ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ, XÃHỘI CỦA TỈNH THỪA THIÊN HUẾ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu hiện trạng phân bố và kỹ thuật nhân giống phát triển nguồn gen loài cây quao (dolichandrone spathacea (l f ) k schum) tại tỉnh thừa thiên huế (Trang 28 - 34)

3. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN

3.1 ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ, XÃHỘI CỦA TỈNH THỪA THIÊN HUẾ

3.1.1.Điều kiện tự nhiên tỉnh Thừa Thiên Huế

3.1.1.1. Vị trí địa lý

Thừa Thiên Huế là một tỉnh ven biển nằm ở vùng Bắc Trung Bộ Việt Nam có tọa độ ở 16-16,8 Bắc và 107,8-108,2 Đông. Diện tích của tỉnh là 5.053,990 km², dân số theo kết quả điều tra tính đến năm 2012 là 1.115.523 người.

nh 3.1. Bản đồ hành chính tỉnh Thừa Thiên Huế

-Phía Bắc giáp tỉnh Quảng Trị. -Phía Nam giáp tỉnh Quảng Nam -Phía Đông giáp biển Đông

-Phía Tây giáp nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào.

3.1.1.2. Tọa độ

Tỉnh Thừa Thiên – Huế nằm ở duyên hải miền trung Việt Nam bao gồm phần đất liền và phần lãnh hải thuộc thềm lục địa biển Đông. Phần đất liền Thừa Thiên Huế có tọa độ địa lý như sau:

- Điểm cực Bắc: 16°44’30 vĩ Bắc và 107°23’48 kinh Đông tại thôn Giáp Tây, xã Điền Hương, huyện Phong Điền.

- Điểm cực Nam: 15°59’30 vĩ Bắc và 107°41’52 kinh Đông ở đỉnh núi cực nam, xã Thượng Nhật, huyện Nam Đông.

- Điểm cực Tây: 16°22’45 vĩ Bắc và 107°00’56 kinh Đông tại bản Paré, xã Hồng Thủy, huyện A Lưới.

- Điểm cực Đông: 16°13’18 vĩ Bắc và 108°12’57 kinh Đông tại bờ phía Đông đảo Sơn Chà, thị trấn Lăng Cô, huyện Phú Lộc.

3.1.1.3. Địa hình

Địa hình Thừa Thiên Huế có cấu tạo dạng bậc khá rõ rệt:

- Địa hình núi chiếm khoảng ¼ diện tích, từ biên giới Việt – Lào và kéo dài đến thành phố Đà Nẵng.

- Địa hình trung du chiếm khoảng ½ diện tích, độ cao phần lớn dưới 500 m, có đặc điểm chủ yếu là đỉnh rộng, sườn thoải và phần lớn là đồi bát úp..

- Đồng bằng Thừa Thiên Huế điển hình cho kiểu đồng bằng mài mòn, tích tụ, có cồn cát, đầm phá. Diện tích vùng đồng bằng chiếm khoảng 1.400 km2.

3.1.1.4. Đất đai

Thừa Thiên Huế có tổng diện tích tự nhiên là 503.320,53ha, trong đó diện tích đất khoảng 465.205 ha; hồ, ao, đầm, sông suối, núi đá là 37.125,53 ha. Đất đồi núi chiếm trên 3/4 tổng diện tích tự nhiên, còn đất đồng bằng duyên hải chỉ dưới 1/5 tổng diện tích tự nhiên của tỉnh.

Về phân loại, chủ yếu ở Thừa Thiên Huế có các nhóm và loại đất sau:

1. Nhóm cồn cát và đất cát biển (Arenosols) 2. Nhóm đất mặn (Salic Fluvisols)

3. Nhóm đất phèn (Thionic Fluvisols) 4. Nhóm đất phù sa (Fluvisols)

5. Đất lầy và than bùn (Gieysols and Histosols) 6. Nhóm đất xám bạc màu (Acrisols)

7. Nhóm đất đỏ vàng (Acrisols)

8. Nhóm đất thung lũng dốc tụ ( Dystric Gleysols ) 9. Nhóm đất mùn vàng đỏ trên núi (Humic Acrisols) 10. Đất xói mòn trơ sỏi đá ( Leptosols)

Là tỉnh có diện tích đất nhỏ (505.399 ha) nhưng đất đai đa dạng, được hình thành từ 10 nhóm đất khác nhau. Nhóm đất đỏ vàng có diện tích lớn nhất với 347.431ha, chiếm 68,7% tổng diện tích tự nhiên. Diện tích đất bằng bao gồm cả đất thung lũng do sản phẩm dốc tụ chỉ có 98.882 ha, chiếm 19,5% diện tích tự nhiên của tỉnh. Trong đó diện tích đất cần cải tạo bao gồm: đất cồn cát, bãi cát và đất cát biển; nhóm đất phèn ít và trung bình, mặn nhiều; nhóm đất mặn; nhóm đất phù sa úng nước, đất lầy và đất thung lũng do sản phẩm dốc tụ có đến 59.440 ha, chiếm 60% diện tích đất bằng. Diện tích đất phân bố ở địa hình dốc có 369.393 ha (kể cả đất sói mòn trơ sỏi đá).

3.1.1.5. Khí hậu, thời tiết

a) Nhiệt độ:

- Nhiệt độ trung bình: 25,2 độ C.

- Nhiệt độ cao nhất: 41,3 độ C

- Nhiệt độ thấp nhất: 10,2 độ C.

Nhiệt độ trung bình hàng năm vùng Thành phố Huế khoảng 24 độ C – 25 độ C.

- Mùa nóng: từ tháng 5 đến tháng 9, chịu ảnh hưởng cảu gió Tây Nam nên khô nóng, nhiệt độ cao. Nhiệt độ trung bình các tháng nóng là từ 27 độ C – 29 độ C , tháng nóng nhất (tháng 5, 6) nhiệt độ có thể lên tới 38 độ C – 40 độ C.

- Mùa lạnh: Từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau, chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc nên mưa nhiều, trời lạnh. Nhiệt độ trung bình về mùa lạnh ở vùng đồng bằng là 20 độ C – đến 22 độ C.

Về chế độ mưa, lượng mưa trung bình khoảng 2500mm/năm. Mùa mưa bắt đầu từ tháng 9 đến tháng 2 năm sau, tháng 11 có lượng mưa lớn nhất, chiếm tới 30% lượng mưa cả năm. Độ ẩm trung bình trong năm là 85% - 86%. Đặc điểm mưa ở Huế là mưa không đều, lượng mưa tăng dần từ Đông sang Tây, từ Bắc vào Nam và tập trung vào một số tháng với cường độ mưa lớn do đó dễ gây lũ lụt, xói lở.

Huế chịu ảnh hưởng của hai hướng gió chính là Gió mùa Tây Nam ( Bắt đầu từ tháng 4 đến tháng 8, gió khô nóng, bốc hơi mạnh gây khô hạn kéo dài) và Gió mùa Đông Bắc (Bắt đầu từ tháng 9 đến tháng 3 năm sau, gió thường kèm theo mưa làm cho khí hậu lạnh, ẩm, dễ gây lũ lụt). Bão xuất hiện hàng năm, trực tiếp đổ bộ gây ảnh hưởng tới tỉnh Thừa Thiên Huế từ tháng 8 đến tháng 9 – 10.

b) Độ ẩm:

- Trung bình năm 83%

- Độ ẩm thấp nhất 32%

nh 3.2. Biểu đồ ẩm

c) Mưa:

Tỉnh Thừa Thiên Huế là khu vực có lượng mưa lớn nhất nước, lượng mưa tăng dần từ đồng bằng lên vùng núi do đó làm cho khu vực Thành phố Huế chịu nhiều đợt lũ lụt của hệ thống nước sông Hương từ thượng nguồn đổ về:

-Lượng mưa trung bình năm 2867,7mm -Số ngày mưa trung bình năm 165 ngày

-Lượng mưa năm lớn nhất: 4166,4 mmm năm 1930

d) Gió, Bão:

Tốc độ gió trung bình 1.4 m/s, lớn nhất là 1.8 m/s.

Mùa hè: (từ tháng 5 – tháng 9) gió Đông Nam, Tây Nam, gió Nam (thường gọi là gió nồm) xuất hiện vào mùa hè.

-Gió Nam đạt 10 – 16 %

-Gió Tây Nam khoảng 11 – 14%

Mùa đông: tháng 10 đến tháng tư năm sau

-Gió Tây Bắc với tần suất 25 – 29%

-Gió Đông Bắc (xuất hiện khoảng từ tháng 6 đến tháng 8) với tần suất 10 – 15 % Tốc độ gió trung bình: 1,8 m/s

Trung bình cứ 10 năm có 1 lần chịu ảnh hưởng của bão cấp II và 20 năm có ảnh hưởng bão cấp 12 – vận tốc gió lớn nhất lúc bão V = 36m/s (chu kỳ 50 năm lặp lại).

e) Nắng:

Tổng số giờ nắng trong năm 1893 giờ

f) Lượng bốc hơi:

Lượng bốc hơi tring bình năm 1000mm.

g) Số ngày có dông: 23 ngày.

Sương mù: Số ngày có sương mù 14 ngày

3.1.1.6. Thủy văn

Hệ thống thuỷ văn ở Thừa Thiên Huế hết sức phức tạp và độc đáo. Tính phức tạp và độc đáo thể hiện ở chỗ hầu hết các con sông đan nối vào nhau thành một mạng lưới chằng chịt: sông Ô Lâu - phá Tam Giang - sông Hương - sông Lợi Nông - sông Đại Giang - sông Hà Tạ - sông Cống Quan - sông Truồi - sông Nong - đầm Cầu Hai. Tính độc đáo của hệ thống thuỷ văn Thừa Thiên Huế còn thể hiện ở chỗ nơi hội tụ của hầu hết các con sông trước khi ra biển là một vực nước lớn, kéo dài gần 70km dọc bờ biển, có diện tích lớn nhất Đông Nam Á (trừ sông A Sáp chạy về phía Tây, và sông Bù Lu chảy trực tiếp ra biển qua cửa Cảnh Dương). Đó là hệ đầm phá Tam Giang - Cầu Hai, đầm phá tiêu biểu nhất trong 12 vực nước cùng loại ven bờ biển Việt Nam và là một trong những đầm phá lớn nhất thế giới.

Mạng lưới sông - đầm phá đó còn liên kết với rất nhiều trằm, bàu tự nhiên, có tên và không tên, với các hồ, đập nhân tạo lớn, nhỏ. Tổng diện tích mặt nước của hệ đầm phá Tam Giang - Cầu Hai khoảng 231 km2 và tổng lượng nước mặt do các sông bắt nguồn từ Đông Trường Sơn chảy ra lên tới hơn 9 tỷ mét khối.

3.1.1.7. Tài nguyên rừng

Theo báo cáo của Ban chỉ đạo, Thừa Thiên Huế hiện nay trên địa bàn tỉnh có diện tích có rừng: 298577,8 ha. Bao gồm rừng tự nhiên là 203101,8 ha và rừng trồng là 95476 ha, độ che phủ rừng hiện nay đạt 56,61% (Niên giám thống kê 2015).

Việc trồng rừng và bảo vệ rừng ở Thừa Thiên - Huế mang lại nguồn lợi kinh tế rất lớn, tăng thu nhập cho người dân ngoài ra giữ vai trò hết sức quan trọng trong việc phòng hộ, chống xói mòn, cân bằng sinh thái, điều tiết nguồn nước,chống biến đổi khí hậu.

Năm 2014, công tác quản lý bảo vệ rừng đã dần dần đi vào nề nếp, công tác phòng chống chữa cháy rừng đã có sự vào cuộc mạnh mẽ của cấp ủy chính quyền địa phương, một số địa phương cũng huy động được sức dân cho công tác này, đảm bảo phát huy được phương châm 4 tại chỗ. Công tác ngăn chặn phá rừng, bảo vệ các diện tích rừng đầu nguồn giàu trữ lượng cũng đã có nhiều kết quả khả quan, trong thời gian qua trên địa bàn toàn tỉnh không để xảy ra các điểm nóng về phá rừng, vận chuyển mua bán lâm sản trái phép, cơ bản các diện tích rừng tự nhiên của địa phương vẫn được kiểm soát tốt.

a) Hệ thực vật rừng

Thực vật rừng tự nhiên trong khu vực thuộc kiểu rừng kín thường xanh mưa ẩm nhiệt đới. Tổ thành loài tương đối phong phú và đa dạng, là nơi hội tụ của nhiều luồng thực vật di cư đến. Đối với rừng tự nhiên trên cạn tiêu biểu là các loài trong họ Dẻ

(Fagaceae), họ Re (Lauraceac), họ Ngọc Lan (Magnoliaceac), họ Xoan (Meliaceae),

họ Cà phê (Rubiaceac)… Đối với thực vật rừng ngập mặn, mặc dù mới được khảo sát bổ sung để xây dựng dự án, diện tích rất ít, và chỉ có ở 3 địa điểm: Rú Chá (Hương Phong), Tân Mỹ (Thuận An) và cửa sông Bù Lu (Lộc Vĩnh), các loài cây của kiểu rừng này là Đước (Rhyzophora sp), Vẹt (Bruguriera sp), Mắm (Avicennia marina),

(Acgyceras corniculatum), Chá (sp)...

b) Kiểu thảm thực vật rừng

Vùng ven biển tỉnh Thừa Thiên Huế có các kiểu thảm thực vật sau:

-Kiểu phụ rừng kín thứ sinh nhân tác trên vùng đồi núi: Tập trung chủ yếu ở địa bàn vùng đồi, núi của huyện Phú Lộc, tài nguyên rừng bị suy giảm, các loài thực vật quý hiếm dần dần bị biến mất. Thay vào đó là một số loài cây gỗ nhỏ, cây bụi có giá trị kinh tế thấp thuộc họ Ban, họ Hồ đào, họ Long não, họ Sim, họ Cà phê, họ Dung, họ Đay...

-Kiểu phụ rừng kín thứ sinh nhân tác trên vùng cát: Với trạng thái rừng phục hồi dạng rú cát còn sót lại, chỉ phân bố trên phạm vi hẹp ở các huyện Phong Điền và Phú Vang. Thực vật ở đây đơn giản về tổ thành loài, chủ yếu là Trâm sừng, Trâm bầu, Giẻ, Bời lời... Mật độ cây phân bố theo đám hoặc theo cụm và độ che phủ tương đối cao nên khả năng phòng hộ cho vùng cát rất quan trọng.

-Kiểu phụ rừng kín thứ sinh nhân tác trên vùng đất ngập mặn: So với thực vật rừng trên cạn, rừng ngập mặn không chỉ hạn chế về diện tích mà còn hạn chế cả về thành phần loài cây với các loài: Đước (Rhyzophora sp), Vẹt (Bruguriera sp), Mắm (Avicennia marina), (Acgyceras corniculatum), Chá...

-Kiểu phụ rừng trồng vùng đồi, núi: Thường trồng thuần loài hoặc hỗn giao, tiêu biểu có các loài thông nhựa, keo lá tràm, keo tai tượng, bạch đàn.

-Kiểu phụ rừng trồng trên vùng cát: Các loài cây trồng chủ yếu là phi lao, keo lá tràm, keo lá liềm, các loài keo chịu hạn.

c) Tài nguyên động vật rừng

Là vùng tiếp giáp đồng bằng với vùng đồi và gần khu dân cư nên động vật rừng trong vùng không mang tính đại diện cho động vật rừng trong tỉnh, trong địa bàn chỉ xuất hiện các loài chồn, sóc, rắn, kỳ nhông, ếch, nhái và các loài chim: cu gáy, bìm bịp, chèo bẻo, chích choè...

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu hiện trạng phân bố và kỹ thuật nhân giống phát triển nguồn gen loài cây quao (dolichandrone spathacea (l f ) k schum) tại tỉnh thừa thiên huế (Trang 28 - 34)