M ỤC LỤC
4. NHỮNG ĐIỂM MỚI CỦA ĐỀ TÀI
3.3.7. Chế tạo khung máy và một số bộ phận khác
3.3.7.1. Khung máy
Khung máy được chế tạo bằng thép V40x35 mm, trên khung máy được khoan
các lỗ để lắp các chi tiết khác vào khung, kích thướckhung như hình 3.15.
Hình 3.15. Kích thước khung máy
3.3.7.2. Bộ phận cắt thái
Bộ phận cắt thái bao gồm lưỡi dao thái, trục dao và tấm kê thái
a. Lưỡi dao và trục dao
Vật liệu làm lưỡi dao và trục dao phải đảm bảo độ cứng vững, nếu không trong
quá trình cắt làm cho lưỡi dao bị lệch và nhanh bị mài mòn, ảnh hưởng đến chất lượng của lát thái. Nên tôi chọn vật liệu làm dao là thép gió.
Hình 3.17. Lưỡi dao và trục dao sau khi chế tạo
Lưỡi dao dày 5 mm có Rmax = 350 mm, Rmin = 110 mm, ở đầu lưỡi dao có khoét 2 lỗ Ø10 mm để lắp vào trục dao. Lưỡi dao được mài sắc ở phần cắt (hình 3.17).
Trục dao dày 10 mm có R = 140 mm, có 2 lỗ Ø10 mm nhằm bắt vào lưỡi dao.
b. Tấm kê thái
Tấm kê thái được làm bằng thép 45, có bề dày 10 mm. Kích thước của tấm
kê thái 210x70mm (hình 3.18). Tấm kê thái được lắp vào khung máy cố đinh bằng
mối hàn. Mặt kê của tấm kê thái được cắt phẳng và mài nhẵn vuông góc với bề
rộng của dao
Hình 3.18. Tấm kê thái sau khi chế tạo
c.Trục dao
Trục dao được làm bằng thép 45
Trục dao là bộ phận rất quan trọng nên phải tính toán, lựa chọn kích thước, vật
liệu sao cho phù hợp, thỏa mãn điều kiện làm việc của máy.
Hình 3.19. Trục dao sau khi chế tạo
3.3.7.3. Bộ phận cung cấp
Lô cuốn được chế tạo từ thép ống Ø140 mm, 2 đầu có hàn mặt bích và trục. Đường kính lô cuốn và trục như hình 3.20.
Đầu trục của lô cuốn chủ động được lắp bánh răng lớn truyền mô men quay từ
trục trung gian sang lô cuốn.
Hình 3.20. Bộ phận cung cấp nguyên liệu vào
3.3.7.4. Hệ thống truyền động
a. Bộ truyền đai thang
Ở đây tôi chọn bộ truyền đai thang từ trục động cơ sang trục dao chính
Đối với bộ truyền đai từ trục động cơ sang trục dao có tỉ số truyền là 1,46 nên
dùng 2 bánh đai có kích thước lần lượt là d1 = 140 mm và d2 = 200 mm. Nên ta chọn đai B64 có L = 1536 mm.
b. Bộ truyền bánh răng côn răng thẳng
Hình 3.22. Bộ truyền bánh răng côn răng thẳng
Dùng bộ truyền bánh răng côn răng thẳng có tỉ số truyền là i = 1,6 với số răng
Z1 = 10; Z2 = 16 (hình 3.22). Bánh răng côn được lặp vào trục bằng cách tiện côn 2 đầu trục và ép chúng vào nhau.
c. Bộ truyền động bánh răng trụ.
Hình 3.23. Bộ truyền bánh răng trụrăng thẳng
Dùng bộ truyền bánh răng trụ răng thẳng có tỉ số truyền là 1,46 với số răng Z1
= 42 (hình 3.23). Bánh răng trụ được lắp vào trục bằng cách tiện côn 2 đầu trục và ép chúng vào nhau.