Quy trình chăm sóc và thu hoạch cây chè hữu cơ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) khảo sát quy trình sản xuất chè xanh hữu cơ tại công ty cổ phần ntea thái nguyên (Trang 32 - 35)

4.1.1.1. Quy trình chăm sóc

Cải tạo đất trồng: Công ty cải tạo đất vườn chè có sẵn. Quy trình cải tạo đất vườn chè có sẵn ở công ty Ntea như sau:

- Công ty sử dụng chế phẩm phân bón vi sinh hữu cơ EMZ-USA BIOFERTILIER ENZYM để làm xốp, cải tạo đất và thúc đẩy quá trình cố định đạm cho đất trồng. EMZ-USA gồm hỗn hợp emzym và những vi khuẩn có lợi cho đất trồng và được kết hợp hợp lý với thành phần 100% vi sinh học, không hóa chất và độc tố.

- Tưới EMZ-USA với liều lượng từ 1-3 lít cho 1 hecta: trước khi tưới, kích hoạt EMZ-USA bằng cách pha loãng 1 lít EMZ-USA với 100l nước sạch (tỷ lệ 1/100) và 3 lít mật mía (hoặc 3kg đường vàng), trộn thật kỹ hỗn hợp. Sau đó ủ hỗn hợp trong vòng 48-72 giờ cho đến khi bề mặt xuất hiện màng dày có màu nâu đậm. Cuối cùng đem đi phun, hỗn hợp này có thể sử dụng trong vòng 14 ngày kể từ lúc kích hoạt.

- Ngoài ra, công ty còn sử dụng chế phẩm nano bạc dạng viên sủi theo công thức hòa tan trong nước: pha 50ml nano bạc với 20 lít nước, phun đều lên bề mặt lá, phun xuôi chiều gió, theo các luống chè. Phun nano bạc giúp tiêu diệt nấm, vi khuẩn, virus gây bệnh trên cây chè và cho đất trồng, đồng thời làm phát triển bộ rễ tạo rễ cọc đâm sâu xuống lòng đất để hút chất dinh dưỡng cho cây phát triển tốt hơn, tăng sức đề kháng cho cây. Ngoài ra, nano bạc giúp cho cây chè hấp thụ ánh sáng được tốt hơn đối với cây chè bình thường, nano bạc xâm nhập vào tế bào thực vật giúp hấp thụ ánh sáng nhiều hơn và nâng cao hiệu quả quang hợp, từ đó nâng cao được năng suất cây chè.

- Cách bón: Rải phân theo đường vành khăn, theo tán cây hoặc xẻ rãnh giữa 2 tán cây, kết hợp với xới đất để vùi lấp phân. Chú ý tưới nước đủ ẩm (khoảng 70-80%) sau khi bón phân.

- Phân bón lá: sử dụng phân bón lá vi sinh hữu cơ cho chè để bổ sung vi lượng, tăng năng suất và chất lượng chè. Sử dụng phân bón lá phun ướt đều lên lá ngay sau mỗi lứa hái sẽ giúp cây hồi phục nhanh, cây phát triển mạnh, ra cành, ra lá mới.

Phòng trừ cỏ dại:

- Đối với chè kiến thiết cơ bản: xới cỏ đảm bảo sạch quanh năm trên hàng chè. + Vụ xuân (tháng 1-2) và vụ thu (tháng 8-9) xới sạch toàn bộ diện tích 1 lần/vụ + Trong năm xới gốc 2-3 lần, rộng 30-40cm về 2 bên hàng chè.

- Đối với chè kinh doanh:

+ Vụ đông xuân: Xới sạch cỏ dại, cày giữa hàng hoặc phay sâu 10cm, lấp phân hữu cơ và cành lá già sau khi đốn, nếu hạn không cày được thì xới sạch toàn bộ.

+Vụ hè thu: đào gốc cây dại, phát luống hoặc xới cỏ gốc giữa hàng, bừa 3-4 lần hoặc phay sâu 5cm.

Phòng trừ sâu bệnh:

- Kiểm tra thường xuyên, phát hiện sớm để tập trung phòng trừ. Các biện pháp phòng trừ cụ thể:

+ Biện pháp canh tác: Cày bừa diệt cỏ, vệ sinh nương đồi, lấp đất diệt nhộng, diệt mầm bệnh, bón phân hợp lý, thay đổi thời kỳ đốn, hái chạy non để loại bỏ trứng sâu bệnh.

+ Biện pháp sinh học sinh thái: Trồng cây bóng mát.

+ Dùng các loại thảo mộc phù hợp để xua đuổi các loại sâu, côn trùng gây hại. + Áp dung máy công nghệ cao vào việc chống và kiểm soát sâu bệnh.

- Phương pháp làm thuốc thảo mộc: công ty sử dụng ớt, sả, tỏi với tỷ lệ 1:1:1 xay nhuyễn ngâm với nước ủ lên men trong 15 ngày. Thùng ngâm phải đậy kín, để nơi thông thoáng và có thể sử dụng đến 4-5 tháng. Hỗn hợp này giúp trừ sâu bệnh như sâu tơ, sâu đục thân, sâu đục quả,....hỗn hợp này không gây ô nhiễm môi trường nguồn nước.

- Cách phun:

+ Lần 1: Phun từ dưới lên (phun dưới lá) và phun từ trên xuống (phun trên mặt lá).

+ Lần 2,3: Sau 3 ngày.

+ Lần 4: Cách lần 3 sau 5 ngày. + Sau đó cứ cách 7 ngày phun lần.

Đốn chè: thường từ giữa tháng 12 đến hết tháng 1

- Nơi thường có sương muối đốn muộn hơn, đốn sau đợt sương muối nặng. - Đốn đau trước, đốn phớt sau.

- Đốn tạo hình, chè con trước, đốn chè trưởng thành sau.

- Đối với vùng chè đảm bảo độ ẩm hoặc có điều kiện chủ động tưới chè có thể đốn 1 phần diện tích vào tháng 4-5 sau đợt chè xuân góp phần rải vụ thu hoạch chè.

- Cách đốn và dụng cụ đốn:

+ Đốn tạo tán có mặt bằng nghiêng theo sườn dốc, không làm dập cành, xây sat vỏ.

+ Đốn đau, đốn lửng, đốn tạo hình lần đầu thì dùng dao. Đốn phớt, đốn tạo hình lần 2 thì dùng kéo hoặc dao. Đốn trẻ lại, sửa cành lớn chè giống thì dùng cưa.

+ Đối với các giống chè có phân cành nhiều, mật độ cành lớn sinh trưởng đều thì áp dụng máy đốn để năng cao năng suất lao động.

Tưới chè: Ở đồi chè, nhà máy lắp đặt hệ thống tưới nước theo phương pháp phun mưa bề mặt với vòi tưới tự động cho từng luống chè để duy trì độ ẩm, độ pH cho đất và chè phát triển tốt.

Lắp đặt hệ thống chip điện tử để cảnh báo hướng gió để nhà máy dễ dàng trong việc kiểm soát tình hình môi trường tốt hay xấu đẻ có chế độ chăm sóc hợp lý.

Hình 4.1.1.1 Tưới nước

4.1.1.2. Quy trình thu hoạch

- Chu kỳ thu hái là từ 1-2 tháng/lần - Hái bằng tay

- Làm sạch rồi đưa đến chỗ thoáng mát để lá chè có nhiệt độ ổn định - Đưa chè đã hái đi chế biến

- Đóng gói và bảo quản

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) khảo sát quy trình sản xuất chè xanh hữu cơ tại công ty cổ phần ntea thái nguyên (Trang 32 - 35)