khu du lịch hồ Kim Đĩnh, thuộc xã Tân Kim đang được nhiều người biết đến với phong cảnh hữu tình, trong lành, hiện đã có một doanh nghiệp đến đầu tư, song cơ hội để mở ra cho việc phát triển du lịch khu vực này vẫn còn khá lớn. Ngoài ra, với Dự án đường vành đai 5 Vùng thủ đô Hà Nội (đoạn tuyến đi trùng Đại lộ Đông - Tây Khu tổ hợp Yên Bình và cầu vượt Sông Cầu) đi qua các xã: Xuân Phương, Nga My, Hà Châu sang thị xã Phổ Yên đang được triển khai, là dự án có ý nghĩa quan trọng thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của huyện Phú Bình trong giai đoạn tới. Ngay khi dự án được triển khai, xã Nga My (nằm sát con đường này) đã giành được sự quan tâm của một số nhà đầu tư, trong đó có dự định đầu tư tại đây một khu du lịch hiện đại.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn vay phát triển kinh tế hộ nghèo thông qua ngân hàng chính sách xã hội huyện phú bình, tỉnh thái nguyên (Trang 52 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)