Kết quả nghiên cứu về ảnh hưởng của chất kích thích ra rễ đến tỷ lệ sống của

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu ảnh hưởng của một số chất điều hòa sinh trưởng đến khả năng nhân giống trà hoa vàng bằng phương pháp giâm cành tại yên bái (Trang 37 - 39)

3. Ý nghĩa của đề tài

4.1. Kết quả nghiên cứu về ảnh hưởng của chất kích thích ra rễ đến tỷ lệ sống của

của hom giâm cây Trà hoa vàng

Việc sử dụng chất điều hòa sinh trưởng thích hợp được đánh giá là nhân tố quan trọng nhất trong sự thành bại của công tác giâm hom. Tuy nhiên, mỗi loài cây chỉ phù hợp với một loại hóa chất ở một nồng độ nhất định, thậm chí cùng loại hóa chất và nồng độ nhưng phương pháp và thời gian xử lý cũng phải khác nhau mới mang lại hiệu quả cao cho sản xuất.

Chính vì vậy mà đề tài đã tiến hành nghiên cứu ảnh hưởng của các chất điều hòa sinh trưởng khác nhau bao gồm: IBA, N3M, Bimix đều ở nồng độ 100ppm và không thêm chất điều hòa sinh trưởng cho loài Trà hoa vàng.

Bảng 4.1: Tỷ lệ sống của hom cây Trà Hoa Vàng của các công thức thí nghiệm theo định kì theo dõi

Công thức Số hom thí nghiệm

Thời gian theo dõi

30 ngày 60 ngày 90 ngày 120 ngày

Số hom sống Tỷ lệ (%) Số hom sống Tỷ lệ (%) Số hom sống Tỷ lệ (%) Số hom sống Tỷ lệ (%) CT1 90 46 51,1c 42 46,7c 34 37,7b 26 28,9c CT2 90 75 83,3a 69 76,7a 62 68,9a 54 60,0a CT3 90 64 71,1b 59 65,6b 54 60,0a 47 52,2b CT4 90 66 73,3b 61 67,8b 56 62,2a 50 55,6b P - - <0,05 - <0,05 - <0,05 - <0,05 CV(%) - - 2,88 - 2,86 - 8,47 - 3,91 LSD.05 - - 4,02 - 3,67 - 9,69 - 3,84

29

Qua bảng 4.1 ta có thể thấy tỷ lệ hom sống cao nhất ở công thức 2 sau 30 ngày tiến hành giâm hom, tỷ lệ hom sống của các công thức đều đạt công thức sau 30 ngày giâm sau đó giảm dần. Trà hoa vàng là loại cây thân bụi có khả năng sinh trưởng tốt mặc dù chưa mọc rễ nhưng cây có thể sinh trưởng trong 1 khoảng thời gian nhất định sau đó mới ngừng sinh trưởng. Trà hoa vàng ở Yên Bái là cây hơi khó sống cho tỷ lệ sống của cây cụ thể:

Sau 30 ngày, tỉ lệ sống của Trà hoa vàng ở các CTTN đều cao hơn CT/ đối chứng ( không sử dụng chất ĐHST) chắc chắn ở mức độ tin cậy 95%.

Tỷ lệ sống của Trà hoa vàng các CTTN dao động từ 71,1-83,3%. Trong đó tỷ lệ sống của Trà hoa vàng ở CT2 là cao nhất( đạt 83,3%) và cao hơn tỉ lệ sống ở CT3 và CT4 chắc chắn ở mức độ tin cậy 95%.

Tỷ lệ sống của Trà hoa vàng ở CT3 với CT4 không có sự sai khác khi so sánh Duncan.

Sau 60 ngày, tỉ lệ sống của Trà hoa vàng ở các CTTN đều cao hơn CT/ đối chứng ( không sử dụng chất ĐHST) chắc chắn ở mức độ tin cậy 95%.

Tỷ lệ sống của Trà hoa vàng các CTTN dao động từ 65,6-76,7%. Trong đó tỷ lệ sống của Trà hoa vàng ở CT2 là cao nhất( đạt 76,7%) và cao hơn tỉ lệ sống ở CT3 và CT4 chắc chắn ở mức độ tin cậy 95%.

Tỷ lệ sống của Trà hoa vàng ở CT3 với CT4 không có sự sai khác khi so sánh Duncan.

Sau 90 ngày, tỉ lệ sống của Trà hoa vàng ở các CTTN đều cao hơn CT/ đối chứng ( không sử dụng chất ĐHST) chắc chắn ở mức độ tin cậy 95%.

Tỷ lệ sống của Trà hoa vàng các CTTN dao động từ 60-68,9%. Trong đó tỷ lệ sống của Trà hoa vàng ở CT2 là cao nhất( đạt 68,9%) và cao hơn tỉ lệ sống ở CT3 và CT4 chắc chắn ở mức độ tin cậy 95%.

30

Tỷ lệ sống của Trà hoa vàng ở CT3 với CT4 không có sự sai khác khi so sánh Duncan.

Sau 120 ngày, tỉ lệ sống của Trà hoa vàng ở các CTTN đều cao hơn CT/ đối chứng ( không sử dụng chất ĐHST) chắc chắn ở mức độ tin cậy 95%. Tỷ lệ sống của Trà hoa vàng các CTTN dao động từ 52,2-60%. Trong đó tỷ lệ sống của Trà hoa vàng ở CT2 là cao nhất( đạt 60%) và cao hơn tỉ lệ sống ở CT3 và CT4 chắc chắn ở mức độ tin cậy 95%.

Tỷ lệ sống của Trà hoa vàng ở CT3 với CT4 không có sự sai khác khi so sánh Duncan.

Hình 4.1 Biểu đồ biểu diễn tỷ lệ sống của hom trà hoa vàng qua các công thức thí nghiệm.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu ảnh hưởng của một số chất điều hòa sinh trưởng đến khả năng nhân giống trà hoa vàng bằng phương pháp giâm cành tại yên bái (Trang 37 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(80 trang)