Ảnh hưởng của liều lượng phân bón cá Cô Đặc Fish Emulsion đến năng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu ảnh hưởng của thuốc kích thích sinh trưởng và phân bón lá đến khả năng sinh trưởng phát triển giống hoa hồng summer snow tại phia đén (Trang 52)

năng suất và chất lượng của hoa hồng

định hiệu quả kinh tế. Năng suất hoa hồng được quyết định bởi số cành hoa/cây, đường kính hoa, độ bền tự nhiên. Qua theo dõi ảnh hưởng của liều lượng phân bón cá đến các yếu tố cấu thành năng suất và chất lượng của giống hoa hồng Summer Snow thu được kết quả trình bày ở bảng 4.9.

Bảng 4.9. Ảnh hưởng của liều lượng phân bón cá Cô Đặc Fish Emulsion đến năng suất và chất lượng của hoa hồng

Công thức Số cành hoa/cây (cành) Chiều dài cành hoa (cm) Số nụ/cây hoa (nụ) Đường kính thân cây (cm) Đường kính hoa (cm) Độ bền tự nhiên (ngày) CT1(đ/c) 5,3b 4,8a 13,2a 1,5b 6,1a 7,8b CT2 7,0ab 5,4a 13,3a 1,6a 6,0a 8,3b CT3 7,4b 5,8a 17,8a 1,7a 6,3a 10,7a CT4 5,9a 5,1a 14,6a 1,6ab 6,2a 9,3ab P <0,05 <0,05 <0,05 <0,05 <0,05 <0,05 CV 18 7 25,7 5,3 4,7 10,5 LSD 2,4 0,8 7,9 0,2 0,6 1,9

Kết quả ở bảng 4.9 cho thấy:

- Số cành hoa trên cây: Số cành hoa trên cây của giống hoa hồng Summer Snow giữa các CT dao động từ 5,3 – 7,4 cành/cây, trong đó CT3 phun với liều lượng 2,5ml / 2 lít nước có số cành hoa trên cây nhiều nhất đạt trung bình 7,4 cành cao hơn so với CT đ/c 2,1 cành. Tiếp đó là CT2 phun với liều lượng 1,5ml / 2 lít nước có 7 cành, CT4 phun với liều lượng 3,5ml / 2 lít (5,9 cành) và CT đ/c có số cành ít nhất (5,3 cành). Các kết quả có ý nghĩa thống kê (P<0,05) với mức tin cậy 95%.

- Chiều dài cành hoa: Chiều dài cành hoa giữa các CT dao động từ 4,8 – 5,8cm, trong đó CT3 phun với liều lượng 2,5ml / 2 lít nước có chiều dài cành hoa dài nhất đạt trung bình 5,8cm. Tiếp đó là CT2 phun với liều lượng 1,5ml / 2 lít nước có chiều dài cành hoa đạt 5,4cm, CT4 phun với liều lượng 3,5ml / 2 lít (5,1cm) và CT đ/c có chiều dài cành hoa ngắn nhất (4,8cm). Các

kết quả có ý nghĩa thống kê (P<0,05) với mức tin cậy 95%.

- Số nụ hoa trên cây: Số nụ trên cây của các cây ở 4 CT dao động từ 13,2 – 17,8 nụ, trong đó CT3 phun với liều lượng 2,5ml / 2 lít nước có số nụ đạt cao nhất là 17,8 nụ. Tiếp đó là CT4 phun với liều lượng 3,5ml / 2 lít nước có 14,6 nụ. CT2 phun với liều lượng 1,5ml / 2 lít nước và ở CT đ/c có số nụ tương đương nhau và chênh lệch nhau không lớn 13,2 – 13,3 nụ, kết quả có ý nghĩa thống kê ở độ tin cậy 95% (P < 0,05).

- Đường kính thân chính: Việc sử dụng phân bón cá phun cho hoa hồng Summer Snow làm cho đường kính thân chính của cây lớn hơn so với việc không sử dụng. Ở CT Đ/c cây có đường kính thân là 1,5cm. CT3 phun với liều lượng 2,5ml / 2 lít nước thì hoa hồng Summer Snow có đường kính lớn nhất đạt từ 1,7cm ở mức tin cậy 95%. CT2 và CT4 phun với liều lượng 1,5ml và 3,5ml / 2 lít nước có đường kính thân tương đương nhau (1,6cm).

- Đường kính hoa: Đường kính hoa là một trong những chỉ tiêu thể hiện khả năng sinh trưởng sinh dưỡng trước, cây có đầy đủ chất dinh dưỡng và sinh trưởng phát triển khỏe thì sẽ cho ra hoa to, đẹp. Đường kính hoa của cây ở các CT dao động từ 6 – 6,3cm, trong đó CT3 phun với liều lượng 2,5ml / 2 lít nước có đường kính hoa đạt lớn nhất là 6,3cm so với 3 CT còn lại với mức tin cậy 95%.

- Độ bền tự nhiên của hoa: Độ bền tự nhiên của hoa cũng là chỉ tiêu quan trọng. Nếu các chỉ tiêu khác tốt nhưng độ bền hoa kém thì giá trị bông hoa cũng giảm. Độ bền tự nhiên của hoa hồng Summer Snow giữa các CT dao động từ 7,8 – 10,7 ngày, trong đó CT3 phun với liều lượng 2,5ml / 2 lít nước có độ bền hoa tự nhiên cao nhất đạt trung bình 10,7 ngày. Tiếp đó là CT4 phun với liều lượng 3,5ml / 2 lít nước, hoa có độ bền tự nhiên đạt trung bình 9,3 ngày. CT2 phun với liều lượng 1,5ml / 2 lít nước có độ bền hoa tự nhiên đạt trung bình 8,3 ngày. CT đ/c hoa có độ bền tự nhiên ngắn nhất (7,8 ngày) với độ tin cậy 95%.

phun phân bón cá Cô Đặc Fish Emulsion với 3 liều lượng khác nhau thì hoa hồng Summer Snow có số cành hoa trên cây, số nụ hoa trên cây, kích thước hoa, độ bền hoa tự nhiên vượt trội hơn hẳn so với CT đ/c, trong đó sử dụng phân bón cá Cô Đặc Fish Emulsion với liều lượng 2,5ml / 2 lít nước (CT3) là tốt nhất.

4.2.5. Mức độ gây hại của bệnh hại trên cây hoa hồng khi sử dụng liều lượng phân bón cá Cô Đặc Fish Emulsion khác nhau

Khả năng chống chịu sâu bệnh cũng là một chỉ tiêu quan trọng. Các cây có khả năng chịu sâu bệnh tốt tạo điều kiện cho cây sinh trưởng, phát triển tốt, năng suất cao. Kết quả theo dõi mức độ sâu bệnh hại trên cây hoa hồng khi sử dụng liều lượng phân bón cá khác nhau được trình bày ở bảng 4.10.

Bảng 4.10. Mức độ gây hại của sâu bệnh hại trên cây hoa hồng khi sử dụng liều lượng phân bón cá Cô Đặc Fish Emulsion khác nhau

Công thức Sâu xanh (Helicoverpa armigera) Nhện đỏ (Tetranychus urticae) Bệnh đốm đen (Diplocarpon rosae) Bệnh thán thư (Sphaceloma rosarum) Mật độ (con/cây) Mức độ hại Mật độ (con/cây) Mức độ hại Tỷ lệ % Mức độ hại Tỷ lệ % Mức độ hại CT1 (đ/c) 0,22 + 0,22 + 11,1 + 11,1 + CT2 0 + 0,11 + 22,2 ++ 11,1 + CT3 0 + 0,11 + 22,2 ++ 22,2 ++ CT4 0,22 + 0,11 + 33,3 ++ 22,2 ++

Kết quả ở bảng 4.10 cho thấy:

* Sâu xanh thường gây hại trên các bộ phận lá và nụ của cây. Trong đó CT2, CT3 không bị gây hại thể hiện sự chống chịu sâu bệnh tốt. CT1 và CT4

* Nhện đỏ gây hại nhẹ ở CT2, CT3, CT4 với mật độ 0,11 con/cây. CT1 gây hại ở mức 0,22 con/cây. Mức độ gây hại nhẹ không ảnh hưởng tới sinh trưởng, phát triển.

* Bệnh đốm đen: Các CT đều bị bệnh đốm đen gây hại ở mức độ khác nhau, tỷ lệ hại vẫn có sự chênh lệch. CT đ/c có tỷ lệ hại thấp nhất là 11,1%, tiếp đến là 3 CT được phun phân bón cá đều có tỷ lệ bệnh đốm đen hại là 22,2% và 33,3% và gây hại ở mức độ trung bình. Bệnh đốm đen bắt đầu xuất hiện vào giai đoạn 35 ngày sau khi bắt đầu thí nghiệm, lúc này điều kiện khí hậu ẩm ướt, mưa nhiều.

* Bệnh thán thư: Bệnh thán thư gây hại nhẹ ở CT đ/c và CT2 phun phân bón cá với liều lượng 1,5ml / 2 lít nước với tỉ lệ gây bệnh nhỏ hơn 20%. Gây hại ở mức độ trung bình ở CT3 phun phân bón cá với liều lượng 2,5ml và CT4 liều lượng 3,5ml / 2 lít nước với tỉ lệ hại là 22,2%.

Nhìn chung các CT phun phân bón cá Cô Đặc Fish Emulsion đều bị bệnh hại nhưng ở mức độ nhẹ không làm ảnh hưởng đến sinh trưởng, phát triển cũng như khả năng cho năng suất hoa của cây hoa hồng Summer Snow.

PHẦN 5

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 5.1. Kết luận

Từ những kết quả nghiên cứu trên chúng tôi kết luận như sau:

- Phun phân bón lá: Khi phun phân bón lá CT4 (Đầu trâu 701) có hiệu quả tốt nhất đến sinh trưởng của giống hoa hồng Summer Snow, sau 70 ngày theo dõi số cành trên cây (29,6 cành), số lá trên cây (177,7 lá). Về năng suất chất lượng cây có chiều dài cành, đường kính hoa tương đối cao (6,1cm; 6,9cm), số nụ hoa trên cây (25,5 nụ), số cành hoa trên cây là (6,4 cành), độ bền hoa tự nhiên 11,6 ngày (trên vườn). Về tình hình sâu bệnh hại có mức độ sâu bệnh hại thấp nhất là (11,1%), mật độ sâu hại không đáng kể.

- Phun phân bón cá Cô Đặc Fish Emulsion: Các liều lượng khác nhau làm khả năng sinh trưởng của giống hoa hồng Summer Snow cũng khác nhau. CT3 với liều lượng 2,5ml/2 lít nước làm tăng trưởng mạnh hơn so với các liều lượng khác cụ thể sau 70 ngày theo dõi số cành trên cây (27 cành), số lá trên cây (145,9 lá). Về năng suất chất lượng cây có chiều dài cành, đường kính hoa tương đối cao (7,4cm; 6,3cm), số nụ hoa trên cây (17,8 nụ), số cành hoa trên cây là (7,4 cành), độ bền hoa tự nhiên 10,7 ngày (trên vườn). Về tình hình sâu bệnh hại có mức độ sâu bệnh hại thấp nhất là (22,2%), mật độ sâu không ảnh hưởng tới sinh trưởng, phát triển.

5.2. Đề nghị

Có thể sử dụng phân bón lá Đầu trâu 701 và sử dụng phân bón cá Cô Đặc Fish Emulsion với liều lượng 2.5ml/2 lít nước vào sản xuất hoa hồng nhập nội tại Cao Bằng để đem lại năng suất, chất lượng và hiệu quả kinh tế cao cho người sản xuất hoa tại Cao Bằng. Do thí nghiệm chỉ được làm 1 vụ, nên để có kết quả chính xác hơn cần tiếp tục lặp lại ở các vụ của năm sau.

TÀI LIỆU THAM KHẢO I. Tài liệu trong nước

1. Trần Đại Dũng (2004) Nghiên cứu đặc điểm sinh học và một số biện pháp kỹ thuật, nhằm nâng cao năng suất chất lượng của giống mận chín sớm, huyện Cao Lộc tỉnh Lạng Sơn, Luận văn thạc sĩ khoa học Nông nghiệp, Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên)

2. Đặng Văn Đông, Bùi Thị Hồng (2001) Nghiên cứu quy trình nhân giống hoa hồng theo công nghệ mới. Báo cáo khoa học, Viện nghiên cứu Rau Quả. 3. Đặng Văn Đông, Đinh Thế Lộc, Nguyễn Quang Thạch (2002), Cây hoa

hồng và kỹ thuật trồng, Nhà xuất bản lao động - xã hội.

4. Đặng Văn Đông, Bùi Thị Hồng (2003), Nghiên cứu tuyển chọn một số giống hoa hồng phục vụ sản xuất, Kết quả nghiên cứu khoa học - Viện nghiên cứu Rau Quả.

5. Đặng Văn Đông, Đinh Thế Lộc (2003), Công nghệ mới trồng hoa cho thu nhập cao - cây hoa hồng, Nhà xuất bản lao động - xã hội

6. Nguyễn Xuân Linh và cộng sự (2000), Kỹ thuật trồng hoa, Nhà xuất bản Nông nghiệp.

7. Dương Văn Mạnh (2015), Nghiên cứu ảnh hưởng của một số loại phân bón lá và giá thể trồng đến khả năng sinh trưởng và phát triển của cây hoa phong lữ thảo trồng tại Thái Nguyên, Khóa luận tốt nghiệp Đại học, Đại học Nông lâm Thái Nguyên.

8. Thẩm Hoàng Năm (2018) Nghiên cứu ảnh hưởng của phân bón lá đến một số giống hoa đồng tiền nhập nội tại Phú Thọ, Luận văn thạc sĩ khoa học cây trồng, Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên.

9. Nguyễn Quang Thạch (2000), "Trồng hoa xuất khẩu ở Miền Bắc, cơ hội và thách thức”, Tạp chí Khoa học và Tổ Quốc, số 12.

10.Nguyễn Quang Thạch, Hoàng Minh Tấn, Trần Văn Phẩm (2000), Giáo trình Sinh lý thực vật, NXB NN, Hà Nội.

11.Vũ Cao Thái (2000) Phân bón và an toàn dinh dưỡng cây trồng, tổng kết các thí nghiệm nghiên cứu các chế phẩm mới, phân bón hữu cơ Komix, Viện Nông hóa thổ nhưỡng Hà Nội.

12.Hoàng Ngọc Thuận (2005), Hoa cây cảnh bài giảng cho lớp cao học, khoa nông học, Trường Đại Học Nông nghiệp Hà Nội I – Hà Nội.

13.Hoàng Ngọc Thuận (2005) Nghiên cứu ứng dụng chế phẩm phân bón lá phức hữu cơ Pomior (EGTA – Amino acid chelated) trong kỹ thuật nâng cao năng suất và chất lượng một số cây trồng Nông nghiệp, Báo cáo nghiên cứu khoa học, Trường Đại học Nông Nghiệp I Hà Nội.

14.Hoàng Ngọc Thuận (2005), Sản xuất hoa thương mại, Bài giảng cho các giáo viên nghề làm vườn các trường Trung học và kỹ thuật Cao đẳng Nông Lâm.

15.Nguyễn Mai Thơm (2009) Nghiên cứu chọn tạo và nhân giống cây hoa hồng (Rosa spp. L) năng suất, chất lượng cao cho một số tỉnh miền Bắc Việt Nam, Luận án tiến sĩ nông nghiệp, Học viện Nông Nghiệp Hà Nội. 16.Nguyễn Việt Xuân (2008), Đánh giá tình hình sản xuất hoa và nghiên cứu

một số biện pháp kỹ thuật bón phân để nâng cao năng suất chất lượng hoa hồng tại Vĩnh Phúc, Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp, Đại học Nông Lâm Thái Nguyên.

II. Tài liệu nước ngoài

17. Boodley J. W. (1970), Boron Deficiency in Roses. New York State Flower Bulletin.

18. Dainai b and Tongmai.p (1995) “ The effect of fertilizer, density and harvesting duration on the growth, development and storage life of the a Chrysam themun”, Journal of Agriculture, Bangkok, Thailan.

19. Nakamura.T and Kagayama.Y (1993) “Effect of growth regulators and amon nitrate on growth, flowering and yeld of Chrysanthemum” Japanese horticulture.

III. Tài liệu internet

20.https://phuongrosa.com/blog/cay-hoa-hong-co-y-nghia-va-duoc-phan- loai-nhu-the-nao-38.html. 21.https://caytrongvatnuoi.com/cac-loai-hoa/dieu-kien-anh-sang-nhiet-do-do- am-cua-cay-hoa-hong/#Nhiet_do. 22. https://thegioihoahong.vn/dac-thu-nhung-vung-trong-hoa-hong-o-viet-nam/. 23.https://trongraulamvuon.com/ky-thuat-trong-cay/hieu-qua-kinh-te-cua-2- mo-hinh-trong-hoa-hong-o-viet-nam/. 24.https://zingnews.vn/hoa-hong-sa-dec-chay-hang-truoc-tet- post810099.html. 25.https://baokhuyennong.com/hoa-hong/. 26.https://caytrongvatnuoi.com/cac-loai-hoa/mot-giong-hoa-hong-trong-pho- bien-tren-gioi-va-trong-nuoc/. 27.http://caobangtv.vn/tin-tuc-n17525/nghiem-thu-mo-hinh-san-xuat-rau- hoa-on-doi-o-phja-den-xa-thanh-cong-nguyen-binh.html. 28.http://camnangcaytrong.com/san-xuat-va-su-dung-phan-bon-la-o-viet- nam-tl-tham-khao-nd488.html. 29.http://www.vinhthinhbiostadt.com/vi/tin-tuc/du-bao-thi-truong-phan-bon- la-den-nam-2017-74.html. 30.http://hongleocolong.com/hoa-hong-bui/pink-summer-snow.html.

PHỤ LỤC 1

Cắt cành đồng loạt để bắt đầu tiến hành thí nghiệm 1

PHỤ LỤC 2

Xử lý thống kê

1.1. Thí nghiệm 1: Nghiên cứu tình hình sinh trưởng phát triển của cây hoa hồng sau khi sử dụng

các loại phân bón lá: Atonik, Đầu trâu 501, Đầu trâu 701 so với đối chứng (không phun phân bón lá)

1. Ra cành

Số cành sau 7 ngày theo dõi

The GLM Procedure Class Level Information Class Levels Values rep 3 1 2 3 trt 4 1 2 3 4

Number of Observations Read 12 Number of Observations Used 12 The GLM Procedure

Dependent Variable: yield Sum of

Source DF Squares Mean Square F Value Pr > F Model 5 41.28244167 8.25648833 33.26 0.0003 Error 6 1.48965000 0.24827500

Corrected Total 11 42.77209167 R-Square Coeff Var Root MSE yield Mean 0.965172 4.887815 0.498272 10.19417

Source DF Type I SS Mean Square F Value Pr > F rep 2 0.29261667 0.14630833 0.59 0.5839 trt 3 40.98982500 13.66327500 55.03 <.0001 Alpha 0.05

Error Degrees of Freedom 6 Error Mean Square 0.248275 Critical Value of t 2.44691 Least Significant Difference 0.9955

Means with the same letter are not significantly different. t Grouping Mean N trt

A 13.3333 3 4 B 9.4433 3 3 B 9.4433 3 2 B 8.5567 3 1

Số cành sau 14 ngày theo dõi

The GLM Procedure Class Level Information Class Levels Values rep 3 1 2 3 trt 4 1 2 3 4

Number of Observations Read 12 Number of Observations Used 12 The GLM Procedure

Dependent Variable: yield Sum of

Source DF Squares Mean Square F Value Pr > F Model 5 100.0176417 20.0035283 55.56 <.0001 Error 6 2.1600500 0.3600083

Corrected Total 11 102.1776917 R-Square Coeff Var Root MSE yield Mean

0.978860 5.155068 0.600007 11.63917

Source DF Type I SS Mean Square F Value Pr > F rep 2 0.35261667 0.17630833 0.49 0.6353 trt 3 99.66502500 33.22167500 92.28 <.0001 Alpha 0.05

Error Degrees of Freedom 6 Error Mean Square 0.360008 Critical Value of t 2.44691 Least Significant Difference 1.1988

Means with the same letter are not significantly different. t Grouping Mean N trt

A 16.4467 3 4 B 10.7767 3 3 B 10.5567 3 2 C 8.7767 3 1

Số cành sau 21 ngày theo dõi

The GLM Procedure Class Level Information Class Levels Values rep 3 1 2 3 trt 4 1 2 3 4

Number of Observations Read 12 Number of Observations Used 12 The GLM Procedure

Dependent Variable: yield Sum of

Source DF Squares Mean Square F Value Pr > F Model 5 146.7931833 29.3586367 150.62 <.0001 Error 6 1.1694833 0.1949139

Corrected Total 11 147.9626667 R-Square Coeff Var Root MSE yield Mean

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu ảnh hưởng của thuốc kích thích sinh trưởng và phân bón lá đến khả năng sinh trưởng phát triển giống hoa hồng summer snow tại phia đén (Trang 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)