Tình hình nghiên cứu sử dụng phân bón lá ở Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu ảnh hưởng của thuốc kích thích sinh trưởng và phân bón lá đến khả năng sinh trưởng phát triển giống hoa hồng summer snow tại phia đén (Trang 27 - 31)

Phân bón lá được sử dụng ở Việt Nam từ đầu những năm 1980 của thế kỷ trước, tuy nhiên phải đến năm 2000, thuật ngữ phân bón lá mới được chính thức đề cập trong các văn bản pháp quy của Nhà nước (Nghị định số 113/2003/NĐ-CP ngày 07/10/2003 và các thông tư, quyết định của Bộ Nông nghiệp và PTNT). Theo một số quyết định của Bộ Nông nghiệp và PTNT, nhiều loại phân bón lá được loại bỏ khỏi danh mục. Do vậy, tính đến tháng 12 năm 2012 trong danh mục phân bón được phép sử dụng ở Việt Nam có: tổng số: 7.711 loại phân bón, trong đó có 4.683 loại phân bón lá, chiếm 60,1% tổng số các loại phân bón (camnangcaytrong.com) [28].

Một số nghiên cứu về phân bón lá ở Việt Nam

Đối với hoa cây cảnh, kết quả nghiên cứu về ảnh hưởng của phân bón lá trên các đối tượng này còn chưa nhiều. Tuy nhiên, khi khảo nghiệm phân bón lá Agriconik trên cây hoa hồng và hoa thược dược ở Hà Nội cho kết quả: số lượng và đường kính hoa đều tăng so với đối chứng phun nước sạch, còn

phun phân bón lá Komix – FL cho hoa cây cảnh làm tăng số hoa, đường kính hoa, giữ cho hoa lâu tàn (Vũ Cao Thái, 2000) [11].

Xử lý phân bón lá SNG, Atonik cho cây hoa cúc đã tác động mạnh đến giai đoạn sinh trưởng sinh thực của cây, làm tăng tỷ lệ hoa hữu hiệu 11% so với đối chứng, tăng năng suất, chất lượng, kéo dài tuổi thọ của hoa, còn xử lý SNG và BPF nồng độ 10ml/lít cho cây hoa cúc lúc bắt đầu ra nụ, đã làm tăng đường kính hoa lên đáng kể, màu sắc hoa tươi hơn, thân lá xanh đậm, cuống hoa to hơn...(Nguyễn Quang Thạch, 2000) [10].

Sản phẩm phân bón lá Pomior của Hoàng Ngọc Thuận (Đại học Nông Nghiệp I) đã được Bộ Nông nghiệp và PTNT công nhận là tiến bộ kỹ thuật năm 2005. Pomior là một dạng phức hữu cơ bao gồm các nguyên tố đa lượng, trung lượng, vi lượng và các chất kích thích sinh trưởng (auxin). Một số nghiên cứu ảnh hưởng của phân bón lá phức hữu cơ Pomior trên các cây hoa cúc, hoa đồng tiền và hoa hồng, Hoàng Ngọc Thuận (2005) [13] cho thấy:

- Trên cây cúc, đồng tiền kép, thí nghiệm bón thúc bằng phân bón lá Pomior ở các nồng độ: 0,2%, 0,3%, 0,4% và 0,5% đều cho khả năng sinh trưởng và năng suất cao hơn, tuy nhiên ở nồng độ 0,4% cho hiệu quả cao nhất, đường kính hoa tăng 1,44 lần, chiều cao cành tăng 1,15 lần, năng suất hoa tăng 1,22 lần, số hoa loại 1 tăng 1,44 lần so với đối chứng.

- Trên cây hoa hồng Đỏ nhung (Pháp) khi phun phân bón lá Pomior 0,3% cho cây 5 ngày/lần kết quả, năng suất chất lượng hoa đều cao hơn, hiệu quả kinh tế tăng gấp 1,27 lần, so với đối chứng bón thúc bằng phân khoáng qua rễ ( cùng nền bón lót). Các thí nghiệm trên cây hoa hồng Đỏ san (Hà Lan), và các cây trồng khác: lúa, rau, cây ăn quả... đều cho kết quả tương tự.

Theo Trần Đại Dũng (2004) [1] tổng diện tích bề mặt lá tiếp xúc với phân bón thường cao hơn 8 – 10 lần diện tích tán cây che phủ, các chất dinh dưỡng được vận chuyển tự do theo chiều từ trên xuống dưới với vận tốc

30cm/h, do đó năng lực hấp thụ dinh dưỡng từ lá cũng cao gấp 8 – 10 lần so với khả năng hấp thu từ rễ.

Theo Dương Văn Mạnh (2015) [7] sử dụng phân bón lá Thiên Nông cho hoa Phong lữ thảo có tác dụng tốt đến sinh trưởng và phát triển, năng suất, chất lượng và mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn.

Theo Thẩm Hoàng Năm (2018) [8] sử dụng phân bón lá Komix cho giống hoa đồng tiền ĐPH 08 cho năng suất chất lượng hoa cao nhất, tỷ lệ hoa hữu hiệu đạt 92,5%

Những nghiên cứu về hoa hồng ở Việt Nam

Trên thế giới lĩnh vực nghiên cứu về chọn tạo giống hoa hồng và các biện pháp kỹ thuật đã được các nhà khoa học quan tâm nghiên cứu từ lâu và cho đến nay, những công trình nghiên cứu về hoa hồng còn rất khiêm tốn.Những kết quả đạt được mới chỉ là bước đầu.

Những nghiên cứu về thu thập và bảo tồn nguồn gen hoa hồng ở miền Bắc Việt Nam của tác giả Nguyễn Xuân Linh và cộng sự (1998) đã chỉ rõ: vùng Đông Bắc: nguồn gen họ cây hoa hồng được phát hiện thấy ở rừng cấm Quốc Gia Cát Bà, vùng Tây Bắc: nguồn gen cây hoa hồng được tìm thấy ở vùng Lai Châu, Hòa Bình, Sơn La..., Ở đồng bằng Bắc Bộ: hoa hồng có ở khắp nơi như Hải Phòng, Thái Bình, Hà Nội, Nam Hà, Ninh Bình...Tại các vườn Quốc Gia Tam Đảo, Ba Vì, Cúc Phương còn phát hiện được các loại hoang dại. Ở Bắc Trung Bộ tại dải rừng phía Tây vùng biên giới Việt Lào cũng phát hiện được cây hoa hồng hoang dại.

Kết quả nghiên cứu chọn tạo giống hoa hồng đã được thực hiện ở các viện như Viện Nghiên Cứu Rau Quả, Viện Di truyền Nông nghiệp. Tuy nhiên, chủ yếu đi theo hướng nhập nội nguồn gen về tuyển chọn, tạo ra những giống có khả năng thích nghi tốt với điều kiện sinh thái Việt Nam. Công việc này không đòi hỏi nhiều công sức, nhưng tính chủ động không cao.

Viện Nghiên Cứu Rau Quả nhập nội 11 giống hoa hồng từ Trung Quốc về so sánh với một số giống hồng trong nước đang được trồng phổ biến và đã chọn được 3 giống VR1, VR2 và VR9 có khả năng sinh trưởng tốt và chống chịu được sâu bệnh tương đối cao.

Viện Di truyền Nông Nghiệp đã nhập nội và thu thập 1 tập đoàn giống hoa hồng mới và một số con lai F1 đưa vào khảo nghiệm đánh giá và chọn lọc, bước đầu đã cho kết quả tốt.

Dương Công Kiên khi lai 2 giống hoa hồng nhung đậm (josephine Baker) và hoa hồng khói (Blue moon) đã chọn được 1 cây hoa hồng tím, cây này có nhiều hoa (10 hoa), hoa lớn (đường kính 7 – 8cm) với 10 – 12 cánh hoa, độ bền đồng ruộng được 7 ngày. Ban đầu, do trồng từ hạt nên cây hoa hồng tím được tạo ra phát triển yếu và năng suất không cao. Về sau ghép mắt hồng mới vào gốc hồng dại cây đã phát triển tốt trong khí hậu nóng tại Thành phố Hồ Chí Minh và nở nhiều bông hơn (Nguyễn Mai Thơm, 2009) [15].

Kết luận: Sử dụng phân bón lá là một trong những giải pháp để cung cấp

ngay dinh dưỡng còn thiếu cho cây trồng ở thời điểm khó khăn, khắc phục các hạn chế của bộ rễ cây ở giai đoạn sinh trưởng ban đầu, cung cấp đủ các chất dinh dưỡng để tăng sự phát triển của hạt hoặc quả ở giai đoạn sinh trưởng sinh thực, nâng cao hiệu suất sử dụng phân bón và hạn chế ô nhiễm môi trường đất, nước. Phân bón lá đã được sử dụng nhiều trên một số loại cây trồng tuy nhiên việc nghiên cứu sử dụng phân bón lá cho hoa hồng còn ít, chưa có nhiều kết quả nghiên cứu.

PHẦN 3

NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu ảnh hưởng của thuốc kích thích sinh trưởng và phân bón lá đến khả năng sinh trưởng phát triển giống hoa hồng summer snow tại phia đén (Trang 27 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)