Tình hình sử dụng đất

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đặc điểm tổ chức sản xuất lợn thịt theo quy mô trang trại ở thành phố đồng hới, tỉnh quảng bình (Trang 75)

Đất đai là yếu tố đầu tiên, quyết định đến quy mô, loại hình sản xuất kinh doanh của trang trại. Tổng hợp kết quả điều tra tình hình sử dụng đất đai trong các trang trại như sau:

Bảng 3.9: Tình hình sử dụng đất của trang trại chăn nuôi lợn thịt năm 2016

ĐVT: Ha

TT Loại đất Tổng Tỷ lệ

%

Quy mô tổng đàn tại thời điểm điều tra < 300 300- <500 500- <1.000 1.000 (n=2) (n=2) (n=3) (n=2) 1 Tổng diện tích đất 23,40 100,00 4,20 5,40 8,70 5,10

Bình quân /trang trại 2,60 2,10 2,70 2,90 2,55

a

Đất Nông nghiệp 6,58 28,12 1,00 1,36 3,40 0,82

TT Loại đất Tổng Tỷ lệ %

Quy mô tổng đàn tại thời điểm điều tra < 300 300- <500 500- <1.000 1.000 (n=2) (n=2) (n=3) (n=2) b Đất Lâm nghiệp 7,00 29,91 1,50 1,80 2,00 1,70 Bình quân/trang trại 0,78 0,75 0,90 0,67 0,85 c

Diện tích mặt nước nuôi

trồng thủy sản 3,72 15,90 0,50 0,74 1,50 0,98

Bình quân/trang trại 0,41 0,25 0,37 0,50 0,49

d

Đất xây dựng chuồng trại 6,10 26,07 1,20 1,50 1,80 1,60

Bình quân/trang trại 0,68 0,60 0,75 0,60 0,80

Nguồn: Số liệu điều tra 2017.

Từ bảng 3.9 cho thấy: Tổng diện tích đất của trang trại điều tra là 23,4 ha, bình quân 2,6ha/trang trại. Trong đó: đất nông nghiệp 6,58 ha, chiếm 28,12%, bình quân 20,73ha/trang trại ; đất lâm nghiệp 7 ha, chiếm tỷ lệ 29,91%, bình quân 0,78ha/trang trại; đất dành xây dựng chuồng trại vối diện tích 6,1 ha, chiếm tỷ lệ 26,07%, bình quân 0,68ha/trang trại; đất mặt nước nuôi trồng thủy sản 3,7 ha, chiếm 15,9%, bình quân 0,41ha/trang trại. Diện tích đất chia theo quy mô trang trại có sự chênh lệch nhưng không đáng kể. Như vậy, các trang trại hiện có quy mô nhỏ có đủ điều kiện về đất đai để phát triển quy mô trang trại lớn hơn.

Trong các loại đất, thì đất nông nghiệp, diện tích mặt nước nuôi trồng thuỷ sản, đất xây dựng nhà ở chuồng trại đều có ở hầu hết các quy mô chăn nuôi.

Về nguồn gốc đất của trang trại: Đất để xây dựng trang trại chủ yếu là đất nông nghiệp và đất lâm nghiệp các chủ trang trại mua lại, chỉ có 4/9 trang trại điều tra là đất của gia đình được giao khoán từ trước.

Bảng 3.10: Trình trạng pháp lý đất đai của các trang trại chăn nuôi lợn thịt trên địa bàn thành phố Đồng Hới.

TT Loại đất Tổng diện tích

(n =9) So sánh(%)

1 Tổng diện tích đất 23,40 100,00 2 Đất của chủ trang trại 18,80 80,34 - Diện tích đã được cấp GCNQSDĐ 13,60 72,34

3 Đất thuê mướn 4,60 19,66

Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra năm 2017. Qua số liệu điều tra tại bảng 3.10 cho thấy, hầu hết các trang trại trên địa bàn thành phố Đồng Hới mới được phát triển trong những năm gần đây trên cơ sở các trang trại nhận thấy lợi ích trong việc phát triển ngành chăn nuôi lợn. Vì vậy đa số chủ trang trại phải đầu tư một số lớn nguồn vốn để đầu tư mua đất xây dựng trang trại. Ngoài phần diện tích đất của chủ trang trại, một số diện tích đất phải thuê mướn để sản xuất, tỷ lệ đất được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là 72,24% hơn nữa đất xây dựng trang trại chủ yếu là đất nông nghiệp, giá trị đất thấp. Vì vậy đã gây khó khăn cho việc định giá để vay vốn đầu tư sản xuất của các trang trại.

Để các chủ trang trại yên tâm đầu tư phát triển, mở rộng quy mô sản xuất chăn nuôi và khuyến khích khai thác, sử dụng đất đai có hiệu quả cần nhanh chóng giải quyết thủ tục cấp chủ quyền đối với diện tích đất của trang trại trong mức hạn điền, nhất là đối với diện tích đất tự khai phá, đất sang nhượng hợp pháp và tăng thời gian cho thuê đất đối với đất công ích của địa phương .

3.3.5. Tình hình hình huy động vốn

Vốn là một trong những yếu tố quan trọng nhất để tiến hành hoạt động sản xuất, kinh doanh của trang trại. Thực trạng tình hình về vốn, nguồn vốn của các trang trại ở thành phố Đồng Hới được tổng hợp qua bảng 3.15:

Bảng 3.11: Tình hình huy động vốn của trang trại chăn nuôi lợn thịt năm 2016

ĐVT: Triệu đồng

TT Chỉ tiêu

Quy mô lợn thịt tại thời điểm điều tra

Tổng nguồn vốn Tỷ lệ % Dưới 300 con (n=2) Từ 300- 500 con (n=2) Trên 500-< 1000 con (n=3) Trên 1000 con (n=2) 1 Tổng nguồn vốn(n=9) 3,6 4,4 10,5 7,6 26,1 100 Bình quân/ trang trại 1,8 2,2 3,5 3,8 2,90

2 Vốn của chủ trang

trại (n=9) 2,8 3,4 8,04 5,7 19,94 76,40

Bình quân/ trang trại 1,4 1,7 2,68 2,85 2,22

3 Vốn vay ngân hàng

(n=8) 0,4 0,6 2,46 1,9 5,36 20,54

Bình quân/ trang trại 0,2 0,3 0,82 0,95 0,67

4 Vốn vay của bạn bè,

người thân (n=3) 0,4 0,4 0,8 3,07

Bình quân/ trang trại 0,2 0,2 0,5 0,56 0,27

Nguồn: Số liệu điều tra, năm 2017

Tổng số vốn đầu tư của các trang trại chăn nuôi lợn thịt là 26,1 tỷ đồng, bình quân 2,9 tỷ đồng/trang trại. Tính bình quân/trang trại, thì trang trại có quy mô dưới 300 con là 1,8 tỷ đồng; trang trại có quy mô từ 300-500 con là 2,2 triệu đồng; trang trại có quy mô từ 500 đến dưới 1.000 con là 3,5 tỷ đồng và trang trại có quy mô từ 1.000 con trở lên là 3,8 triệu đồng. Như vậy, trang trại có quy mô càng lớn thì mức vốn đầu tư càng tăng do cần nhiều vốn hơn để chi mua thức ăn và con giống. Do mức vốn đầu tư chủ yếu là vốn lưu động, phục vụ nhu cầu sản xuất của trang trại, nên số lượng lợn thịt nuôi càng lớn thì vốn càng tăng, trong khi đó, số lượng lợn bình quân giữa các trang trại trong nhóm quy mô càng cao

càng biến động nhiều, chênh lệch lớn.

Về cơ cấu nguồn vốn, chủ yếu là nguồn vốn tự có của chủ trang trại, chiếm tới 76,4%; vốn đi vay chỉ chiếm tỷ lệ 23,61%, trong đó vay ngân hàng chiếm tỷ lệ 20,54%, còn lại là các khoản vay từ gia đình, bạn bè, người thân chiếm tỷ lệ 3,07%. Có một số trang trại được vay từ các đại lý thức ăn theo phương thức mua đợt sau thì trả tiền hàng cho đợt trước, hoặc tính giá cao hơn so với trả tiền liền để cho nợ. Như vậy, vốn đầu tư để phát triển trang trại chăn nuôi lợn thịt ở các trang trại điều tra cho thấy vẫn chủ yếu là vốn tự có của chủ trang trại, đây là tỷ lệ huy động khá cao, phản ánh khả năng huy động nội lực để đầu tư phát triển trang trại.

Tuy nhiên, có tới 80% ý kiến của các chủ trang trại điều tra đều nêu những khó khăn bức xúc về tình trạng thiếu vốn sản xuất, đối với chủ trang trại nhu cầu vốn đầu tư mở rộng sản xuất là rất lớn. Mặc dù nhà nước đã có một số chính sách cho vay đối với trang trại nhưng việc tiếp cận các nguồn vốn vay đang gặp nhiều khó khăn, trong quá trình cho vay gặp một số khó khăn, vướng mắc:

+ Nhu cầu vay vốn lớn, nguồn vốn không đáp ứng đủ nhu cầu vay (đáp ứng được 50-60%).

+ Đầu tư nông nghiệp, nông thôn thường bấp bênh, hiệu qủa không rõ, hệ số rủi ro lớn nên các ngân hàng khi cho vay thường hạn chế.

+ Các chủ trang trại thiếu các dự án đầu tư có hiệu quả để thuyết phục ngân hàng cho vay, nhất là là các dự án đầu tư mới trung và dài hạn.

+ Giấy chứng nhận Kinh tế trang trại chưa được công nhận văn bản pháp lý để thế chấp vay vốn; Các ngân hàng khi cho trang trại vay thường xây dựng một tiêu chí riêng.

Thực tế trên hạn chế đến việc mở rộng, đầu tư phát triển của trang trại. Do đó việc tháo gỡ vướng mắc, tạo điều kiện cho trang trại có đủ nhu cầu vốn để phát triển sản xuất trong thời gian tới cần được quan tâm của các cấp, các ngành.

3.3.6. Đặc trưng về chiến lược kinh doanh của trang trại

Là trang trại chăn nuôi chuyên lợn thịt nên 9/9 trang trại chủ yếu đầu tư phát triển chăn nuôi lợn. Một năm xuất bán từ 2,5-3 lứa tùy điều kiện chăn nuôi của từng trang trại. Tỷ lệ thịt lợn hơi xuất chuồng chiếm từ 85-95% tổng sản phẩm của trang trại.

Chăn nuôi lợn thịt với quy mô lớn, công nghiệp nên các chủ trang trại đều nuôi lợn nái nhằm chủ động giống cho sản xuất. Trong 9 trang trại điều tra có 02 trang trại quy mô 60 nái; 02 trang trại có quy mô 60-100 nái; 02 trang trại có quy mô 100-150 nái, 01 trang trại có quy mô 250 nái và một trang trại có quy mô 300 nái. Theo các trang trại điều tra, nếu không chủ động sản xuất giống tại chỗ thì chăn nuôi lợn thịt sẽ gặp khó khăn khi khan hiếm nguồn giống, chi phí mua giống cao, vận chuyển tới môi trường sản xuất khác sẽ ảnh hưởng đến tăng trọng và đầu tư trong giai đoạn đầu, hiệu quả sẽ thấp, nếu không tính toán kỹ sẽ dễ thua lỗ, nhất là trong thời gian nuôi giá đầu ra giảm, có dịch bệnh xảy ra. Suy nghĩ trên cũng trùng với ý kiến các nhà chuyên môn của Sở Nông nghiệp và PTNT Quảng Bình. Theo đó, tại điều kiện Quảng Bình nói chung, thành phố Đồng Hới nói riêng khi phát triển trang trại chăn nuôi lợn thịt thì nên nuôi nái để chủ động giống, kết hợp với kiểm soát kỹ tình hình chu chuyển đàn của lợn nái, đảm bảo từ 2,2 lứa/năm trở lên thì chăn nuôi lợn luôn luôn có lãi.

Chăn nuôi trang trại là điều kiện thuận lợi để áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật. Nhiều chủ trang trại đã coi trọng việc ứng dụng công nghệ mới ngay từ khi đầu tư xây dựng trang trại nhằm khai thác tiềm năng giống vật nuôi và nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh.

- Về giống: Hầu hết các trang trại chăn nuôi lợn thịt đều sử dụng con giống có năng suất và chất lượng cao, các giống lợn thịt siêu nạc có nguồn gốc từ nhiều nước khác nhau, trong đó, phổ biến là con lai ngoại X ngoại của các giống lợn ngoại: Landrace, Yorkshire, Duroc, Petrain.... Về nguồn giống, hầu hết là của các trang trại tự nuôi lợn nái để sản xuất cung ứng cho trại của mình.

- Thức ăn: Các trang trại chăn nuôi lợn theo quy mô công nghiệp nên 100% là sử dụng thức ăn công nghiệp. Trước đây, có một số trang trại đã phối trộn tự chế thức ăn để giảm giá thành nhưng không đảm bảo về xử lý nguyên liệu, chất lượng nên hiện không sử dụng nữa. Loại thức ăn được các trang trại thường sử dụng là của các hãng: AF, Cipi, Cargill, Grinfit.

- Về chuồng trại, thiết bị: Mục tiêu của các trang trại là sản xuất ra nhiều sản phẩm hàng hoá, chất lượng cao, giá thành hạ để thu được nhiều lợi nhuận. Tư liệu sản xuất là những phương tiện cần thiết, không thể thiếu được khi các trang trại tiến hành sản xuất kinh doanh. Vì vậy, cùng với việc sử dụng các giống lợn ngoại, các trang trại đã có sự đầu tư đáng kể về chuồng trại và thiết bị chăn nuôi theo các tiêu chuẩn tiến tiến. Một số mẩu chuồng lợn của các nước tiến tiến đã được áp dụng vào chăn nuôi lợn ở Đồng Hới. Hiện nay, các trang

trại chăn nuôi áp dụng phổ biến cả hai kiểu chuồng kín và chuồng hở. Trong đó, có 02 trang trại có quy mô trên 1.000 con xây dựng chuồng kín với hệ thống điều hòa làm mát giữ nhiệt độ ổn định trong mùa đông và mùa hè rất hiện đại; 7 trang trại còn lại xây dựng chuồng hở giống các trang trại chăn nuôi khác trong tỉnh, vì ưu điểm của loại chuồng này là đầu tư thấp, phù hợp với điều kiện kinh tế của các chủ trang trại ít vốn. Trong mỗi ô chuồng nuôi đều có máng ăn tự động, bán tự động; máng uống nước cho lợn, thiết bị cung cấp nước uống có sự cải tiến phù hợp với độ tuổi vật nuôi.

Toàn bộ 100% trang trại đều có xây dựng hệ thống xử lý chất thải bằng công nghệ biogas, tận dụng khí gas để thắp sáng, phục vụ sản xuất, sinh hoạt, giảm chi phí sản xuất và đảm bảo vệ sinh môi trường. 100% trang trại đều có điện chiếu sáng, có máy bơm để bơm nước tắm rửa cho lợn và vệ sinh chuồng trại. Các trang trại đều đã có đường ô tô đi đến từng trang trại, thuận tiện trong việc tiêu thụ, mua bán thịt lợn cũng như vận chuyển thức ăn, thuốc thú y các loại.

3.4. Liên kết trong hợp tác của trạng trại chăn nuôi lợn thịt trên địa bàn thành phố Đồng Hới.

3.4.1. Đối tác và hình thức liên kết trong cung ứng vật tư và dịch vụ đầu vào.

Để đảm bảo cho quá trình sản xuất của trang trại đạt hiệu quả cao, các trang trại đều tìm cho mình các nhà cung cấp vật tư, dịch vụ đầu vào có uy tín, chất lượng tốt, ổn định về mặt giá cả và chi phí thấp nhất. Các vật tư, dịch vụ đầu vào chủ yếu và mang tính chất thường xuyên được các chủ trang trại quan tâm gồm có: Giống lợn nái; thức ăn gia súc; thuốc thú ý. Qua kết quả điều tra tại các trang trại trên địa bàn thành phố cho thấy nguồn cung cấp các dịch vụ đầu vào của các trại trại có sự khác biệt nhau tùy thuộc vào quy mô trang trại, cụ thể như sau:

- Về giống lợn nái hậu bị: Qua điều tra nhận thấy hầu hết các trang trại chăn nuôi trên địa bàn thành phố đã đi vào sản xuất ổn định và các trang trại đều nuôi lợn nái để chủ động trong sản xuất con giống. Hàng năm các trang trại chỉ nhập thêm số lượng lợn nái để thay thế trong quá trình loại thải đàn…tỷ lệ này hàng năm chiếm khoãng 15-20% tổng quy mô lợn nái của trang trại. Nguồn cung ứng lợn nái hậu bị cho các trang trại chủ yếu từ các doanh nghiệp, đơn vị có uy tín, thương hiệu về cung cấp giống lợn ngoại như: Trung tâm giống Thụy Phương – Viện chăn nuôi; Công ty cổ phần tập đoàn DABACO Việt Nam;

Trang trại lợn nái Hoàng Vân (Huế)… Việc ký kết hợp đồng mua bán chỉ thực hiện theo từng đợt mua bán và có hóa đơn bán hàng theo đúng quy định.

Bảng 3.12: Tình hình liên kết trong việc cung ứng giống lợn nái hậu bị

TT Nội dung Tổng số trang trại (n=9) Tỷ lệ % 1

Số đối tác đã cung ứng lợn nái hậu bị cho trang

trại 100

- 01 đối tác 6 66,67

- 02 đối tác trở lên 2 22,22

- 03 đối tác trở lên 1 11,11

2 Lý do thay đổi đơn vị cung ứng giống

- Do chất lượng chưa tốt 1 25

- Do giá cả 0 0

- Do hỗ trợ kỹ thuật, bảo hành không tốt 0 0

- Lý do khác 2 75

Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra trang trại năm 2017

Từ bảng số liệu trên ta thấy hầu hết các trang trại hiện nay có 6 trang trại lựa chọn duy nhất 01 đối tác để cung cấp giống lợn nái hậu bị, chiếm tỷ lệ 66,67%. Có 33,33% số trang trại có thay đổi đổi tác cung ứng, trong đó có 25% lý do là chất lượng con giống chưa đảm bảo. Theo ý kiến của các chủ trang trại, do nhu cầu thay đàn không lớn, hơn nữa việc lựa chọn nhà cung cấp lợn nái chủ yếu là thông qua các bạn hàng, nhà bán buôn giới thiệu, quá trình chăn nuôi nhận thấy chất lượng đảm bảo, giá cả có sự đồng đều nhau vì vậy đã tạo nên độ tin cậy cho các trang trại. Điều này cũng đồng nghĩa với việc có sự liên kết giữa trang trại với các Công ty giống.

Trong chăn nuôi hiện nay vai trò của thú y chiếm một vị thế quan trọng và không thể thiếu trong chăn nuôi hiện nay. Với quy trình phòng bệnh hiện nay

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đặc điểm tổ chức sản xuất lợn thịt theo quy mô trang trại ở thành phố đồng hới, tỉnh quảng bình (Trang 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)