Những hạn chế, tồn tại

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tình hình thực hiện và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về đất đai tại địa bàn thành phố huế (Trang 78)

3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn

3.4.1. Những hạn chế, tồn tại

Trong những năm qua, được sự quan tâm, chỉđạo củaĐảng, Nhà nước và các cấp chính quyền tỉnh, hệ thống các cơ quan Thanh tra trên toàn quốcđã có nhiều nỗ lực trong việc giải quyết khiếu nại, tố cáo, tranh chấp về đất đai của công dân, giải quyếtđược khốilượng lớnđơnthư khiếu tố của công dân, góp phầnổnđịnh tình hình

chính trị, giữ vững trật tự an toàn xã hội trên địa bàn. Tuy vậy, việc giải quyết khiếu nại, tố cáo, tranh chấp vềđấtđai vẫn tồn tại những hạn chế sau:

- Về lãnh đạo, chỉđạo

Cấp uỷ, chính quyền đôi lúc còn coi nhẹ công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân, chưa huy độngđược vai trò của các tổ chức quần chúng, chưa phát hiện giải quyết kịp thời, có nơi có biểu hiện đùn đẩy trách nhiệm, thiếu thống nhất, tập trung, chú trọng vào vấnđề phát triển kinh tế củađịa phương, chưa quan tâm đầyđủ đến vấnđề xã hội phát sinh từ vấnđề thu hồiđấtnhư: tái địnhcư,đời sống, việc làm, nghề nghiệp…

Việc thực hiện không đúng các quy định của chính sách pháp luật vềđấtđai và giải quyếtchưa phù hợp với chính sách pháp luật các tranh chấp, khiếu nại vềđấtđai thời gian qua vẫn còn chiếm sốlượng nhiều ở các cấp là 54%, cấp tỉnh giải quyếtchưa phù hợp với chính sách pháp luật khoảng 20%. Các quyếtđịnh giải quyết đã có hiệu lực pháp luậtnhưng chậmđược thi hành.

Công tác hòa giảiở cấpcơ sởchưađược quan tâm đúng mức, nhiềuđịaphương không bố trí cán bộ có đủnăng lực, phẩm chất, kinh nghiệmđảm nhiệm công việc này nên việc hòa giảiđạt hiệu quảchưa cao. Đội ngũ cán bộ làm công tác giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo vềđấtđai còn yếu kém vềnăng lực.

Việc giải quyếtđơn thư khiếu nại, tố cáo, tranh chấpđấtđai còn mang nặng về mệnh lệnh hành chính, nhiều quyếtđịnh giải quyếtchưa thấu tình đạt lý.

Việc tổ chức thực hiện quyếtđịnh giải quyếtđã có hiệu lực pháp luật còn thiếu kiên quyết, dẫnđến vụ việc không được giải quyết dứtđiểm, khiếu kiện kéo dài.

Hình thứcvăn bản giải quyết một số vụ việcchưa bảođảm theo quy định của pháp luậtnhư việc ban hành công văn, thông báo... để thay thế quyết định giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo vềđấtđai.

- Về phân công trách nhiệm quản lý và tham mưu giải quyết

Lựclượng trực tiếp giúp cấp có thẩm quyền giải quyết khiếu nại, tố cáo, tranh chấp về đấtđaichưa được phân công nhiệm vụ rành mạch. Việc phân công thực hiện nhiệm vụ tham mưu cho Uỷ ban nhân dân các cấp giải quyết các khiếu nại, tranh chấp vềđấtđai cũng không thống nhất:ở cấp tỉnh có vụ việc giao cho Thanh tra tỉnh, có vụ việc giao cho Sở Tài nguyên và Môi trường; ở cấp huyện có nơi giao cho Thanh tra huyện, có nơi giao cho Phòng Tài nguyên và Môi trường.

Tình trạng nêu trên đã tăng thêm khó khăn trong việc giải quyết tranh chấp, khiếu nại vềđất đai của công dân và lúng túng trong việc xác định thẩm quyền tham mưu giải quyết.

- Về công tác quản lý đấtđai

Những tồn tại do lịch sử để lại như trưng dụng, trưng thu, trưng mua, thu hồiđất chưa có quyếtđịnh, chưa bồi thường hoặc đã bồi thườngnhưng không còn lưu hồsơ chứng cứ. Công tác kiểm kê trước khi trưng dụng, trưng thu, trưng mua, thu hồi đất không được thực hiện hoặc được thực hiện thì cũng sơ sài, không còn lưu sổ sách.

Việc thực hiện không triệtđể các quy định của pháp luậtđấtđaiở các cấp làm cho hồ sơđịa chính không đồng bộ, sổ sách, bảnđồ,tư liệu thiếu;trướcđây, việc ban hành các văn bản về quy hoạch đấtđai chậm, thiếu các văn bản về hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc, xử lý vi phạm dẫnđến công tác quản lý đấtđai và giải quyết khiếu nại, tố cáo, tranh chấp vềđấtđai gặp nhiều khó khăn.

Công tác lưu trữ tư liệu hồ sơđịa chính chưa tốt nên việc tra cứu gặp nhiều khó khăn.

Công tác quản lý đấtđai ở một số nơichưa được quan tâm đúng mức, đối với cấp huyện, xã là nơi trực tiếp vớingười dân thì trình độ,năng lực cán bộ còn hạn chế, cơ cấu, tổ chức hay bị thay đổi.

- Về chính sách, pháp luật

LuậtĐấtđai 2013 có hiệu lực thi hành, đã quy định thanh tra, giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về đất đai từ Điều 210 đến Điều 209. Tuy nhiên, người dân đôi lúc chưa nắm rõ hết luật như nội dung khiếu nại, thời hiệu khiếu nại, thẩm quyền giải quyết khiếu nại nên dẫn đến một số đơn thư không đúng quy định pháp luật không giải quyếtđược gây bức xúc trong dân.

- Về phía ngườiđi khiếu kiện

+ Nhiều vụ việc tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về đấtđai mặc dù các cấp, các ngành ở Trung ương và địa phương đã nỗ lực cố gắng vận dụng chính sách giải quyết có lý, có tình, phù hợp với tình hình thực tế và đúng với quy định của pháp luật, đã được đối thoại trực tiếp nhiều lần nhưng do nhiều động cơ khác nhau người khiếu nại vẫn cố tình đeo bám, khiếu kiện và làm cho tình hình trở nên phức tạphơn.

+ Một số đối tượng đi khiếu nại có hành vi vượt quá giới hạn, vi phạm pháp luật, lợi dụng quyền khiếu nại, tố cáo đã có hành vi quá khích gây mất trật tự an toàn công cộng, ảnh hưởng đến công tác và hoạt động bình thường của các cơ quan nhà nước và tình trạngngười khiếu nại gửiđơn tràn lan, vượt cấpđếnnơi không có thẩm quyền giải quyết vẫn diễn ra phổ biến.

3.4.2. Những giải pháp nhằm hạn chế tình trạng khiếu nại, tố cáo, tranh chấp về đất đai của công dân

Khiếu nại, tố cáo, tranh chấp đất đai là vấn đề rất nóng bỏng, đã và đang phát sinh nhiều vụ việc rất phức tạp nhưng tổ chức và cơ chế giải quyết khiếu nại, tố cáo tranh chấp còn chưa hợp lý và tồn tại nhiều bất cập so với yêu cầu thực tế.

Để hạn chế tranh chấp đất đai và nâng cao hiệu quả của công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo, tranh chấp đất đai trên địa bàn thành phố Huế cần có những giải pháp, cụ thể:

a. Đối với chính quyền địa phương và cơ quan chuyên môn

Nhằm khắc phục những tồn tại nêu trên, trong thời gian đến các cấp cơ quan có thẩm quyền nói chung và UBND Thành phố Huế nói riêng cần quan tâm thực hiện các giải pháp cụ thể sau:

- Củng cố lực lượng làm công tác thanh tra đất đai từ phường đến thành phố; - Tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật bằng nhiều hình thức đến tận người dân nhằm nâng cao nhận thưc về pháp luật nói chung, pháp luật đất đai nói riêng.

- Thường xuyên tổ chức tập huấn chuyên môn nghiệp vụ thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, tranh chấp về đất đai cho cán bộ cơ sở.

- Duy trì công tác tiếp dân và đối thoại trực tiếp giúp người dân hiểu rõ hơn các quy định của pháp luật nhằm hạn chế khiếu nại, tranh chấp không đúng quy định.

- Xác định công tác tiếp dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo là nhiệm vụ chính trị thường xuyên của tập thể cán bộ công chức thanh tra Tài nguyên và Môi trường, giải quyết kịp thời những vụ việc tố cáo tồn đọng kéo dài. Các sự việc khiếu nại đông người, phức tạp cần tập trung chỉ đạo giải quyết ngay từ cơ sở không để phát sinh thành điểm nóng, đồng thời tổ chức thực hiện tốt các quyết định giải quyết khiếu nại, tố cáo đã có hiệu lực pháp luật.

- Sắp xếp, phân công từng thành viên, định hướng giải quyết công việc khoa học, nhanh gọn, đúng pháp luật nhằm đáp ứng yêu cầu, đảm bảo thời gian trong công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo, tranh chấp đất đai. Tranh thủ sự quan tâm, chỉ đạo của cấp ủy, lãnh đạo các Sở đối với các vụ việc phức tạp.

- Cán bộ, công chức Thanh tra năng động hơn nữa trong việc thi hành công vụ, chủ động nghiên cứu các văn bản pháp luật liên quan đến lĩnh vực tài nguyên và môi trường. Duy trì và phát huy tốt mối quan hệ phối hợp không chỉ đối với các phòng, ban mà còn cả đối với UBND cấp phường.

- Đối với cán bộ trực tiếp thụ lý hồ sơ phải chịu khó, trung thực, am hiểu, phải chủ động trong tham mưu giải quyết hồ sơ từ khâu ban đầu đến khi xác minh vụ việc với lãnh đạo, tránh đùn đẩy trách nhiệm, bàng quan trong giải quyết công việc.

- Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra trong công tác quản lý nhà nước về lĩnh vực tài nguyên và môi trường tại các địa phương, tham mưu cấp có thẩm quyền xử lý nghiêm minh, đúng pháp luật những cơ quan, đơn vị, công dân vi phạm pháp luật Tài nguyên và Môi trường.

- Hàng năm phải có hội nghị đánh giá công tác thanh tra, giải quyết đơn thư, phê bình các đơn vị, địa phương yếu kém đồng thời khen thưởng các cá nhân, tập thể có nhiều thành tích trong công tác này.

Cùng với việc giải quyết tốt đơn thư khiếu nại, tố cáo, cán bộ công chức, viên chức thành phố Huế tiếp tục cải cách lề lối làm việc, có phương hướng giải pháp hữu hiệu và khả thi nhằm mục đích góp phần đưa công tác quản lý nhà nước về tài nguyên và môi trường ở địa phương ngày càng đi vào kỉ cương, nề nếp phục vụ tốt các nhu cầu của nhân dân.

b. Đối với người sử dụngđất

Điều quan trọng và cần thiết là mỗi cá nhân cần có sự hiểu biết nhất định về các chính sách pháp luật,… để tránh tình trạng khiếu kiện, khởi kiện sai quy định của pháp luật. Chấp hành tốt mọi chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước và chính quyền địa phương. Phải báo cho các cấp có thẩm quyền những sai phạm và những trường hợp lấn chiếm đất đai để xử lý kịp thời.

- Thực hiện nghiêm túc những quyết định xử lý của các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền đã có hiệu lực, không được có những hành vi kích động gây mất trật tự công cộng.

- Đăng ký biến động đất đai khi có biến động về đất đai như: chuyển nhượng, thừa kế, cho thuê,…

- Không được lấn chiếm, xâm phạm đến quyền sử dụng đất của người khác. Nếu có phát sinh tranh chấp đất đai thì phải hợp tác với chính quyền địa phương giải quyết theo Luật định, tránh trường hợp khiếu kiện vượt cấp

- Xây dựng đời sống văn hoá mới trong khu dân cư, xây dựng tình làng nghĩa xóm thân thiết và bền vững, phát huy vai trò tích cực của các cá nhân, phấn đấu người văn hóa, nhà nhà văn hoá…

3.4.3. Những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả trong công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo, tranh chấp về đất đai.

Từ khi Luật đất đai năm 2013 ra đời, đánh dấu một sự đổi mới về đất đai. Từ đó, ban hành các quy định chặt chẽ hơn về tình hình sử dụng đất đai, cũng như nâng cao việc sử dụng đất. Bên cạnh đó, còn có những mặc hạn chế liên quan đến việc sử dụng đất. Việc thu hồi đất, nhất là đất nông nghiệp là công việc khó khăn, phức tạp, đặc biệt

khi đã nảy sinh khiếu kiện, đòi hỏi các cơ quan có thẩm quyền phải tiến hành hết sức thận trọng, bao gồm cả trước, trong quá trình thu hồi đất và kể cả những vấn đề hậu thu hồi đất. Mặc dù vậy, cần nhận thức rằng việc nảy sinh các khiếu kiện, thậm chí là khiếu kiện gay gắt trong quá trình thu hồi đất là điều không thể tránh khỏi và đòi hỏi ý thức trách nhiệm của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền để giải quyết tốt các khiếu nại, bảo đảm lợi ích của người dân góp phần giữ vững ổn định xã hội, điều kiện quan trọng cho sự phát triển đất nước. Tổng kết công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo cho thấy, tỷ lệ rất lớn các vụ khiếu nại, tố cáo xảy ra trong lĩnh vực đất đai, đặc biệt là thu hồi đất đai. Cùng với việc tiếp tục nghiên cứu hoàn thiện cơ chế chính sách pháp luật, xin nêu ra một số giải pháp trong quá trình tổ chức thực hiện để nâng cao hiệu quả giải quyết khiếu nại trong lĩnh vực này.

a. Một là, nâng cao chấtlượng giải quyết khiếu nại, giảm bớt khiếu nại tiếp

vềđấtđai

Cho đến nay, chưa thấy có nghiên cứu về chất lượng giải quyết khiếu nại nói chung và khiếu nại về đất đai, khiếu nại về thu hồi đất nói riêng, vì vậy khó có tiêu chí để bàn về vấn đề này. Tuy nhiên, một thực tế có thể coi là nghịch lý, các cơ quan có trách nhiệm đã cố gắng nhiều trong việc giải quyết, tỷ lệ các vụ việc được coi là “đã giải quyết” luôn đạt tỷ lệ rất cao, thường trên 80% những vụ việc thuộc thẩm quyền nhưng số vụ việc khiếu nại về đất đai không có chiều hướng giảm mà lại tăng lên không ngừng. Điều đó có thể lý giải bởi tình trạng tiếp khiếu nại. Nói cách khác, dù vụ việc khiếu nại đã được cấp có thẩm quyền giải quyết nhưng nó không được chấm dứt mà người khiếu nại tiếp tục khiếu nại đến cấp cao hơn. Điều này cho thấy chất lượng và hiệu quả giải quyết khiếu nại còn chưa “bền vững” hay nói cách khác chất lượng giải quyết không cao. Vậy thì một tiêu chí quan trọng đánh giá chất lượng của giải quyết khiếu nại nói chung và giải quyết khiếu nại về đất đai nói riêng là tỷ lệ các vụ việc tiếp khiếu trong số các vụ việc được coi là “đã được giải quyết”. Nguyên nhân của tình trạng này có nhiều trong đó có việc người có thẩm quyền, do sức ép về trách nhiệm giải quyết, đã chỉ quan tâm đến ban hành quyết định giải quyết theo đúng trình tự, thủ tục, thời hạn luật định mà chưa quan tâm nhiều đến hiệu quả của việc giải quyết, chưa quan tâm đến phương án giải quyết của mình có khả thi hay không? Có được người khiếu nại chấp nhận hay không? Chưa quan tâm đến việc tìm ra sự đồng thuận giữa các bên trong tranh chấp. Đặc biệt là chưa cố gắng thuyết phục người khiếu nại chấp nhận phương án giải quyết của chính mình. Nói một cách tiêu cực là giải quyết cho “xong chuyện”, cho hết trách nhiệm. Đây chính là vấn đề cần quan tâm và có biện pháp nâng cao trách nhiệm của người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại đối với quyết định giải quyết thuộc thẩm quyền của mình. Đây cũng phải coi là một trong những tiêu chí đánh giá hiệu quả của công tác giải quyết khiếu nại trong khi tiến hành thanh tra trách nhiệm giải quyết khiếu nại hành chính nói chung và đất đai nói riêng.

b. Hai là, tăng cườngđối thoại trong quá trình giải quyết khiếu nại về thu hồiđất

Đối thoại là khâu vô cùng quan trọng trong giải quyết khiếu nại, đặc biệt là khiếu nại về thu hồi đất đai. Khi xảy ra khiếu nại tức là đã hiện hữu một mâu thuẫn cần giải quyết. Trong việc giải quyết tất cả các mâu thuẫn thì đối thoại luôn là điều quan trọng. Đối thoại trước hết mang lại cho những người liên quan có được đầy đủ thông tin từ nhiều phía về vụ việc có tranh chấp. Đối thoại còn là cơ hội để các bên trong tranh chấp “thuyết phục” lẫn nhau bằng lý lẽ của mình và cuối cùng đối thoại giúp tìm ra một giải pháp có tính đồng thuận, một kết cục ít tốn kém nhất và bảo đảm hiệu lực thi hành của

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tình hình thực hiện và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về đất đai tại địa bàn thành phố huế (Trang 78)