Các phương pháp thăm dò hình thái và chức năng tuyến giáp.

Một phần của tài liệu Bệnh học nội tiết part 1 pps (Trang 25 - 28)

III Bướu lớn làm biến dạng cổ: bướu tuyến giáp rất lớn, nhìn thấy dù ở xa + Nghe.

3. Các phương pháp thăm dò hình thái và chức năng tuyến giáp.

3.1. Các phương pháp thăm dò hình thái:

+ Siêu âm tuyến giáp: sử dụng đầu dò 5 MHZ quét hình quạt. Dựa vào siêu âm có thể xác định được kích thước của bướu, từ đó có thể ước lượng thể tích bướu. Ngoài ra người ta còn dựa vào siêu âm để xác định tính chất của tổn thương nhất là bướu nhân, bao gồm các dạng đặc, lỏng, hỗn hợp.

+ Xạ hình tuyến giáp.

Dùng máy xạ hình quét hoặc camera chụp tia nhấp nháy. Thường sử dụng các loại xạ: 131I, 123I, 99mTc04.

đồng nhất và đều đặn.

Dựa vào xạ hình tuyến giáp có thể xác định:

- Phát hiện các bất thường về hình dạng và kích thước của tuyến, lan toả hay nhân.

- Bất thường về vị trí: tuyến giáp kéo dài xuống trung thất, tuyến giáp lạc chỗ dưới gốc lưỡi. - Bất thường về độ tập trung: nhân cố định ít tia xạ nhân giảm xạ (nhân lạnh). Nhân cố định nhiều tia xạ nhân tăng xạ (nhân nóng).

3.2. Các phương pháp thăm dò chức năng:

3.2.1. Định lượng hormon trong máu:

+ Định lượng T3, T4 toàn phần.

Định lượng nồng độ T3, T4 bằng phương pháp miễn dịch phóng xạ - RIA hoặc miễn dịch enzyme - EIA. Trị số bình thường T3, T4 của các labo thay đổi tùy theo phương pháp định lượng.

Nồng độ bình thường (Bộ môn Sinh lý bệnh - Học viện Quân y). T3: 0,92 - 2,79 nmol/l.

T4: 58,1 - 140,9 nmol/l.

+ Định lượng T3, T4 tự do (FT3, FT4)

Hormon tự do có thể định lượng sau khi tách rời khỏi các thành phần liên kết bằng phương pháp sắc ký.

Nồng độ bình thường: FT3: 3,5 - 6,5 pmol/l. FT4: 11,5 - 32,2 pmol/l.

+ Định lượng iod gắn với protein - PBI.

Nồng độ iod liên kết với protein phản ánh gián tiếp nồng độ hormon tuyến giáp trong huyết thanh. Nó được định lượng bằng phương pháp sắc ký. Bình thường: 4 - 7 mcg/100ml.

Tuy vậy, do dễ bị ảnh hưởng bởi lượng iod ngoại lai đem vào cơ thể, nên chỉ số này hiện nay ít được dùng.

+ Định lượng TSH.

TSH được định lượng bằng phương pháp miễn dịch phóng xạ. Tuy vậy, ở một số bệnh nhân, nồng độ TSH có thể rất thấp, do vậy phương pháp miễn dịch phóng xạ thường sử dụng sẽ không đủ độ nhạy để định lượng. Ngày nay người ta sử dụng phương pháp miễn dịch phóng xạ siêu nhạy để định lượng TSH, trị số bình thường: 0,3 - 5,5mU/l.

3.2.2. Thăm dò chức năng tuyến giáp bằng đồng vị phóng xạ và một số nghiệm pháp:

+ Độ tập trung iod phóng xạ.

Cho bệnh nhân uống 10 - 40 microCuri 131I hoặc 500 microCuri 123I lúc đói. Đo độ tập trung iod phóng xạ tại tuyến giáp sẽ biết được tỷ lệ iod uống vào được hấp thụ tại các thời điểm 2, 4, 6, 24 và 48 giờ sau uống, sẽ vẽ được đồ thị biểu diễn sự hấp thu. Tùy thuộc vào độ hấp thu cao hay thấp mà có thể đánh giá được chức năng tuyến giáp cường hay suy. Chỉ số bình thường: 2:

giờ-15%, 6 giờ: 25%, 24 giờ: 40%, sau đó đồ thị hầu như giữ hình cao nguyên.

Sơ đồ 17. Đồ thị biểu diễn độ tập trung I131 của tuyến giáp. + Các nghiệm pháp.

- Nghiệm pháp ức chế (Werner).

. Nguyên l{: So sánh đồ thị lần đo thứ nhất với lần đo thứ hai sau khi cho bệnh nhân uống 100 microgam T3/ngày trong 7 ngày để ức chế tuyến giáp.

. Đánh giá: Bình thường, độ tập trung ở thời điểm 24 giờ đo lần thứ 2 giảm ít nhất 20% so với cùng thời điểm đo lần 1.

- Nghiệm pháp kích thích (Querido).

. Nguyên l{: sau khi xác định được đồ thị đo lần 1, tiêm bắp thịt 10 đơn vị quốc tế TSH/ngày, trong 3 - 6 ngày, sau đó đo lại.

. Đánh giá: Bình thường, độ cố định ở thời điểm giờ thứ 24 của lần đo sau tăng lên 20 - 50% so với cùng thời điểm của lần đo thứ nhất, hoặc định lượng T4 trước và sau tiêm TSH. Bình thường T4 tăng khoảng 50% so với giá trị lúc đầu.

3.2.3. Một số xét nghiệm khác:

+ Đo chuyển hoá cơ sở (CHCS).

Xác định mức độ tiêu hao ôxy của một người trong trạng thái nghỉ ngơi. Để chuẩn bị đo CHCS, người bệnh cần được nghỉ ngơi, chế độ ăn không có protit, lipid trong một ngày trước đó. Chỉ số CHCS bình thường là -10% ® +10%. Trên thực tế, xét nghiệm này rất dễ sai số vì khó thực hiện đầy đủ các yêu cầu về chuẩn bị bệnh nhân trước khi làm xét nghiệm. Xu hướng ngày nay là

không dùng xét nghiệm này. + Phản xạ đồ gân gót (PXĐ).

Phản xạ đồ gân gót đo tốc độ dãn của gân gót (gân Asin). Người ta tính PXĐ (thời gian phản xạ) kể từ lúc gõ vào gân gót cho tới khi gân gót dãn ra được một nửa. Trị số trung bình là

244 ± 23,6ms (200 - 300ms) (Mai Thế Trạch - 1971). Thời gian phản xạ < 220ms trong cường giáp và dài > 380ms trong suy giáp. Tuy vậy, PXĐ gân gót có thể bị ảnh hưởng bởi một số bệnh cơ, thần kinh và một số thuốc.

+ Thử nghiệm TRH.

Tiêm tĩnh mạch 200 microgam TRH gây tăng nồng độ TSH ở khoảng 5 - 25 mU/l sau 15 - 30 phút và trở lại mức cơ sở trong khoảng 120 phút.

+ Định lượng kháng thể kháng tuyến giáp.

Ở bệnh nhân có bệnh lý tuyến giáp có thể xác định được một số kháng thể bằng phương pháp miễn dịch phóng xạ như: kháng thể kháng microsome, kháng thể kháng thyroglobulin, kháng thể kháng thụ cảm thể TSH (TRAb).

+ Chẩn đoán tế bào học.

Sử dụng phương pháp chọc hút bằng kim nhỏ, nhất là với bướu nhân. Dựa vào chọc hút tế bào có thể chẩn đoán được các thể bướu nang, đặc hoặc hỗn hợp, đồng thời có thể xác định được bản chất của bệnh lý tuyến giáp: viêm, ung thư…

5. TRIỆU CHỨNG HỌC TUYẾN THƯỢNG THẬN

Một phần của tài liệu Bệnh học nội tiết part 1 pps (Trang 25 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(40 trang)