- Ảnh hưởngcủa hỗn hợp ruột bầu đến tỷ lệ sống của cây (%) - Ảnh hưởngcủa hỗn hợp ruột bầu đến sinh trưởng chiều cao cây - Ảnh hưởngcủa hỗn hợp ruột bầu đến sinh trưởng về đường kính gốc - Ảnh hưởngcủa hỗn hợp ruột bầu đến số lá của cây
- Dự tính tỷ lệ xuất vườn.
3.3. Phương pháp nghiên cứu
- Sử dụng phương pháp nghiên cứu kế thừa có chọn lọc các tài liệu, số liệu, kết quả đã nghiên cứu trước.
- Sử dụng phương pháp nghiên cứu thực nghiệm – bố trí thí nghiệm. - Sử dụng phương pháp tổng hợp và phân tích số liệu điều tra: Từ những số liệu thu thập qua các mẫu biểu điều tra ngoại nghiệp, tôi tiến hành tổng hợp và phân tích kết quả thí nghiệm bằng các phương pháp thống kê toán học trong Lâm nghiệp.
3.3.1. Phương pháp bố trí thí nghiệm
Bước 1: Bố trí thí nghiệm
Thí nghiệm được bố trí theo khối ngẫu nhiên hoàn chỉnh (RCBD). Gồm 4 công thức và 3 lần nhắc lại, các công thức thí nghiệm được bố trí cách
nhau 30cm. Mỗi công thức thí nghiệm có 90 cây, tổng số cây của 4 công thức thí nghiệm là 360 cây. Dung lượng mẫu quan sát là 30 cây trong 1công thức. Xung quanh có dải bảo vệ. Hạt gieo vào bầu, hỗn hợp ruột bầu gồm đất, NPK và phân hữu cơ trộn theo tỷ lệ. Bầu được xếp vào 4 ô thí nghiệm ở vườn ươm, chế độ tưới nước và chăm sóc giống nhau nhưng ở 4 điều kiện bón phân khác nhau.
Các công thức thí nghiệm được bố trí như sau:
+ Công thức 1: 90% đất + 1% NPK + 9% Phân hoai mục + Công thức 2: 90% đất + 2% NPK + 8% Phân hoai mục + Công thức 3: 90% đất + 3% NPK + 7% Phân hoai mục + Công thức 4: Không bón phân
Thành phần phân
+Phân vô cơ: NPK 14-14-14+TE:Đạm (N): 14%, Lân (P2O5): 14%,
Kali (K2O): 14%, Lưu huỳnh (S): 5%, Axitamin: 2.950ppm; Polyphenol; Sắt (Fe): 100ppm; Đồng (Cu): 100ppm; Kẽm (Zn): 500ppm; Bo (B) 200ppm; 300ppm, Mangan (Mn): 100 pp; Độ ẩm: 4% (PHH2O): 5.
+ Phân hữu cơ: Phân chuồng được lấy từ trại chăn nuôi đã được ủ oai
mục trước khi đưa vào sử dụng đểtrộn hỗn hợp ruột bầu
Hình 3.1. Sơ đồ bố trí các công thức thí nghiệm Dải bảo vệ
NL1 CT1 CT2 CT3 CT4
NL2 CT4 CT1 CT2 CT3
NL3 CT3 CT2 CT1 CT4
Bước 2: Chuẩn bị công cụ, vật tư phục vụ nghiên cứu Hạt giống, túi bầu, đất tầng A, sàng đất.
- Thước đo cao, thước dây, thước kép. - Bảng biểu, giấy bút.
- Bình phun nước.
Bước 3: Thực hiện gieo ươm và chăm sóc thí nghiệm
* Tạo bầu
Đất ruột bầu được đập nhỏ, sàng loại bỏ rễ cây, sỏi đá, tạp vật rồi trộn đều với phân theo các công thức trên. Vỏ bầu bằng Polyetylen kích thước 8 x 12 cm có đáy đục lỗ hai bên.
- Tạo luống đặt bầu:
Luống rộng dài theo mô hình bố trí TN,mặt nền luống được rẫy sạch cỏ dại, san phẳng, nền đặt bầu là nền đất cố định (chặt).
- Đóng và xếp bầu:
Trộn đều hỗn hợp ruột bầu theo tỷ lệ công thức, hỗn hợp ruột bầu đủ ẩm. Cho đất vào 1/3 bầu nén chặt để tạo đáy bầu, tiếp tục cho đất vào đầy bầu, dỗ cho đất xuống đều. Bầu được xếp sát nhau trên luống.
Vun đất xung quanh bầu cao 2/3 thân bầu xung quanh luống để giữ bầu không bị nghiêng ngả, giữ ẩm cho luống cây.
*Xử lý kích thích hạt:
-Loại bỏ hạt lép, lửng: Cho hạt vào nước lã sạch, loại bỏ hạt lép, lửng. Lấy hạt chín (hạt chắc). Rửa sạch hạt chắc (dùng nước sạch rửa hạt), ngâm hạt giống vào nước nóng 2 sôi 3 lạnh (35 - 400C) từ 3 - 4 tiếng. Vớt hạt đã qua kích thích đem ủ nứt nanh sau đó đem gieo.
*Tra hạt vào bầu:
Trước khi tra hạt, bầu phải được tưới đất đủ ẩm trước đó 1 ngày. Chọn những hạt nhú mầm, dùng que bằng đầu đũa được vót một đầu để tạo lỗ giữa bầu sâu khoảng gấp đôi hạt sau đó tra hạt vào bầu và lấp đất bầu kín hạt.
+ Tưới nước: Tưới đủ ẩm cho cây con vào sáng sớm và chiều mát. Số lần tưới nước tùy thuộc vào điều kiện thời tiết và độ ẩm của đất trong bầu. Thì nghiệm luôn giữ đủ độ ẩm cho cây, tạo điều kiện cho cây sinh trưởng. Bình quân lượng nước tưới cho mỗi lần là 3 - 5 lít/m2
+ Cấy dặm: Nếu cây nào chết cấy dặm ngay, đảm bảo mỗi bầu có 1 cây
sinh trưởng tốt.
+ Nhổ có phá váng: Trước khi nhổ cỏ phá váng cho luống bầu cây, tưới
nước cho đủ ẩm trước khoảng 1 - 2 tiếng cho bầu ngấm đủ độ ẩm.
Nhổ hết cỏ trong bầu và quanh luống, kết hợp xới nhẹ, phá váng bằng một que nhỏ, xới xa gốc, tránh làm cây bị tổn thương, trung bình 10 - 15 ngày/lần.
3.3.2. Các chỉ tiêu nghiên cứu và phương pháp theo dõi
- Nghiên cứu ảnh hưởng của hỗn hợp ruột bầu đến sinh trưởng của cây Lát hoa ở giai đoạn vườn ươm.
Cây được gieo vào bầu theo các công thức(tuổi cây được bắt đầu tính
từ thời điểm gieo hạt vào bầu). Số liệu về các chỉ tiêu theo dõi ở các công
thức được tiến hành 1 lần/1 tháng, số liệu lần đầu được lấy vào thời điểm sau 30 ngày sau khi gieo.Cụ thể:
CT Gieo hạt Điều tra đo đếm số liệuở vườn ươm
Lần 1 Lần 2 Lần 3
CT1 08/2/2020 08/3/20 08/4/20 08/5/20 CT2 08/2/2020 08/3/20 08/4/20 08/5/20 CT3 08/2/2020 08/3/20 08/4/20 08/5/20 CT4 08/2/2020 08/3/20 08/4/20 08/5/20
- Thu thập số liệu mỗi công thức đo 30 cây mỗi lần nhắc lại tiến hành đo 10 cây mẫu lấy theo 5 điểm của đường chéo góc
Thời gian đo đếm được thực hiện ở cuối các tháng và lấy kết quả ở cuối đợt thí nghiệm để đánh giá sinh trưởng.
- Cách thức như sau:
+ Tỉ lệ sống của cây (%): Đếm tổng số cây còn sống của mỗi công thức thí nghiệm
+ Chiều cao (Hvn,cm): Đo từ miệng bầu đến đỉnh ngọn cây bằng thước kỹ thuật có độ chính xác 0,1cm hay 0,5cm.
+ Đường kính cổ rễ (Doo, mm): Đo cách mặt bầu 2cm bằng thước palme có độ chính xác 0,1mm hay 0,5mm.
+ Số lá trên cây (lá): Đếm tổng số lá trên từng cây cho mỗi công thức. -Kết quả được ghi vào bảng mẫu 3.1:
Tiêu chuẩn cây tốt:
- Tuổi cây: 8 – 9 tháng tuổi. - Đường kính cổ rễ: 0,5 – 0,6 cm. - Chiều cao bình quân: 60 – 80 cm. - Cây đã hoá gỗ hoàn toàn.
- Cây không bị nhiễm sâu bệnh.
- Cây không bị cụt ngọn, không nhiều thân.
Tiêu chuẩn cây trung bình:
- Tuổi cây: 8 – 9 tháng tuổi. - Đường kính cổ rễ: 0,4 – 0,6 cm. - Chiều cao bình quân: 50 – 70 cm. - Cây đã hoá gỗ một phần.
- Cây ít bị nhiễm sâu bệnh.
- Cây không bị cụt ngọn, không nhiều thân.
Tiêu chuẩn cây xấu:Tuổi cây: 8 – 9 tháng tuổi.
- Chiều cao bình quân: 20 – 40 cm. - Cây đã hoá gỗ nhưng còi cọc. - Cây bị nhiễm sâu bệnh.
- Cây bị cụt ngọn, nhiều thân.
https://chocaygiong.com/ky-thuat-trong-cay-lat-hoa/[18]
Mẫu bảng 3.1: Sinh trưởng D00 của cây Lát hoa
Doo CTTN CT1 CT2 CT3 CT4
NL1
Lần đo … ngày NL2
NL3 TỔNG TB
Mẫu bảng 3.2:Sinh trưởng Hvn của cây Lát hoa
Doo CTTN CT1 CT2 CT3 CT4
NL1
Lần đo … ngày NL2
NL3 TỔNG TB
3.3.3. Phương pháp xử lý số liệu
- Tổng hợp số liệu và nhập vào máy vi tính
-Sử dụng phương pháp thống kê toán học trong lâm nghiệp để tính chiều cao vút ngọn trung bình, đường kính cổ rể trung bình thông qua các công thức tính:
𝐻𝑣𝑛 = 1 𝑛∑ 𝐻𝑖 𝑛 𝑖=1 𝐷𝑜𝑜 = 1 𝑛∑ Di 𝑛 𝑖=1
Trong đó: 𝐻̅vn: Là chiều cao vút ngọn trung bình
𝐷 ̅oo: Là đường kính gốc trung bình
Di: Là giá trị đường kính gốc của một cây. Hi: Là giá trị chiều cao vút ngọn của một cây. n: Là dung lượng mẫu điều tra.
i: Là thứ tự cây thứ i.
- Phân tích và xử lý số liệu trên excel: Các chỉ số thống kê như chỉ số trung bình 𝐻̅vn, 𝐷̅ oo, được thực hiện bằng phần mềm excel với hàm Sum ( ), hàm Average ( )...
- Sử dụng phần mềm SAS 9.0 để đánh giá sự sai khác giữa các công thức thí nghiệm và phân tích xếp hạng giữa các công thức theo Duncan.
* Đường lệnh: Tính trung bình trên excel -> cho vào phần mềm SAS9.0 -> cho kết quả ra bảng Anova cuối phụ biểu khóa luận.
- Pr: Là mức xác suất giữa các công thức có sự sai khác + Pr < 0,05 có sự sai khác ở các công thức thí nghiệm
+Pr > 0,05 không có sự sai khác ở các công thức thí nghiệm
- Cv(%): Là hệ số biến động ngoài đồng ruộng hoặc trong phòng thí nghiệm. + Đồng ruộng: < 20% là chấp nhận, >20% không chấp nhận
+ Phòng thí nghiệm: < 1 – 2% là chấp nhận, > 2% không chấp nhận + Đánh giá tỷ lệ cây con xuất vườn: Kết quả tính ghi vào mẫu bảng 3.3:
Mẫu bảng 3.3: Tỷ lệ cây con xuất vườn của các công thức hỗn hợp ruột bầu
CTTN
Chất lượng Tỷ lệ cây con
xuất vườn (%) Tốt TB Xấu 1 2 3 …
Tỷ lệ cây con xuất vườn được tính theo công thức: Tỷ lệ % cây con xuất vườn = tỷ lệ % cây tốt + tỷ lệ % cây trung bình.
95.55 93.33 88.88 81.11 70 75 80 85 90 95 100 CT 1 CT 2 CT 3 CT 4 Tỷ lệ sốn g ( % )
Số liệu lần đo 90 ngày PHẦN 4
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.1. Ảnh hưởng của hỗn hợp ruột bầu đến tỷ lệ sống của cây Lát hoa giai đoạn vườn ươm
Ảnh hưởng của hỗn hợp ruột bầu đến tỷ lệ sống của cây Lát hoa được thể hiện ở bảng 4.1 và hình 4.1:
Bảng 4.1: Tỷ lệ sống của cây Lát hoa của các công thức thí nghiệm
Công thức thí nghiệm Số bầu
TN Số cây sống Tỷ lệ sống TB (%) CT1(90% đất+ 1% NPK + 9% phân hoai mục) 90 86 95,55 CT2(90% đất+ 2% NPK + 8% phân hoai mục) 90 84 93,33 CT3(90% đất+ 3% NPK + 7% phân hoai mục) 90 80 88,88 CT4(Không có phân) 90 73 81,11 Pr <0,05 CV (%) 8,5
Hình 4.1: Biểu đồ biểu diễn tỷ lệ sống (%) trung bình của cây Lát hoa ở các CTTN
Hình ảnh 30 ngày Hình ảnh 60 ngày Hình ảnh 90 ngày Hình 4.2: Hình ảnh tỷ lệ sống cây Lát hoa ở các công thức thí nghiệm
Kết quả ở Bảng 4.1 và hình 4.1 cho ta thấy tỷ lệ sống của cây Lát hoa ở các công thức thí nghiệm khác nhau, tỷ lệ sống cây Lát hoa ở các công thức thí nghiệm sau 90 ngày cụ thể như sau:
Công thức 1 (90% đất + 1% NPK + 9% phân hoai mục): Số bầu thí nghiệm là 90 bầu, số cây sống là 86 cây và đạt tỷ lệ sống là 95,55%, cao hơn công thức 2 là 2,22%, cao hơn công thức 3 là 6,67%, cao hơn công thức 4 là 14,44%.
Công thức 2 (90% đất + 2% NPK + 8% phân hoai mục): Số bầu thí nghiệm là 90 bầu, số cây sống là 84 cây đạt tỷ lệ sống là 93,33%, thấp hơn công thức 1 là 2,22%, cao hơn công thức 3 là 4,45%, cao công thức 4 là 12,22%.
Công thức 3 (90% đất + 3% NPK + 7% phân hoai mục): Số bầu thí nghiệm là 90 bầu, số cây sống là 80 cây đạt tỷ lệ sống là 88,88%, thấp hơn công thức 1 là 6,67%, thấp hơn công thức 2 là 4,45%, cao hơn công thức 4 là 7,77%.
Công thức 4 (Không có phân): Số bầu thí nghiệm là 90 bầu, số cây sống là 73 cây đạt tỷ lệ sống là 81,11%, thấp hơn công thức 1 là 14,44%, thấp hơn công thức 2 là 12,22%, thấp hơn công thức 3 là 7,77%.
Để khẳng định kết quả trên ta kiểm tra sự ảnh hưởng của các công thức hỗn hợp ruột bầu khác nhau đến tỷ lệ sống của cây Lát hoa, đề tài tiến hành phân tích phương sai một nhân tố bằng phần mềm SAS 9.0 (chi tiết ở phần phụ lục 1) cho chỉ tiêu phần trăm tỷ lệ sống. Kết quả cho thấy mức sác xuất (Pr<0,05). Điều đó khẳng định, công thức hỗn hợp ruột bầu khác nhau ảnh hưởng đến phần trăm tỷ lệ sống cây Lát hoa là có sự khác nhau rõ rệt. Sử dụng tiêu chuẩn Ducan để kiểm tra sai dị giữa các trung bình mẫu nhằm lựa chọn công thức có ảnh hưởng tốt nhất đến phần trăm tỷ lệ sống của cây Lát hoa. Tiếp tục So sánh Ducan (Phân hạng thứ tự a, b, c, d) giữa các công thức hỗn hợp ruột bầu về tỷ lệ sống của cây Lát hoa giai đoạn vườn ươm thấy rằng công thức 1 (90% đất + 1% NPK + 9% phân hoai mục) cây cho tỷ lệ sống cao nhất là 95,55% và xếp hạng chữ cái a, tiếp theo là công thức 2(90% đất+ 2% NPK + 8% phân hoai mục): Là 93,33% xếp hạng chữ cái b, tiếp theo là công thức 3 (90% đất + 3% NPK + 7% phân hoai mục): Là 88,88% xếp hạng chữ cái c, thấp nhất là công thức 1 (Không có phân): 81,11% xếp hạng chữ cái d.
Như vậy, xét về ảnh hưởng của các công thức đến tỷ lệ sống của cây Lát hoa ở giai đoạn vườn ươm, có sự chênh lệch. Tuy nhiên, sự chênh lệch này rất thấp không đáng kể công thức 1 có tỷ lệ sống cao nhất cao hơn công thức 2 là 2,22%, cao hơn công thức 3 là 6,67%, cao hơn công thức 4 là 14,44%. Công thức 2 thấp hơn công thức 1 là 2,22%, cao hơn công thức 3 là 4,45%, cao hơn công thức 4 là 12,22%. Công thức 3 thấp hơn công thức 1 là 6,67%, thấp hơn công thức 2 là 4,45%, cao hơn công thức 4 là 7,77%. Công thức 4 có tỷ lệ sống thấp nhất thấp hơn công thức 1 là 14,44%, thấp hơn công thức 2 là 12,22%, thấp hơn công thức 3 là 7,77%. Do đó nếu đứng trên
quan điểm về xem xét về tỷ lệ sống của cây con Lát hoa khi gieo ươm, ta có thể lựa chọn công thức hỗn hợp ruột bầu như ở công thức 1, công thức 2 và công thức 3.
4.2. Kết quả nghiên cứu sinh trưởng về chiều cao của cây Lát hoa dưới ảnh hưởng của các hỗn hợp ruột bầu
Kết quả nghiên cứu sinh trưởng về chiều cao của cây Lát hoa dưới ảnh hưởng của các công thức hỗn hợp ruột bầu được thể hiện ở bảng 4.2 và hình 4.3:
Bảng 4.2: Kết quả sinh trưởng 𝑯̅vn của cây Lát hoa giai đoạn vườn ươm ở các công thứcthí nghiệm
Hvn CTTN CT1 CT2 CT3 CT4 Pr CV% NL1 2,67 2,84 2,86 2,55 <0,05 11,6 Lần đo 30 ngày NL2 2,96 2,52 2,33 2,77 NL3 2,94 2,63 2,77 2,57 TỔNG TB 2,86 2,66 2,65 2,53 NL1 9,24 6,45 4,83 3,81 <0,05 10,6 Lần đo 60 ngày NL2 9,22 6,21 4,96 4,28 NL3 7,46 6,27 4,46 3,75 TỔNG TB 8,64 6,31 4,75 3,95 NL1 14,75 11,28 6,49 4,76 <0,05 11,6 Lần đo 90 ngày NL2 15,45 11,42 6,35 4,71 NL3 14,74 11,05 6,36 4,37 TỔNG TB 14,98 11,25 6,4 4,6
Hình 4.3: Biểu đồ biểu diễn sinh trưởng 𝑯̅vn của cây Lát hoa ở các CTTN
Kết quả ở bảng 4.2 và hình 4.3 cho thấy: Sinh trưởng về chiều cao của cây Lát hoa giai đoạn vườn ươm dưới tác động của hỗn hợp ruột bầu ở các lần đo đạt kết quả khác nhau:
- Ở lần đo 30 ngày:Công thức 1 (90% đất + 1% NPK + 9% phân hoai mục) có 𝐇̅vn đạt là 2,86 cm, cao hơn công thức 2 là 0,2 cm, cao hơn công thức 3 là 0,21 cm, cao hơn công thức 4 là 0,33 cm.
Công thức 2 (90% đất + 2% NPK + 8% phân hoai mục) có 𝐇̅vn đạt là 2,66 cm, thấp hơn công thức 1 là 0,2 cm, cao hơn công thức 3 là 0,01 cm, cao hơn công thức 4 là 0,13 cm.
Công thức 3 (90% đất + 3% NPK + 7% phân hoai mục) có 𝐇̅vn đạt là 2,65 cm, thấp hơn công thức 1 là 0,21 cm, thấp hơn công thức 2 là 0,01 cm, cao hơn công thức 4 là 0,12 cm.
Công thức 4 (Không có phân) có 𝐇̅vn đạt là 2,53 cm, thấp hơn công thức 1 là 0,33 cm, thấp hơn công thức 2 là 0,13 cm, thấp hơn công thức 3 là 0,12 cm.
Như vậy: Hỗn hợp ruột bầu ảnh hưởng tới sinh trưởng chiều cao của cây Lát hoa lần đo 90 ngày giai đoạn vườn ươm và được xếp theo thứ tự từ