Khảo sát quá trình kiểm soát chất lượng và chứng nhận ISO 22000:2005

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) khảo sát quy trình sản xuất chè xanh hữu cơ tại công ty cổ phần ntea thái nguyên (Trang 46)

Kiểm soát chất lượng trong sản xuất:

- Nhà xưởng – thiết bị: trước và sau sản xuất luôn phải được dọn dẹp sạch sẽ, thiết bị sau khi dùng được rửa và lau chùi bằng nước sạch.

- Sản phẩm khi được đưa vào sản xuất cần phải đảm bảo yêu cầu đủ về số lượng và chất lượng. Bất kể sai lệch nào cũng đều phải ghi lại và cần được kiểm tra lại.

- Khi sản phẩm đạt được tiêu chuẩn chất lượng thì mới được đưa ra thị trường: + Bao bì: không sử dụng bao bì tái chế làm ảnh hưởng đến chất lượng chè xanh, trên bao bì phải ghi đầy đủ và rõ ràng các thông tin như ngày sản xuất, hạn sử dụng,....

+ Nhãn mác: ghi công ty chịu trách nhiệm pháp lý với sản phẩm.

+ Bảo quản: đóng sản phẩm trong thùng carton để trên kệ cách mặt đất 40cm và không để sản phẩm nơi bụi bẩn.

Mỗi nhà máy sản xuất đều có bộ phận QC, giúp kiểm soát chất lượng cho mỗi công đoạn trong quá trình sản xuất. Bộ phận này trực tiếp thực hiện kiểm tra từng khâu trong quá trình sản xuất, đảm bảo chất lượng đầu ra theo các tiêu chuẩn định sẵn. Tại công ty cổ phần Ntea Thái Nguyên, sau khi đóng gói sản phẩm vào các thùng sẽ được đưa đến trụ sở công ty tại Hà Nội để bộ phận QC kiểm chứng xem sản phẩm đã đạt được yêu cầu để xuất ra thị trường hay chưa. Công ty sẽ kiểm tra ngẫu nhiên 4 thùng hàng, nếu có một trong bốn thùng hàng đó có thùng bị lỗi chưa đạt yêu cầu chất lượng hoặc số lượng thì sẽ bị trả lại cả lô hàng. Công ty Ntea Thái Nguyên sẽ đem về và kiểm tra lại tất cả các thùng hàng cho đến khi đạt được yêu cầu thì mới được đưa ra thị trường.

Tiêu chuẩn ISO 22000:2005 - Hệ thống Quản lý An toàn Thực phẩm do Tổ chức Tiêu chuẩn hoá Quốc tế (ISO) ban hành tháng 9/2005. Tiêu chuẩn ISO 22000

đưa ra các yêu cầu về đảm bảo an toàn, vệ sinh thực phẩm trong chuỗi cung ứng từ nhà cung cấp - nhà sản xuất - nhà phân phối - người tiêu dùng.

Tiêu chuẩn này nhằm cung cấp một hệ thống quản lý An toàn thực phẩm toàn diện bao gồm các yêu cầu:

- Quản lý tài liệu hồ sơ. - Cam kết của lãnh đạo. - Quản lý nguồn lực.

- Hoạch định và tạo sản phẩm an toàn (các chương trình tiên quyết, các phân tích mối nguy và kiểm soát tới hạn HACCP).

- Kiểm tra xác nhận. - Xác định nguồn gốc. - Trao đổi thông tin. - Cải tiến hệ thống.

Áp dụng ISO 22000-2005 vào trong sản xuất thực phẩm nhằm góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống của người tiêu dùng và giúp ổn định xã hội trước những mối nguy về thực phẩm bẩn. Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm theo tiêu chuẩn ISO 22000-2005 giúp cơ sở sản xuất sản phẩm tuân thủ đúng theo yêu cầu pháp luật về chất lượng của sản phẩm. Giấy chứng nhận còn được coi là bằng chứng chứng minh sự nỗ lực của cơ sở sản xuất trong việc quản lí chất lượng sản phẩm, nâng cao sự tin tưởng của người tiêu dùng đối với sản phẩm của công ty, đồng thời giúp nâng cao hình ảnh cũng như uy tín của cơ quan sản xuất thực phẩm trên thị trường.

Hình 4.2.2 Chứng nhận ISO 22000:2005 của Công ty Cổ phần Ntea Thái Nguyên 4.2.3 Khảo sát Chứng nhận Biocert-IFOAM tại Công ty cổ phần Ntea Thái Nguyên

IFOAM – Organics International được thành lập năm 1972, là tổ chức dựa trên thành viên hoạt động để mang lại sự bền vững thực sự cho nông nghiệp trên toàn cầu [6].

Tầm nhìn và sứ mệnh của IFOAM [6]:

-Tầm nhìn: khuyến khích áp dụng rộng rãi nông nghiệp thực sự bền vững, chuỗi giá trị và tiêu dùng theo các nguyên tắc của nông nghiệp hữu cơ.

-Sứ mệnh: thay đổi hang đầu, hữu cơ. IFOAM góp phần làm tăng lên [6]:

-Kết quả của nông nghiệp hữu cơ và các phương pháp tương tự, được chứng nhận hoặc không được chứng nhận

-Số lượng các hoạt động hữu cơ chuyển từ thực tiễn tốt sang thực tiễn tốt nhất -Số lượng các hoạt động nông nghiệp đang trở nên bền vững hơn và tích hợp các nguyên tắc và phương pháp hữu cơ.

Trong tình hình người tiêu dùng đang rất lo ngại về thực phẩm không an toàn hiện nay, việc phát triển nông nghiệp hữu cơ là bước đi cần thiết và kịp thời cho nông nghiệp Việt Nam. Tuy nhiên, nông nghiệp hữu cơ mà chúng ta muốn cổ súy cho Việt Nam hôm nay không phải là nông nghiệp hữu cơ thời hoang sơ mà là một nền nông nghiệp luôn tuân thủ 4 nguyên tắc về Sức khỏe, Sinh thái, Công bằng và Quan tâm.

Hiện nay, công nghệ sinh học được ứng dụng rộng rãi trong sản xuất Nông Nghiệp như sản xuất phân bón hữu cơ sinh học, phân bón hữu cơ vi sinh chức năng, các chế phẩm xử lý môi trường đất, nước và nhiều chế phẩm vi sinh, thuốc thảo mộc có thể thay thế thuốc hoá học trong bảo vệ thực vật.

Công ty cổ phần NTEA Việt Nam vừa được Tổ chức chứng nhận quốc tế Biocert International trực tiếp sang và trao chứng nhận hữu cơ quốc tế vì những thành quả đạt được trong hoạt động sản xuất, kinh doanh theo tiêu chuẩn hữu cơ nông nghiệp IFOAM [11].

Tổ chức IFOAM đánh giá cao những kết quả mà NTEA Việt Nam đã đạt được. Kết quả nghiên cứu thực địa tại vùng nguyên liệu NTEA Farm tại thôn Văn Hữu, xã Hóa Thượng, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên được chuyển về tổ chức đều đáp ứng tiêu chuẩn đề ra [11].

Công ty Cổ phần Ntea áp dụng những yêu cầu của IFOAM vào trong sản xuất: -Đất canh tác: Đã được cải tạo là đất hữu cơ 18 – 36 tháng từ đất truyền thống đã sử dụng phân bón NPK, thuốc bảo vệ thực phẩm thông thường. Công ty sử dụng EMZ-USA, nano bạc, phân bón hữu cơ 100% sinh học, không độc, không hóa chất giúp sản sinh những vi sinh vật có lợi, phân hủy được các tạp chất trong đất trồng.

-Nước: Đạt chất lượng nước tưới hữu cơ, nguồn nước sạch không bị ô nhiễm. Duy trì chất lượng nước và sử dụng nước hiệu quả bằng hệ thống tưới tiêu tự động và đưa mẫu nước đi kiểm tra định kì 6 tháng 1 lần.

-Chỉ sử dụng giống hữu cơ: công ty chọn luôn chè trung du có sẵn tại địa phương để cải tạo. Quản lí hữu cơ trong vòng 12-36 tháng, trước khi công nhận là hữu cơ.

-Phân bón hữu cơ: công ty sử dụng tất cả phân bón hóa học trong sản xuất hữu cơ, các loại thuốc bảo vệ thực vật hóa học, chất kích thích sinh trưởng, không sử dụng phân người, phân ủ từ các rác thải đô thị mà sử dụng phân động vật lấy từ bên ngoài trang trại được ủ nóng, hoại mục trước khi dùng trong canh tác hữu cơ, đặc biệt không được sử dụng thước bảo vệ thực vật có trong danh mục cấm, không được phép sử dụng trong việc canh tác hữu cơ.

-Thuốc bảo vệ thực vật làm từ dược liệu thực vật: tưới thảo mộc gừng, tỏi, ớt, xả, giấm, hương thảo để phòng trừ sâu, bọ xít, dầy xanh....

-Bao bì đựng sản phẩm: Có chứng nhận an toàn thực phẩm “Food grade” -Kỹ thuật trồng trọt: cải thiện đất trồng, sử dụng phân bón lá, sử dụng khoáng thiên nhiên trong danh mục cho phép sử dụng, phơi đất (thời gian nghỉ của đất), làm màu mỡ đất từ vi sinh vật, lớp phủ tự nhiên…

-Xử lý cỏ dại: nhổ cỏ bằng tay,

-Kiểm soát động vật gây hại: Sử dụng một số cây trồng có dược liệu như trồng hàng cây dược liệu xung quanh trang trại để đuổi côn trùng, ngăn ngừa sự xâm nhập của động vật gặm nhấm, chim. Sử dụng biện pháp luân canh cây trồng, xen canh, trồng nhiều loại cây trồng. Giống kháng bệnh cao, tạo môi trường phù hợp, chọn thời điểm gieo trồng thích hợp, nuôi các loài thiên địch (ếch, dơi, chim), đặt bẫy các loài côn trùng theo mùa vụ, hàng rào tự nhiên, vệ sinh trang trại tốt, IPM (quản lý dịch hại tổng hợp), ICM (quản lý mùa vụ tổng hợp)

-Vùng đất liền kề: ruộng gần kề sử dụng các chất cấm trong canh tác thì ruộng hữu cơ phải có 1 vùng đệm để ngăn cản sự xâm nhiễm của các chất hóa học từ ruộng bên cạnh. Cây trồng hữu cơ cách vùng đệm ít nhất là 1m. Nếu sự xâm nhiễm xảy qua qua đường không khí thì cây được trồng ở vùng đệm sẽ ngăn chặn bụi phun xâm nhiễm. Vùng đệm dùng để ngăn chặn sự sâm nhiễm hóa chất độc hại ở công ty Ntea là những hàng cây keo.

Theo đó, các điều kiện về tự nhiên, nguồn đất, nguồn nước và sản phẩm sơ chế, tinh chế của NTEA đã trải qua hàng loạt những kiểm nghiệm nghiêm ngặt và phân tích một cách khoa học theo các tiêu chuẩn quốc tế bởi các chuyên gia đánh giá đại diện cho tổ chức chứng nhận quốc tế Biocert International. Kết quả kiểm nghiệm và nghiên cứu cho thấy, các sản phẩm của công ty đáp ứng được tiêu chuẩn hữu cơ quốc tế IFOAM [11].

Chứng nhận hữu cơ quốc tế IFOAM là cơ sở pháp lý quan trọng, chứng minh cho những giá trị của các sản phẩm trà hữu cơ NTEA nói riêng và ngành chè Việt Nam nói chung khi tạo được niềm tin với bạn bè quốc tế, nâng cao niềm tin của người tiêu dùng Việt Nam về sản phẩm trà an toàn, trà sạch và hưởng ứng cuộc vận động "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam" [11].

Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), nông nghiệp hữu cơ là hệ thống canh tác và chăn nuôi tự nhiên, không sử dụng phân bón và thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ cũng như không sử dụng các chất bảo quản… Vì vậy, nông nghiệp hữu cơ được được đánh giá là lành mạnh, tự nhiên và đảm bảo an toàn cho người sử dụng, góp phần cải thiện môi trường, giảm thiểu ô nhiễm cũng như bảo vệ nguồn nước, giữ độ phì nhiêu của đất, đảm bảo sức khỏe của người dùng vì tính chất tự nhiên và không sử dụng thuốc bảo vệ thực vật [11].

PHẦN 5

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1 Kết luận

Trong suốt quá trình thực tập tại Công ty Ntea Thái Nguyên, em xin được đưa ra một số kết luận như sau:

-Quy trình sản xuất chè xanh hữu cơ của công ty cổ phần Ntea Thái Nguyên gồm 3 giai đoạn: chăm sóc, thu hái và chế biến chè xanh hữu cơ. Trong quá trình chế biến đi đôi với các thiết bị hiện đại thì công ty vẫn sử dụng phương pháp sản xuất chè xanh thủ công.

-Khảo sát được một số tiêu chuẩn chính áp dụng tại Công ty cổ phần Ntea cho sản phẩm chè hữu cơ:

+ Công ty đã thực hiện đúng quy trình 5S: vệ sinh sạch sẽ nơi sản xuất và tuân thủ nghiêm ngặt các quy định nhưng vẫn giữ được tinh thần thaoir mái cho các công nhân tại xưởng.

+ Chứng nhận ISO 22000:2005: nơi sản xuất phải sạch sẽ, sản phẩm đạt được yêu cầu về chất lượng và số lượng nếu chưa đạt thì phải kiểm tra lại, khi kiểm tra sản phẩm chè xanh đạt được yêu thì mới được xuất ra ngoài thị trường.

+ Công ty áp dụng được các yêu cầu của Biocert-IFOAM vào trong việc chăm sóc và sản xuất chè xanh hữu cơ: cải tạo đất, nguồn nước, phân bón, phòng sâu bệnh và cỏ dại, vùng đất liền kề...

5.2 Kiến nghị

Trong suốt thời gian thực tập tại Công ty Cổ phần Ntea Thái Nguyên em xin được đưa ra ý kiến sau đấy:

- Tại nơi sản xuất chế biến thì cần khép kín hoàn toàn và mở rộng thêm khu vực sản xuất.

-Nghiên cứu thêm những điều kiện chế biến khác cho sản phẩm trà xanh hữu cơ đạt được chất lượng tốt hơn.

-Nghiên cứu thêm công đoạn làm giảm sự hư hỏng của chè nguyên liệu trước khi đưa vào công đoạn chế biến.

TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt:

1. Cây chè sản xuất và chế biến tiêu thụ phần 1, phần 2. Giáo sư Đỗ Ngọc Quý 2. Dương Trung Dũng (2013), Giáo trình cây chè, trường ĐH Nông Lâm Thái

Nguyên.

3. Lê Tất Khương (1999), Giáo trình cây chè, NXB Nông Nghiệp. 4. Tài liệu của Công ty Cổ phần Ntea Thái Nguyên.

5. Trịnh Xuân Ngọ (2009), Cây chè và kỹ thuật chế biến, NXB TP.HCM.

Tiếng Anh:

6. https://www.ifoam.bio/about-us

Tài liệu internet:

7.http://thuonghieuvang.net.vn/Print/884960.aspx 8.http://www.vaas.org.vn/thi-truong-che-the-gioi-va-trien-vong-a18440.html 9.http://agrotrade.gov.vn/Pages/thi-truong-xuat-khau-che-2-thang-dau-nam- 2020.aspx 10.https://vietnambiz.vn/thi-truong-thuc-pham-huu-co-rat-tiem-nang-nhung-chi- chiem-02-doanh-thu-cua-cac-nha-ban-le-hang-dau-viet-nam- 20191112231513614.htm 11.https://vnexpress.net/ntea-viet-nam-nhan-chung-nhan-huu-co-quoc-te- 3440179.html 12.http://bacgiangtv.vn/tin-tuc/190/64835/lua-chon-san-pham-huu-co-xu-huong- tieu-dung-thong-thai

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) khảo sát quy trình sản xuất chè xanh hữu cơ tại công ty cổ phần ntea thái nguyên (Trang 46)