của cây Trà hoa vàng và bệnh thán thư.
* Đất làm thí nghiệm
Khu đất thí nghiệm có hàm lượng dinh dưỡng trung bình, độ chua trung tính. Đất có tầng đất dày có chế độ thấm nước và thoát nước tốt, nhiều mùn, tơi xốp, đủ nước, nhiệt độ, không khí điều hoà thuận lợi cho các quá trình lý hoá xảy ra trong đất. Địa hình thí nghiệm tương đối đồng đều, ít bị tác động bởi các điều kiện ngoại cảnh bất thuận.
Thí nghiệm được bố trí theo khối ngẫu nhiên hoàn chỉnh, gồm 4 công thức phân bón, diện tích mỗi ô thí nghiệm là 120 m2 (10m × 12m), mỗi ô thí nghiệm có 30 cây, mỗi công thức thí nghiệm lặp lại 3 lần, tổng diện tích thí nghiệm là 1500 m2. Các công thức thí nghiệm bao gồm như sau:
- Công thức 1 (đối chứng): 750 kg phân chuồng + 500 kg NPK (1)/ ha
(Bón theo người dân)
- Công thức 2: 1250 kg phân dynamic organic (2) + 500 kg NPK (1)/ha
- Công thức 3: 1250 kg phân dynamic organic (2) + 500 kg NPK (1) +
500 kg super humic (3)/ha
- Công thức 4: 1250 kg phân dynamic organic (2) + 500 kg NPK (1) +
500 kg super humic (3)+625 lit diệp lục tố (4)/ha Ghi chú:
(1): Supe Lân Lâm Thao 16:16:8
(2): Công ty Nhật Bản sản xuất, thành phần chủ yếu là N, P, K, Total organic, C, Ca, S,...
(3): Công ty CP Đầu tư Hợp Trí sản xuất, thành phần chủ yếu là acid Humic
(4): Viện BVTV sản xuất, thành phần chủ yếu là Bo, Ca, Mg,.. và một số thành phần vi lượng
- Cụ thể
Công thức 1(đối chứng): 750 kg phân chuồng + 500 kg NPK cho 1 ha. Do vậy, cần 0,3 kg phân chuồng + 0,2 kg phân NPK cho 1 cây.
Công thức 2: 1250 kg phân dynamic organic + 250 kg NPK cho 1 ha . Do vậy, cần 0,5 kg phân dynamic organic + 0,1kg NPK cho 1 cây.
Công thức 3: 1250 kg phân dynamic organic + 250 kg NPK+ 250 kg
super humic cho 1 ha. Do vậy, cần 0,5 kg phân dynamic organic + 0,1 kg NPK + 0,1 kg super humic cho 1 cây.
Công thức 4: 1250 kg phân dynamic organic + 250 kg NPK + 250 kg super humic+625 lit diệp lục tố cho 1 ha. Do vậy, cần 0,5 kg phân dynamic organic + 0,1 kg NPK+ 0,1 kg super humic + 0,25 lit diệp lục tố cho 1 cây.
Các công thức phân bón thí nghiệm được bón vào đầu tháng 7 năm 2019 và đầu tháng 12 năm 2019.
Sơ đồ bố trí thí nghiệm
Nhắc lại 1 CT3 CT1 CT2 CT4
Nhắc lại 2 CT4 CT2 CT3 CT1
Nhắc lại 3 CT1 CT3 CT4 CT2
*Phương pháp điều tra: Việc điều tra được tiến hành theo phương pháp của Viện Bảo vệ thực vật (1997).
*Quy trình kỹ thuật trồng và chăm sóc: Quy chuẩn Quốc gia QCVN-01- 38:2010/BNNPTNT ngày 12/10/2010 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn về điều tra và phát hiện dịch hại trên cây trồng,
QCVN08927:2013/BNNPTNT và QCVN9228:2013/BNNPTNT dùng cho điều tra cây lâm nghiệp.
* Các chỉ tiêu nghiên cứu và phương pháp theo dõi
- Chỉ tiêu về sinh trưởng:
Chiều cao cây (cm): Đo từ gốc đến đỉnh sinh trưởng cao nhất. Lấy 5 điểm theo đường chéo góc trong ô thí nghiệm, mỗi điểm đo 1 cây cố định, số liệu cuối cùng là trung bình của các lần nhắc lại. Tiến hành đo 1 tháng/ lần, sau bón phân lần thứ nhất 30 ngày.
Đường kính gốc: Lấy 5 điểm theo đường chéo góc trong ô thí nghiệm, mỗi điểm đo 1 cây cố định, đo cách mặt đất 2cm. Số liệu cuối cùng là trung
bình của các lần nhắc lại. Tiến hành đo 1 tháng/ lần, sau bón phân lần thứ nhất 30 ngày.
Số mầm: Lấy 5 điểm theo đường chéo góc trong ô thí nghiệm, mỗi điểm lấy 1 cây cố định. Đếm trực tiếp số mầm mới mọc trên cây. Số liệu cuối cùng là trung bình của các lần nhắc lại.Tiến hành đếm số mầm 1 tháng/ lần, sau bón phân lần thứ nhất 30 ngày.
Số lá: Lấy 5 điểm theo đường chéo góc trong ô thí nghiệm, mỗi điểm lấy 1 cây cố định. Đếm trực tiếp số lá trên cây. Số liệu cuối cùng là trung bình của các lần nhắc lại. Tiến hành đếm số lá 1 tháng/ lần, sau bón phân lần thứ nhất 30 ngày.
- Chỉ tiêu theo dõi về tỷ lệ bệnh: Điều tra 5 điểm cố định trong 1 ô thí nghiệm trên lần nhắc lại, mỗi điểm lấy 20 lá cố định để theo dõi định kỳ 30 ngày 1 lần, trong khoảng thời gian 6 tháng. Việc tiến hành theo dõi sau bón phân 30 ngày.
Tỷ lệ bệnh được tính theo công thức: TLB (%) = 𝐴
𝐵 × 100
Trong đó: TLB (%): Tỷ lệ bệnh. A: Tổng số lá biểu hiện triệu chứng. B: Tổng số lá điều tra.
Với bệnh hại trên lá thì bệnh hại được phân cấp như sau: Cấp 1: ≤10% diện tích lá bị bệnh Cấp 2: ≥10-25% diện tích lá bị bệnh Cấp 3: ≥25-50% diện tích lá bị bệnh Cấp 4: ≥50-75% diện tích lá bị bệnh Cấp 5: >75% diện tích lá bị bệnh Chỉ số bệnh (%) = N 5
Trong đó: a cấp bệnh
n: số lá bị bệnh ở cấp tương ứng N: Tổng số lá điều tra
5: Cấp bệnh cao nhất