3. Ý nghĩa của đề tài
2.3.2. Tình hình nghiên cứu cây Trà hoa vàng ở Việt Nam
Ở Việt Nam trước đây đã có một số công trình nghiên cứu về các loài trong họ Theaceae và trong chi Camellia, nhưng việc nghiên cứu mới chỉ tập trung vào một số loài cây lấy lá làm dược liệu, chế biến nước giải khát còn việc nghiên cứu chi Camellia với mục đích phân loại, thống kê, bảo tồn loài, bảo tồn đa dạng sinh học... còn ít, chưa sâu, chưa toàn diện. Trong những năm gần đây chi Camellia đã thực sự được các nhà thực vật học Việt Nam quan tâm, chú ý.
- Người đầu tiên nghiên cứu chi Camellia ở Việt Nam là L. Pierre, nhà thực vật học nổi tiếng người Pháp, sau khi nghiên cứu hệ thực vật ở một số nơi như: Biên Hoà, Hà Tây, và đầu nguồn sông Đồng Nai, năm 1887 ông đã giới thiệu một số loài của chi Camellia trong cuốn: "Flore forestiere de la cochinchine" dưới tên chi Thea như: Thea dormoyana, Thea piquetiana, Thea drupifera, Thea caudata…(Trần Ninh và cs 2010)[9].
- Vào năm 1943 nhà thực vật học Gagnepain đã nghiên cứu, hệ thống và mô tả chi tiết 30 loài thuộc chi Camellia, nhưng khi tiến hành so sánh và đối chiếu với tài liệu của Sealy và Chang thì có một số loài có tên đồng nghĩa, nên số loài mà nhà thực vật học Gagnepain công bố chỉ còn lại 28 loài. Ngoài ra, qua các cuộc khảo sát thực vật ở các vùng khác nhau của các chuyên gia thực vật hai nước Việt Nam và Trung Quốc, một số loài mới được công bố
18
như: Camellia aurea, Camellia vietnamensis, Camellia indochinensis… (Trần Ninh và cs 2010)[9].
- Từ năm 1990 đến 1998 nhiều cuộc khảo sát của các nhà nghiên cứu thuộc Viện điều tra quy hoạch rừng, Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật, Trường Đại học Lâm nghiệp. Trong các bảng danh lục có đề cập đến một số loài thuộc chi Camellia mà các nhà thực vật người Pháp đã thu được ở các vùng khác nhau trên lãnh thổ Việt Nam.
Đỗ Đình Tiến (2000) đã thử nghiệm nhân giống bằng hom loài Trà hoa vàng Tam Đảo (Camellia petelotii). Kết quả cho thấy: So các chất điều tiết sinh trưởng, thuốc thương phẩm Stricker, IBA 1% và IAA 500ppm thì thuốc Stricker là có hiệu quả cao với tỷ lệ ra rễ đạt 83,3%, trong khi đó IBA và IAA thì chỉ đạt 76,6%. IAA nồng độ 1000ppm và IBA nồng độ 1,5% là công thức cho tỷ lệ ra rễ cao trong các công thức thí nghiệm. Mùa giâm hom thích hợp nhất cho loài Trà hoa vàng Tam Đảo là từ tháng 5 đến tháng 7 với tỷ lệ ra rễ đạt tới 90% (Đỗ Đình Tiến 2000)[11].
Đinh Thị Lê (2008) khi nghiên cứu về trà hoa vàng đã có thu được các kết quả như sau: chất ABT1 ở nồng độ 50ppm là công thức có hiệu quả cao trong công tác nhân giống loài Trà hoa vàng Ba Vì, tuy nhiên đối với Trà hoa vàng Sơn Động thì hai loại chất là IAA và NAA ở các nồng độ 50ppm, 100ppm và 200ppm đều tốt hơn các công thức còn lại và hiệu quả giâm hom vào mùa khô có hiệu quả cao hơn rõ rệt so với mùa mưa( Nguyễn Hiền 2011)[5].
Nguyễn Thu Phương (2011) khi nghiên cứu về giâm hom trà hoa vàng tam đảo đã thu được kết quả: Sử dụng chất điều hòa sinh trưởng IBA nồng độ 100ppm và NAA nồng độ 100ppm cho khả năng tạo cây con từ hom cành của Trà hoa vàng Tam Đảo - Vĩnh Phúc đạt hiệu quả cao ( Nguyễn Thu Phương 2011)[10].
19
Theo Ngô Quang Đê (2001), thống kê chưa đầy đủ hiện nay có khoảng 196 loài chè, chia làm 4 á chi và nhiều chủng, biến chủng. ở miền Bắc có chủ yếu 26 loài chè. Trong những năm gần đây nhiều người nước ngoài (Úc, Pháp, Anh, Nhật…), tới Việt Nam để nghiên cứu, tìm hiểu về các giống, đặc biệt là chè Hoa vàng. Việt Nam cũng tìm thấy chè Hoa vàng vào những năm 1992. Chè hoa vàng phân bố chủ yếu ở vùng á nhiệt đới, nóng ẩm và có mùa đông, rất thích hợp với miền Bắc và Đà Lạt, có thể trồng được trên nhiều loại đất, trong đó đất tơi xốp, thoát nước, đất chua có độ pH từ 4,5 – 5,5 là thích hợp nhất. Chè hoa vàng đang là loài quý hiếm, chưa nơi nào trồng với diện tích lớn. Một số loài không có nhị (bạch chè) nên không có quả. Vì vậy phương pháp nhân giống chủ yếu hiện nay là nhân giống vô tính (chiết, ghép, giâm hom, cấy mô), trong đó cách giâm hom là đơn giản nhất, với tỷ lệ cây sống cao.
Kỹ thuật nhân giống: chọn cây mẹ khỏe mạnh, không bị sâu bệnh, cành không mang hoa và nụ, cắt cành bánh tẻ (một phần hóa gỗ) để làm hom giống.
Chuẩn bị đất giâm hom: Tốt nhất là cát sông đãi bỏ sỏi và tạp chất, đem phơi khô để diệt khuẩn và hạn chế sâu bệnh. Cát cho vào khay hoặc chậu, có lỗ thoát nước dưới đáy, nếu nhiều thì có thể làm luống, cán phẳng rồi phun nước cho ẩm. Dùng kéo thật sắc để cắt hom, tránh giập vỏ, mỗi hom dài từ 5 – 7 cm, tối thiểu có 3 – 4 mắt. Hom cắt xong nhúng vào dung dịch kích thích ra rễ như IBA, từ 1 – 2 giờ rồi giâm. Khi cắm hom dùng que nhỏ chọc lỗ, tay kia cắm hom, cắm xong dùng ngón tay ấn chặt xung quanh gốc hom, mỗi hom cách nhau từ 2 – 3 cm, cắm xong tưới luôn nước để giữ ẩm (Ngô Quang Đê, Lê Thanh Sơn, Đinh Thị Lê, 2008) [3].
Chăm sóc: Cần làm giàn che cho vườn giâm hom với ánh sáng khoảng 70 – 80%; nhiệt độ tốt nhất để hom ra rễ là 25 – 30oC. Tưới nước bằng hệ thống phun sương để giữ ẩm. Hom ra rễ được cắm vào bầu đất xếp trong giàn
20
che và tưới nước mỗi ngày một, hai lần. Nếu giâm hom đúng thời vụ, có giàn che tốt, thì việc chăm sóc chủ yếu là tưới nước, giữ ẩm hợp lý và tỷ lệ sống của cây con rất cao. Chè là cây thường xanh, không có thời gian ngủ (ngừng sinh trưởng) rõ rệt. Trong một năm có: thời kỳ sinh trưởng là mùa Xuân Hạ (từ tháng 2 – 5); thời kỳ tích lũy vật chất cho giai đoạn phát triển của nụ và quả là hạ thu (thường từ tháng 5 – 10); thời kỳ ra hoa vào cuối thu đến đầu Xuân. Cây chè ở các giai đoạn phát triển đều cần được chăm sóc chu đáo. Thời kỳ sinh trưởng cần nhiều đạm và kali, thời kỳ nụ và quả cần lân và kali. Chè hoa cũng có thể giâm bằng lá cho ra rễ, song thời gian từ lúc ra rễ đến lúc ra ngọn non kéo dài hơn. Phổ biến vẫn là giâm cành.
Các nghiên cứu về nhân giống loài trà hoa vàng cho tới nay vẫn còn hạn chế. Vì vậy, với mong ước được đóng góp một phần nhỏ nhằm hoàn thiện quy trình kỹ thuật giâm hom cho các loài cây nói chung và Trà hoa vàng nói riêng, nhân giống bằng hom cho Trà hoa vàng là một trong các loài trà quý hiếm, có rất nhiều tác dụng, đang được các nước trên thế giới đặc biệt quan tâm. Hướng nghiên cứu của đề tài nhằm cung cấp thêm những thông tin, số liệu nghiên cứu về giâm hom cho loài cây quý này để làm cơ sở khoa học cho việc bảo tồn nguồn gen quý. Đồng thời đề tài bước đầu tiến hành nghiên cứu ảnh hưởng của 1 số chất điều hòa đến sinh trưởng của trà hoa vàng trong giai đoạn vườn ươm.