Điều kiện kinh tế, xãhội tỉnh Thừa Thiên Huế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu hiện trạng phân bố và kỹ thuật nhân giống phát triển nguồn gen loài cây quao (dolichandrone spathacea (l f ) k schum) tại tỉnh thừa thiên huế (Trang 34 - 37)

3. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN

3.1.2. Điều kiện kinh tế, xãhội tỉnh Thừa Thiên Huế

3.1.2.1. Tình hình sản xuất, kinh doanh

a) Lĩnh vực dịch vụ

Hoạt động du lịch: Trong Quý I năm 2019, đã tổ chức nhiều chương trình quảng bá, xúc tiến du lịch trong tỉnh, các tỉnh liên kết du lịch trong vùng và một số thành phố lớn trong và ngoài nước; Đặc biệt đã tổ chức thành công Hội nghị "Phát triển du lịch miền Trung và Tây Nguyên" do Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc chủ trì. Đồng thời, triển khai nhiều chương trình kích cầu, giới thiệu tour, tuyến, sản phẩm du lịch làm mới, tạo mới;... Nhờ đó, tổng lượt khách du lịch đến Thừa Thiên Huế tăng khá (13,8%), ước đạt 1.255,5 nghìn lượt khách, đặc biệt khách quốc tế tăng mạnh (20,3%), đạt 642,9 nghìn lượt (chiếm trên 50% tổng lượt khách), trong đó khách quốc tế đến bằng tàu biển 43,9 nghìn lượt khách, tăng 14%. Tổng lượng khách lưu trú ước đạt 562,6 nghìn lượt khách, tăng 7%; trong đó, khách quốc tế ước đạt 289,1 nghìn lượt khách, tăng 9,8%. Doanh thu du lịch ước đạt 1.105 tỷ đồng, tăng 5%, trong đó doanh thu của cơ sở lưu trú ước đạt 430,1 tỷ đồng, tăng 8,3%.

Hoạt động thương mại, giá cả: Tổng mức bán lẻ hàng hoá, dịch vụ tiêu dùng xã hội ước đạt 10.276,3 tỷ đồng, tăng 10,79%, trong đó kinh doanh bán lẻ hàng hóa đạt 8.010,0 tỷ đồng, chiếm 77,95% và tăng 11,04%; dịch vụ lưu trú và ăn uống đạt 1.686,1 tỷ đồng, chiếm 16,41% và tăng 10,19%; du lịch lữ hành đạt 46,8 tỷ đồng, chiếm 0,46% và tăng 8,38%; dịch vụ khác đạt 533,5 tỷ đồng, chiếm 5,19% và tăng 9,12%.

Chỉ số giá tiêu dùng tháng 3/2019 tăng 0,72% so với tháng 12/2018 và tăng 2,21% so với cùng kỳ. Tính chung, chỉ số giá tiêu dùng bình quân ba tháng đầu năm

2019 tăng 2,11% so với bình quân cùng kỳ; trong đó nhóm giáo dục; thuốc và dịch vụ y tế tăng lần lượt tăng 6,13% và 4,26% do áp dụng theo mức giá quy định về học phí và viện phí mới ban hành.

Hoạt động xuất nhập khẩu: Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa ước đạt 217,68 triệu USD, tăng 6,25%. Trong đó: xơ, sợi dệt các loại 58,1 triệu USD (chiếm 27% tổng giá trị xuất khẩu), tăng 15%; gỗ và sản phẩm gỗ 20,61 triệu USD (chiếm 9%), tăng 10,3%; hàng may mặc 111,59 triệu USD (chiếm 51%), giảm 9,3%; hàng thủy sản 8,4 triệu USD (chiếm 4%), giảm 19%,…

Tổng kim ngạch nhập khẩu ước đạt 121,91 triệu USD, giảm 9,16%. Trong đó: nguyên phụ liệu dệt may 86 triệu USD (chiếm 71% tổng giá trị nhập khẩu), giảm 18,8%; linh kiện phụ tùng ô tô 4,9 triệu USD tăng 141%; nhóm hàng hóa khác như thạch cao, thép, hóa chất, linh kiện điện tử, nguyên phụ liệu sản xuất bia,...: 27,92 triệu USD, tăng 35,8%

Hoạt động tín dụng: Tổng nguồn vốn huy động tại các tổ chức tín dụng ước đạt 44,5 nghìn tỷ đồng, tăng 3,2% so với đầu năm. Tổng dư nợ tín dụng ước đạt 46,2 nghìn tỷ đồng, tăng 1,5%; trong đó: dự nợ cho doanh nghiệp nhỏ và vừa chiếm 25,1%, tăng 2,7%; nợ xấu ở mức 850 tỷ đồng, chiếm 1,84% tổng dư nợ. Bên cạnh đó, trên địa bàn có 07 công ty tài chính (tổ chức phi tín dụng) với dự nợ cho vay ước đạt 580 tỷ đồng, trong đó nợ xấu ở mức 25,17 tỷ đồng, chiếm 4,3% tổng dư nợ các tố chức tài chính.

Hoạt động vận tải: Vận tải hành khách ước đạt 6.106,6 nghìn lượt khách, tăng 12,62%; vận tải hàng hóa ước đạt 2.828,6 nghìn tấn, tăng 11,64%. Doanh thu vận tải, bốc xếp ước đạt 662,3 tỷ đồng, tăng 11,43%; trong đó: doanh thu vận tải hành khách đạt 178,6 tỷ đồng, tăng 12,31%; doanh thu vận tải hàng hóa đạt 442,1 tỷ đồng, tăng 12,13%; doanh thu kho bãi, dịch vụ hỗ trợ vận tải đạt 41,6 tỷ đồng, tăng 1,34%.

b) Lĩnh vực Công nghiệp

Chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) ước tăng 9,93% so vời cùng kỳ năm trước., cụ thể:

Ngành công nghiệp khai khoáng có IIP tăng 6,72%; trong đó sản lượng đá xây dựng đạt 150,4 ngàn m3, tăng 15,71%; đá vôi nguyên liệu đạt 293,5 ngàn m3, tăng 2,83%;

Ngành công nghiệp chế biến, chế tạo có IIP tăng 8,78%. Trong đó nhiều sản phẩm có sản lượng sản xuất tăng như: bia chai 16,9 triệu lít, tăng 13,78%; bia lon 20,7 triệu lít, tăng 2,76%; sợi các loại 17,7 ngàn tấn, tăng 5,45%; quần áo lót 82,1 triệu cái, tăng 3,42%; dăm gỗ 117,7 nghìn tấn, tăng 8,14%; tôm đông lạnh 718,9 tấn, tăng 3,18% … Bên cạnh đó, một số sản phẩm giảm như clanhke 513,9 ngàn tấn, giảm 4,26%; xi măng 500,8 ngàn tấn, giảm 5,74%...

Ngành sản xuất, phân phối điện, nước đá tăng 22,72%, trong đó, điện sản xuất 267,8 triệu kwh, tăng 30,51% (sản lượng điện cùng kỳ năm trước giảm sâu 43% do Nhà máy Thủy điện A Lưới ngừng sản xuất để bảo trì); điện thương phẩm 369,8 triệu kwh, tăng 6,05%.

Ngành cấp nước và thu gom rác thải tăng 5,18%, trong đó nước uống được đạt 11,4 triệu m3, tăng 4,2%.

c) Lĩnh vực nông lâm ngư nghiệp

Trồng trọt: Tính đến 15/3/2019, cơ bản hoàn thành việc gieo cấy lúa và các loại cây hàng năm khác. Diện tích gieo cấy lúa đạt 28.877 ha (chiếm 66,1% tổng diện tích cây hàng năm toàn tỉnh), tăng 1% so với vụ Đông - Xuân năm trước. Các loại cây hàng năm khác có diện tích gieo trồng ổn định: ngô đạt 897 ha, tăng 0,6%; sắn 5.061,3 ha, tăng 0,5%; cây lạc 2.879,5 ha, tăng 2,6%; rau các loại 2.677,3 ha, tăng 2,6%; khoai lang 1.443,5 ha, giảm 4,3%; đậu các loại 664,7 ha, giảm 3,1%; ớt cay 285 ha, tăng 0,2%.

Chăn nuôi: Tính đến ngày 18/3/2019, bệnh Dịch tả lợn Châu Phi đã xảy ra tại 294 xã, 62 huyện của 19 tỉnh, thành phố với tổng số heo bệnh và tiêu hủy là 34.774 con. Tại tỉnh Thừa Thiên Huế đã phát hiện bệnh tại một hộ chăn nuôi thuộc thôn Hiền An và cơ sở nuôi lợn rừng tại Suối Khoáng Nóng Alba Thanh Tân, xã Phong Sơn, huyện Phong Điền. UBND tỉnh đã liên tục chỉ đạo điều hành, giải thích tuyên truyền cam kết “5 không” , có các giải pháp cấp bách khống chế bệnh Dịch tả lợn Châu Phi trên địa bàn tỉnh; công tác tiêm phòng phòng gia súc, gia cầm được tăng cường.

Trước nguy cơ lan rộng của Dịch tả lợn Châu Phi, tình hình chăn nuôi lợn trên địa bàn gặp nhiều khó khăn, các gia trại, trang trại thu hẹp đầu tư, thận trọng tái đàn vì lo ngại rủi ro. Tính đến tháng 3/2019, tổng đàn lợn đạt 161.550 con, tăng 0,1% so cùng kỳ (giảm 10,1% so với tháng trước); tổng đàn trâu 20.466 con, giảm 2%; đàn bò 34.602 con, tăng 0,9%; tổng đàn gà 2.272,5 nghìn con, tăng 10,1%; đàn vịt 686,4 nghìn con, tăng 0,4%; đàn ngan ngỗng 75,7 nghìn con, giảm 2%.

Lâm nghiệp: Tiếp tục khai thác gỗ rừng trồng và thực hiện khâu lâm sinh. Khối lượng khai thác gỗ rừng trồng ước 113.890 m3, tăng 2,8%. Hiện nay, giá thu mua gỗ của các nhà máy chế biến dăm gỗ xuất khẩu trên địa bàn tỉnh ổn định và nhiều diện tích rừng trồng của các địa phương đã đến kỳ khai thác. Song song đó, trồng rừng mới tập trung ước đạt 2.930 ha, tăng 5,6%, trong đó toàn bộ là rừng sản xuất. Đã tăng cường, chủ động công tác phòng cháy chữa cháy rừng trong tiết trời nắng nóng; nâng cao ý thức cho người dân khi thắp hương viếng thăm các điểm tâm linh. Đã xảy ra 129 vụ vi phạm lâm luật, tăng 18 vụ; trong đó có 2 vụ phá rừng, tăng 1 vụ; với diện tích rừng bị phá 0,6 ha, tăng 0,5 ha; không có vụ cháy rừng. Đã xử lý 112 vụ, tịch thu 23,3 m3 gỗ tròn và 95,9 m3 gỗ xẻ các loại.

Thuỷ sản: Diện tích nuôi trồng thủy sản ước đạt 5.300 ha, tăng 3,5% (bao gồm nuôi nước lợ 3.625 ha, tăng 5,5%; nuôi nước ngọt 1.675 ha, giảm 0,7%). Sản lượng nuôi trồng ước đạt 1.300 tấn, tăng 10,5% (bao gồm cá các loại 743 tấn, tăng 6,9%; tôm các loại 502 tấn, tăng 17%, riêng tôm thẻ chân trắng 497 tấn, tăng 16,9%; thủy sản khác 55 tấn, tăng 3,8%). Sản lượng khai ước đạt 7.015 tấn, tăng 3,8% (bao gồm khai thác biển 6.267 tấn, tăng 4,3%; khai thác nội địa 748 tấn, giảm 0,1%). Tính chung sản lượng thủy sản nuôi trồng và khai thác ước đạt 8.315 tấn, tăng 4,73%.

Đáng chú ý, đã tổ chức thành công Hội thảo “Thúc đẩy chuỗi giá trị cho các sản phẩm từ bảo tồn” với sự tham dự của 70 đại biểu đến từ 20 tỉnh/thành phố và các cơ quan, đơn vị đầu ngành với mục tiêu đặt ra nhằm phát triển bền vững (SDGs) như SGD1 (nghèo đói), SDG8 (tăng trưởng kinh tế toàn diện và bền vững) và SDG15 (sử dụng bền vững tài nguyên trên mặt đất và ngăn chặn mất đa dạng sinh học). Đồng thời góp phần thúc đẩy lan tỏa chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP) gắn với tái cơ cấu sản xuất nông nghiệp để tạo ra bước đột phá trong thực tiễn sản xuất sản phẩm hàng hóa có chất lượng cao, có lợi thế vùng miền, tạo động lực xây dựng nông thôn mới bền vững.

Tình hình xây dựng nông thôn mới đến nay cơ bản đáp ứng tiến độ, đã công nhận thêm 14 xã đạt chuẩn nông thôn mới, nâng tổng số xã đạt chuẩn nông thôn mới toàn tỉnh lên 44/104 xã, chiếm 42,3%.

3.1.2.2. Lĩnh vực văn hóa-xã hội

Ngay sau dịp Tết nguyên đán, các địa phương, đơn vị đã tổ chức tư vấn việc làm và xuất khẩu lao động cho nhân dân và bộ đội xuất ngũ tham gia (Phong Điền tổ chức 05 Hội nghị có 174 lao động và hơn 100 lượt phụ huynh được tư vấn về công tác đào tạo nghề, xuất khẩu lao động và một số địa phương, đơn vị khác như: Hương Trà, Quảng Điền, Phú Vang, Hương Thủy... và Trường cao đẳng nghề số 23...với hơn 1000 lao động và bộ đội xuất ngũ tham gia). Trong Quý I đã giải quyết việc làm mới cho 3.374 lao động, đạt 21,08% kế hoạch đề ra. Giải quyết chế độ Bảo hiểm thất nghiệp cho 736 người/868 người đăng ký hưởng bảo hiểm thất nghiệp với tổng số tiền 10,834 tỷ đồng (trong đó, chi hỗ trợ học nghề cho 37 người với 147 triệu đồng).

Đã chỉ đạo các cơ sở giáo dục nghề nghiệp đẩy mạnh công tác tư vấn, định hướng nghề nghiệp cho các em học sinh đang học lớp 9 và lớp 12. Đã tuyển sinh 894 lao động tham gia các lớp học nghề (trong đó, trung cấp: 62 học viên; sơ cấp và dưới 3 tháng có 832 học viên). Hoàn thành chuẩn bị các tổ chức “Ngày hội tư vấn, định hướng và tuyển sinh giáo dục nghề nghiệp tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2019”.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu hiện trạng phân bố và kỹ thuật nhân giống phát triển nguồn gen loài cây quao (dolichandrone spathacea (l f ) k schum) tại tỉnh thừa thiên huế (Trang 34 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)