Kết quả nghiên cứu cứu khả năng ra rễcủa một số giống lúa Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu khả năng tái sinh in vitro và tiếp nhận gen của một số giống lúa việt nam (JO2, bắc thơm 07, LP5, khang dân, bao thai) (Trang 49 - 55)

Bộ rễ của một số giống lúa Việt Nam được theo dõi trên nền môi trường N6 bổ sung: 1 ml/l Kinetin + đường glucose 30g/l + agar 6g/l, pH = 5,6 – 5,8. Bổ sung nồng độ các chất, thí nghiệm đã phần nào lý giải rõ ràng hơn về khả năng hình thành bộ rễ của giống khá tích cực khi mà chất lượng bộ rễ được ghi nhận rất tốt và khả quan. Trong khuôn khổ của đề tài này, chúng tôi nhận thấy hiệu qủa của giống trong giai đoạn hình thành rễ khi đã tạo cây nhân nhanh và chuyển sang môi trường lý tưởng để kích thích khả năng tạo cây mạnh mẽ và khỏe hơn trong quá trình nuôi cấy các mẫu rễ biệt hóa và phân hóa số lượng rễ có mối quan hệ chằng chịt nhau. Kết quả thí nghiệm được trình bày thể hiện rõ ràng, chi tiết trong bảng kết quả thí nghiệm 4.4 và hình 4.4.

Bảng 4.4. Kết quả nghiên cứu khả năng ra rễ của một số giống lúa Việt Nam.

Giống Số mẫu Thời gian Mẫu chết Mẫu tạo Tỷ lệ tạo rễ trung bình tạo rễ trung bình rễ trung bình

(hạt) trung bình (hạt) trung bình (%) (ngày) (hạt)

JO2 150 5,4 4 146a 97,33 Bắc thơm 07 150 6,57 9,7 140,3b 93,53 LP5 150 10,83 34,3 115,7e 77,13 Khang dân 150 8,1 29 121d 80,67 Bao thai 150 7,7 23,3 126,7c 84,47 LSD.05 2,49 8,34 1,29 CV% 0,36 0,59 0,3

(a, b, c, d và e là các nhóm khác nhau có ý nghĩa theo phương pháp phân tích one-way ANOVA của Tukey HSD, mức ý nghĩa α=0,05)

Kết quả nghiên cứu trong bảng 4.4 cho thấy: Với giá trị LSD0.5 = 0,3 và CV% = 1,29 thì các công thức thí nghiệm có ý ngĩa và ở mức độ tin cậy cao là 95%. Kết quả phân tích ANOVA (Bảng 4.4) cho thấy khả năng hình thành tạo rễ bị ảnh hưởng ít nhiều bởi giống (bản chất di truyền). Kết quả phân tích biến sai của yếu tố giống cho thấy giá trị F = 176,87 lớn hơn rất nhiều lần Fcrit = 3,48 chứng tỏ một lần nữa sự sai khác về tỷ lệ tạo rễ bị ảnh hưởng bởi yếu tố bộ giống, chứng tỏ bản chất di truyền có bị ảnh hưởng ít nhiều đến việc tạo rễ của từng giống lúa, có giống lúa có khả năng tạo rễcao từ 77% đến 98% (JO2 97,33%, Bắc thơm 07 93,53%, Bao thai 84,47%, Khang dân 80,67%, LP5 77,13%) là bản chất và có ý nghĩa thống kê.

A

B

D

C

Hình 4.4. Kết quả nghiên cứu cứu khả năng ra rễ của giống lúaJO2.

(A,B,C,D,E là chất lượng mẫu theo thứ tự tạo rễ tốt giảm dần)

4.5 Kết quả nghiên cứu Nghiên cứu khả năng tạo cây hoàn chỉnh của một số giống lúa Việt Nam.

Các giống lúa Việt Nam cho kết quả từ các nghiên cứu ban đầu được theo dõi trong giai đoạn tạo cây hoàn chỉnh này để ghi nhận khả năng sống sót sinh trưởng và phát triển của bộ giống, chúng tôi nhận thấy phạm vi của mức độ tạo thành cây hoàn chỉnh là tương đối tốt, đáp ứng các chỉ tiêu và phù hợp với tiến độ của thí nghiệm. Một lần nữa kết quả về giống (bản chất di truyền) đã phần nào được hé lộ. Các mẫu giống lúa Việt Nam đã phát triển tạo thành bộ rễ được đặt vào môi trường N6 + 30 g/l đường glucose, 6g/l agar, pH= 5,6 - 5,8 để đánh giá khả năng thích nghi trong điều kiện chỉ bổ sung thành phần khoáng đa lượng và vi lượng, đảm bảo các chỉ tiêu theo dõi và đánh giá. Kết quả được trình bày, thể hiện rõ ràng và chi tiết trong bảng thí nghiệm 4.5, hình 4.5.

Bảng 4.5. Kết quả nghiên cứu khả năng tạo cây hoàn chỉnh của một số giống lúa Việt Nam.

Giống Số mẫu Thời gian Mẫu chết Mẫu tạo Tỷ lệ tạo cây trung bình tạo cây trung bình cây trung bình

(hạt) trung bình (hạt) trung bình (%) (ngày) (hạt) JO2 150 8,47 16 134a 89,33 Bắc thơm 07 150 8,4 26 122b 82,67 LP5 150 12,4 62,3 87,7e 58,44 Khang dân 150 11,03 53,3 96,9d 64,44 Bao thai 150 11,37 39,3 110,7c 73,78 LSD.05 2,94 7,61 2,71 CV% 0,55 0,68 0,54

(a, b, c, d và e là các nhóm khác nhau có ý nghĩa theo phương pháp phân tích one-way ANOVA của Tukey HSD, mức ý nghĩa α=0,05)

Kết quả nghiên cứu ở bảng 4.5 cho thấy: Với giá trị LSD0.5 = 0,54 và CV% = 2,71 thì các công thức thí nghiệm có ý ngĩa và ở mức độ tin cậy cao là 95%. Kết quả phân tích ANOVA (Bảng 4.5) cho thấy khả năng hình thành tạo cây hoàn chỉnh bị ảnh hưởng ít nhiều bởi giống (bản chất di truyền). Kết quả phân tích biến sai của yếu tố giống cho thấy giá trị F = 120,6 lớn hơn rất nhiều lần Fcrit = 3,48 chứng tỏ một lần nữa sự sai khác về tỷ lệ tạo cây hoàn chỉnh bị ảnh hưởng bởi yếu tố bộ giống, chứng tỏ bản chất di truyền có bị ảnh hưởng ít nhiều đến việc tạo cây hoàn chỉnh của từng giống lúa, có giống lúa có khả năng tạo cây hoàn chỉnh cao (trên

85%) nhưng cũng có giống lúa có khả năng tạo cây hoàn chỉnhcao trên 50% (JO2 89,33%, Bắc thơm 07 82,67%, Bao thai 73,78%, Khang dân 64,44%, LP5 58,44%) là bản chất và có ý nghĩa trong thống kê.

A C Hình 4.5. Kết quả nghiên cứu khả

năng tạo cây

hoàn chỉnhcủa giống lúa JO2 (A,B,C,D,E là chất lượng mẫu theo thứ tự tạo cây

hoàn chỉnh tốt giảm dần)

B

D

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu khả năng tái sinh in vitro và tiếp nhận gen của một số giống lúa việt nam (JO2, bắc thơm 07, LP5, khang dân, bao thai) (Trang 49 - 55)