Lợi nhuận của chăn nuôi trang trại

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đặc điểm tổ chức sản xuất lợn thịt theo quy mô trang trại ở thành phố đồng hới, tỉnh quảng bình (Trang 46)

So với phương thức chăn nuôi truyền thống, nhìn chung chăn nuôi trang trại mang lợi nhuận ổn định hơn cho người chăn nuôi. Lợi nhuận chăn nuôi phụ thuộc vào quy mô, loại hình chăn nuôi và mức độ đầu tư. Trong điều kiện thuận lợi nuôi lợn thịt bình quân thu lãi từ 100.000-250.000 đ/con/lứa 4 tháng. Nuôi lợn sinh sản cho lãi 2-2,5 triệu đồng/nái/năm. Tuy vậy, do ảnh hưởng của dịch cúm gia cầm và dịch tai xanh, nên lợi nhuận của chăn nuôi trang trại không ổn định; có nhiều trường hợp thua lỗ [9].

1.3.9. Đánh giá chung về tình hình chăn nuôi lợn trang trại ở nước ta

a, Mặt được

- Chăn nuôi trang trại đã liên tục phát triển nhanh về số lượng và quy mô chăn nuôi. Số lượng trang trại tăng từ 1.761 năm 2001 lên 17.721 năm 2006, bình quân tăng trong giai đoạn 2001-2006 đạt 58,7%/năm. Giai đoạn 2007 – 2009 tăng nhanh trên toàn quốc và tăng ổn định ở mức cao tại các tỉnh có thế mạnh về chăn nuôi như Hải Phòng, Thanh Hóa, Bình Dương, Đồng Nai,…

- Quy mô chăn nuôi trang trại lợn nái phổ biến từ 20-50 con/trang trại, lợn thịt: từ 100-200 con/trang trại. Sản phẩm chăn nuôi trang trại ngày càng tăng, ước tính sản phẩm chăn nuôi lợn trang trại chiếm trên 20% tổng lượng thịt lợn.

- Các tiến bộ về giống vật nuôi, thức ăn, chuồng trại, quy trình kỹ thuật chăm sóc nuôi dưỡng ngày càng được áp dụng rộng rãi trong chăn nuôi trang

trại, vì vậy năng suất, chất lượng sản phẩm và hiệu quả chăn nuôi được cải thiện đáng kể. Phần lớn các giống mới trên thế giới được nhập vào nước ta và nuôi ở các trang trại; các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật đạt xấp xỉ so với các nước trong khu vực và bằng 85-90% so với các nước tiên tiến.

- Chăn nuôi trang trại, tập trung đã góp phần kiểm soát dịch bệnh. Do phần lớn các trang trại đầu tư công nghệ chăn nuôi tiên tiến và áp dụng các biện pháp an toàn sinh học, cho nên mặc dù dịch bệnh xảy ra trên diện rộng, nhưng hầu hết các trang trại chăn nuôi vẫn chủ động khống chế và kiểm soát được các dịch bệnh nguy hiểm này.

- Chăn nuôi trang trại, tập trung đã góp phần khai thác và sử dụng có hiệu quả diện tích đất đồi gò, đất hoang hoá, đất ven sông ven biển và diện tích mặt nước...tạo ra những vùng sản xuất tập trung với khối lượng hàng hóa lớn, thúc đẩy quá trình chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, tạo điều kiện cho công nghiệp chế biến, giết mổ phát triển.

- Đồng thời với việc mở rộng về số lượng và quy mô chăn nuôi, loại hình chăn nuôi trang trại, tập trung đã góp phần tạo công ăn việc làm, tăng thu nhập cho người sản xuất. Chăn nuôi trang trại đã thu hút nhiều thành phần kinh tế tham gia đầu tư như nông dân, cán bộ, công chức, người đã nghỉ hưu, các doanh nhân trong và ngoài nước.

- Cùng với sự phát triển chăn nuôi trang trại đã hình thành các phương thức tổ chức sản xuất mới trong ngành chăn nuôi như hợp tác xã sản xuất dịch vụ, Liên minh hợp tác xã, Câu lạc bộ trang trại. Các loại hình sản xuất này đã góp phần củng cố và thúc đẩy chăn nuôi trang trại phát triển có hiệu quả, bền vững.

b, Những tồn tại

- Chăn nuôi trang trại hình thành và phát triển thiếu sự quy hoạch tổng thể và lâu dài của các địa phương. Hầu hết các địa phương chưa có quy hoạch, kế hoạch trung hạn và dài hạn để phát triển trang trại dẫn đến tình trạng các trang trại được xây dựng manh mún, thiếu sự đầu tư, hỗ trợ cơ sở hạ tầng, chưa hình thành liên vùng sản xuất hàng hoá tập trung. Thời gian giao đất, cho thuê đất; thủ tục giao đất, cho thuê đất còn nhiều khó khăn, việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất còn rất chậm làm ảnh hưởng tới quá trình đầu tư.

với chu kỳ chăn nuôi, gây khó khăn cho chủ trang trại khi định hướng phát triển lâu dài.

- Các chủ trang trại phần lớn xuất thân từ nông dân, hoặc thành phần khác có vốn nhưng chưa được đào tạo về chuyên môn và nghiệp vụ quản lý kinh tế trang trại nên điều hành sản xuất chủ yếu dựa vào kinh nghiệm. Không những hạn chế về mặt chuyên môn mà kể cả những thông tin thị trường ít được cập nhật.

- Hầu hết sản phẩm chăn nuôi trang trại được tiêu thụ thông qua thương lái, cho nên có lúc, có nơi còn bị ép cấp, ép giá, gây thua thiệt cho người chăn nuôi. Giá cả sản phẩm chăn nuôi còn biến động lớn, bị ảnh hưởng của nhiều yếu tố (tâm lý người tiêu dùng, dịch bệnh, thời tiết…).

- Do sự hình thành và phát triển trang trại chăn nuôi thiếu quy hoạch khiến một số vùng đặc biệt ở đồng bằng bị ô nhiễm môi trường. Một số chủ trang trại chưa đầu tư thoả đáng cho hệ thống thu gom xử lý chất thải rắn và chất thải lỏng mà thải trực tiếp ra ao, hồ, đồng ruộng, gây ô nhiễm nặng môi trường xung quanh. Một số trang trại mặc dù có đầu tư hệ thống xử lý chất thải, nhưng do chưa bảo đảm đúng quy trình nên hiệu quả xử lý chất thải chưa triệt để.

1.4. Hệ thống chỉ tiêu đánh giá và phương pháp phân tích kinh tế trang trại

Sản xuất nông nghiệp là một ngành sản xuất vật chất quan trọng tạo ra các loại lương thực, thực phẩm để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng cho toàn xã hội và còn có một bộ phận đáng kể được xuất khẩu. Sản xuất nông nghiệp là ngành sản xuất khác với các ngành khác ở một số đặc điểm sau [18]:

Hoạt động sản xuất gắn liền với đất đai (tư liệu sản xuất cơ bản chủ yếu) và không thể thay thế được. Đặc điểm này chi phối trực tiếp đến việc quản lý, sử dụng đất đai gắn liền với phạm vi, địa hình, độ phì cũng như các điều kiện tự nhiên khác như thổ nhưỡng, khí hậu, nguồn nước…

Đối tượng sản xuất là các cây trồng, vật nuôi có quy luật phát sinh, phát triển hết sức riêng biệt. Đặc điểm này tạo nên tính đa dạng và phức tạp trong tổ chức theo dõi việc đầu tư chi phí gắn liền với từng đối tượng cụ thể để phục vụ cho việc phát triển cơ cấu cây trồng, vật nuôi; đánh giá kết quả sản xuất kinh doanh và xác định kết quả hoạt động.

Sản xuất mang tính thời vụ, phụ thuộc nhiều và điều kiện tự nhiên (thời tiết, khí hậu…), thời gian lao động nhỏ hơn thời gian sản xuất và mức hao phí

lao động có sự khác biệt lớn trong từng giai đoạn nhất định của quá trình sản xuất. Đặc điểm này làm cho việc phát sinh và hình thành chi phí không có tính chất ổn định mà có sự chênh lệch rất lớn trong từng thời kỳ phát triển của cây trồng, vật nuôi. Nó đòi hỏi phải có phương pháp theo dõi và phân bổ thích ứng nhằm phản ánh đúng đắn chất lượng hiệu quả cũng như kết quả sản xuất kinh doanh.

Trên cơ sở đó, để hạch toán sản xuất nông nghiệp thường dùng các công thức sau:

1.4.1. Các chỉ tiêu đánh giá kết quả sản xuất

- Hệ thống về chỉ tiêu chung về thực trạng phát triển của kinh tế trang trại như: số lượng, quy mô, cơ cấu loại hình trang trại.

- Hệ thống chỉ tiêu về tình hình các yếu tố đầu vào cho quá trình sản xuất của trang trại như: đất đai, lao động, vốn, trình độ sản xuất, cơ sở vật chất kỹ thuật của trang trại.

- Hệ thống chỉ tiêu về kết quả sản xuất kinh doanh của trang trại như: giá trị sản xuất, chi phí trung gian, giá trị gia tăng, giá trị sản xuất hàng hoá, thu nhập hỗn hợp, cụ thể là:

+ Giá trị sản xuất (GO : Gross Output): là giá trị bằng tiền của các sản phẩm sản xuất ra ở trang trại bao gồm phần giá trị để lại để tiêu dùng và giá trị bán ra thị trường sau một chu kỳ sản xuất thường là một năm. Được tính bằng sản lượng của từng loại sản phẩm nhân với đơn giá sản phẩm được xác định chi tiết theo các chỉ tiêu giá trị sản xuất trên 1 ha canh tác; giá trị sản xuất trên 1 ngày công lao động; giá trị sản xuất trên 1 đồng chi phí.

GO = ∑ Pi.Qi

Trong đó: GO : Giá trị sản xuất

Pi : Giá bán sản phẩm thứ i Qi : Khối lượng sản phẩm thứ i

Vậy GO là toàn bộ của cải vật chất và dịch vụ được tạo ra trong một thời gian, hay một chu kỳ sản xuất nhất định. Đối với trang trại thường người ta tính cho một năm (Vì trong một năm thì hầu hết các sản phẩm nông nghiệp đã có đủ thời gian sinh trưởng và cho sản phẩm).

phí vật chất bằng tiền (bao gồm các khoản chi phí nguyên vật liệu, giống, phân bón chi phí dịch vụ thuê ngoài).

+ Tổng chi phí (TC): Là tổng chi phí sản xuất (Chi phí bằng tiền + Chi phí vật chất).

+ Giá trị gia tăng (VA: Value Added): Là giá trị sản phẩm vật chất và dịch vụ cho các ngành sản xuất kinh doanh.

VA = GO - IC Trong đó: VA : Giá trị gia tăng

GO : Giá trị sản xuất IC : Chi phí trung gian

Vậy VA là chênh lệch giữa giá trị sản xuất với chi phí trung gian, nó phản ánh phần giá trị mới tăng thêm do kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của trang trại trong một thời gian, hay một chu kỳ sản xuất nhất định.

+ Thu nhập hỗn hợp (MI : Mix Inconce), là phần thu nhập của người sản xuất gồm cả công lao động của gia đình và lợi nhuận có thể nhận được trong một năm hay trong một chu kỳ sản xuất kinh doanh.

MI = GO – IC – A – lãi suất vay Trong đó: MI : Thu nhập hỗn hợp

GO : Giá trị sản xuất IC : Chi phí trung gian

A : Khấu hao tài sản cố định (Là phần giá trị của tài sản cố định bị hao mòn trong quá trình sản xuất ra sản phẩm phải được trích rút để đưa vào chi phí sản xuất hàng năm).

+ Giá thành sản xuất 01 kg sản phẩm = (Tổng chi phí - Giá trị sản phẩm tận thu) : Tổng sản lượng sản phẩm sản xuất ra.

1.4.2. Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sản xuất của trang trại

+ Hiệu quả sử dụng đất:

GO/ha canh tác (Giá trị sản xuất sản phẩm trên 1 ha canh tác);  VA/ha canh tác (Giá trị gia tăng của sản phẩm trên 1ha canh tác)

+Hiệu quả sản xuất trên chi phí

GO/IC (Tỷ suất giá trị nói lên chất lượng SXKD của trang trại, với mức độ đầu tư một đồng chi phí trung gian thì sẽ tạo ra giá trị sản xuất là bao nhiêu lần);

VA/IC (Tỷ suất giá trị gia tăng, phản ánh hiệu quả sử dụng đồng vốn, chỉ tiêu này phản ánh là nếu bỏ ra một đồng chi phí trung gian thì sẽ thu được giá trị gia tăng là bao nhiêu).

+ Hiệu quả sử dụng lao động, năng suất lao động

GO/LĐ (giá trị gia tăng do một lao động tạo ra);  VA/LĐ (Giá trị tăng thêm trên lao động).

Chương 2. MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Mục tiêu nghiên cứu

- Tìm hiểu tình phát triển trang trại chăn nuôi lợn thịt ở thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình.

- Tìm hiểu đặc điểm tổ chức sản xuất và các hình thức liên kết hợp tác sản xuất lợn thịt của trang trại ở thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình.

- Đánh giá hiệu quả sản xuất lợn thịt của trang trại ở địa bàn nghiên cứu.

2.2. Nội dung nghiên cứu

2.2.1. Tình hình phát triển trang trại chăn nuôi lợn ở thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình.

- Khái quát về quá trình hình thành và phát triển trang trại chăn nuôi lợn. Từ các số liệu thứ cấp đã phân tích về đặc điểm hình thành và phát triển của trang trại và trang trại chăn nuôi lợn ở thành phố Đồng Hới qua các giai đoạn chính (giai đoạn trước năm 2000, giai đoạn 2000-2010, giai đoạn 2011- 2015). Bao gồm:

+ Số lượng trang trại theo thời gian, địa phương; Tình hình cấp giấy chứng nhận kinh tế của trang trại;

+ Số trang trại nuôi lợn đạt chuẩn trang trai

+ Số trang trại chuyên lơn thịt và số trang trại đa ngành + Tổng đàn lợn trang trại/TP

+ Giá trị SX lợn trang trại của TP + Tổng Số lao động trang trại lơn + Tổng vốn đầu tư/năm

2.2.2. Đặc điểm tổ chức chăn nuôi lợn thịt trang trại ở thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình.

- Quy mô tổng đàn, cơ cấu các đối tượng vật nuôi trong trang trại; - Cơ cấu tổ chức, sản xuất trong trang trại:

+ Chủ trang trại: Độ tuổi, trình độ học vấn, chuyên môn, năm kinh nghiệm, số khẩu, số lao động tham gia sản xuất trong trang trại;

+ Tình hình sử dụng lao động: Lao động của chủ hộ trang trại, lao động thuê ngoài thường xuyên (trình độ, lương bình quân/tháng), lao động thuê ngoài thời vụ (trình độ, thời gian thuê lao động thời vụ nhiều nhất, tiền công/lao động/ngày);

+ Tình hình sử dụng đất: Quy mô diện tích, diện tích xây dựng chuồng trại, diện tích trồng trọt, thủy sản khác; nguồn gốc đất (đã có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, đang hợp đồng, đang thuê mướn, thời gian hợp đồng, thuê mướn...);

+ Tình hình sử dụng thức ăn và vốn chi mua thức ăn: Mua hoàn toàn hay chế biến, các loại thức ăn sử dụng trong trang trại;

+ Tình hình sử dụng vốn: Vốn tự có, vốn vay (bạn bè, họ hàng, ngân hàng, lãi suất…), cơ cấu sử dụng vốn (thức ăn, lao động thuê, giống…);

- Đặc điểm chuồng trại, hệ thống xử lý chất thải;

- Đặc trưng về chiến lược kinh doanh và tiêu thụ sản phẩm của trang trại: + Tổ chức sản xuất tập trung một hay nhiều sản phẩm, vật nuôi; Thời gian, chu kỳ sản xuất (quanh năm, thời vụ, tháng, quý…); cơ cấu sản phẩm của trang trại (tỷ lệ sản phẩm các đối tượng vật nuôi trong trang trại);

+ Định hướng phát triển các cơ cấu sản phẩm của trang trại, căn cứ định hướng (thị trường, theo phong trào…);

+ Chủng loại sản phẩm bán ra thị trường: Chế biến, chưa qua chế biến (tỷ lệ của từng loại), chế biến thành sản phẩm gì để bán…; Cơ sở chế biến sản phẩm chăn nuôi;

+ Thị trường tiêu thụ sản phẩm: Thị trường tiêu thụ chủ yếu, bán sản phẩm cho ai (thương lái, bán trực tiếp, doanh nghiệp chế biến, chợ…); đặc điểm của các tác nhân tham gia và chuỗi thị trường; cơ cấu liên kết chuỗi trong thị trường (có liên kết không); Đặc điểm cung ứng đầu vào, đầu ra của trang trại; sản xuất đơn lẻ hay liên kết thành các hình thức hợp tác (THT, CLB, HTX, nhóm nghề nghiệp, hội nghề nghiệp…).

2.2.3. Liên kết trong hợp tác của trạng trại chăn nuôi lợn thịt trên địa bàn thành phố Đồng Hới.

+ Đối tác và hình thức liên kết trong cung ứng vật tư và dịch vụ đầu vào. + Đối tác và hình thức liên kết trong cung ứng vật tư vốn, tín dụng.

+ Đối tác và hình thức liên kết trong xử lý môi trường. + Đối tác và hình thức liên kết trong tiêu thụ lợn.

2.2.4. Đánh giá hiệu quả sản xuất của trang trại chăn nuôi lợn thịt ở địa bàn nghiên cứu.

Phân tích định lượng bằng các số liệu sơ cấp và đánh giá bằng các chỉ tiêu hạch toán kinh tế:

- Kết quả sản xuất kinh doanh của trang trại: Năng suất, sản lượng, giá thành, giá bán, chi phí trung gian (IC), tổng chi phí (TC), giá trị sản xuất (GO), giá trị sản phẩm hàng hoá dịch vụ bán ra của trang trại;

- Hiệu quả sản xuất kinh doanh: + Giá trị gia tăng (VA);

+ Thu nhập hỗn hợp (MI);

+ Hiệu quả sản xuất trên chi phí: GO/IC, VA/IC, MI/IC. - Hiệu quả môi trường.

- Hiệu quả xã hội.

2.3. Phương pháp nghiên cứu

2.3.1. Phương pháp thu thập thông tin, số liệu

- Nguồn thông tin:

+ Thu thập các thông tin thứ cấp:

+ Thu thập các thông tin sơ cấp: Đã tiến hành phỏng vấn sâu, phỏng vấn bán cấu trúc

Phỏng vấn người am hiểu: Tôi đã tiến hành phỏng vấn 08 người (cán

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đặc điểm tổ chức sản xuất lợn thịt theo quy mô trang trại ở thành phố đồng hới, tỉnh quảng bình (Trang 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)