KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.1. Kết quả điều tra cá rô phi mắc bệnh và chết do qua các tháng tại HTX Thủy sản Hồ Núi Cốc
Bảng 4.1: Tỷ lệ cá rô phi mắc và chết tại HTX Thủy sản Hồ Núi Cốc Tháng
điều tra
Số cá điều tra
(con)
Số cá mắc bệnh
(con)
Tỷ lệ mắc (%)
Số cá chết (con)
Tỷ lệ chết (%)
5 20.000 0 0 0 0,00
6 50.000 5000 10 200 4
7 49.800 49.800 100 600 1,2
8 49.200 49.200 100 100 0,2
Tính chung 169.000 104.000 52.5 900 1.35 Vào thời điểm đầu mùa hè, đầu năm 2020 thời tiết Thái Nguyên có mưa nhiều, lượng mưa khá lớn nên một bộ phận người sản xuất vào vụ sớm. Ngay từ tháng 5 năm 2020 đã có một lượng nhất định người nuôi bắt đầu vào vụ sản xuất.
Thời điểm HTX bắt đầu vào giống là tháng 5/2020 với 20.000 cá giống. Ở thời điểm này cũng không bắt gặp bất cứ tình trạng bệnh nào xảy ra trên cá nuôi.
Sang tháng 6/2020, số cá HTX vào nuôi là 30.000 cá, nâng tổng số cá nuôi tại thời điểm này là 50.000 cá. Tuy nhiên cũng trong tháng này bắt đầu thấy cá bị bệnh, với số lượng cá mắc là 5000 con (trong lồng 1), chiếm tỷ lệ 10%.
Sau thời gian này, ở tháng 7/2020, tổng số cá bị bệnh là 100% tương ứng với toàn bộ 49.800 cá nuôi trong lồng, ở tháng 8/2020, tổng số cá bị bệnh là 100% tương ứng với toàn bộ 49.200 cá nuôi trong lồng. Đây chính là nhược điểm lớn nhất của nuôi cá lồng, rất khó kiểm soát tình hình dịch bệnh, khi chúng
cùng chung một nguồn nước.
Gia tăng tỷ lệ nhiễm bệnh đồng nghĩa gia tăng tỷ lệ cá chết theo đó ở tháng 6/2020 số lượng cá chết do bị bệnh là 200 cá, chiếm tỷ lệ 0,11% trên tổng số cá.
Tuy nhiên, sang tháng 7/2020, số lượng cá chết đã là 600 cá, chiếm tỉ lệ 0,35%.
Kết quả đến tháng 8/2020 số cá chết giảm mạnh,chết 100 cá chiếm tỉ lệ 0,05%
Sự khác biệt về tỷ lệ mắc bệnh, tỷ lệ chết tại HTX điều tra có thể giải thích là do địa điểm, đặc trưng riêng của từng khu vực. Với HTX Thủy Sản Hồ Núi Cốc là khu vực nuôi của các thành viên trong hợp tác xã là khu vực xa khu dân cư, hoàn toàn có nguồn nước từ suối (nguồn) chảy vào nên nước rất sạch.
Mặt khác mật độ nuôi của các hộ này thưa, dao động 0,5 - 1 con/m2, nên tình trạng cá bị bệnh, chết thấp. Các bệnh trên cá rô phi nuôi thường bắt gặp là bệnh xuất huyết do vi khuẩn Sreptococcus, Aeromonas hay bệnh mới bặt gặp thời gian gần đây bởi virut TiLV. Nghiên cứu về sinh thái học của vi khuẩn Streptococcus agalactiae phân lập từ cá rô phi bị bệnh tại miền Bắc Việt Nam cho thấy vi khuẩn này có thể phát triển tốt ở nhiệt độ cao, nhiệt độ tối ưu là 30 - 37°C, phát triển chậm ở nhiệt độ thấp 20 - 25°C. Đây là bằng chứng để khẳng định Streptococcosis là bệnh của cá rô phi vào mùa có nhiệt độ cao. (Evans và cs., 2006 [16]; Pereira và cs., 2010 [29]).
Theo báo cáo của Evans và cs. 2009 [15]; Pereira và cs. 2010 [29] thì Streptococcus agalactiae được phân lập từ cá rô phi bệnh tại các tỉnh phía Bắc Việt Nam phát triển tối ưu ở nhiệt độ 37°C, tuy nhiên ở nhiệt độ 20 - 25°C vi khuẩn này vẫn phát triển nhưng chậm. Ở các tháng 5 và tháng 6, nhiệt độ nước tại khu vực nuôi tương đối cao, đạt ngưỡng 25 - 28°C đặc biệt là ở nước Hồ Núi Cốc, nơi có trữ lượng nước rất lớn, thường nhiệt độ nước ổn định hơn rất nhiều so với các ao. Ở nhiệt độ này vi khuẩn gây bệnh vẫn tác động đến cá rô phi, tuy nhiên tác động là không nhiều. Có thể đây chính là lý do mà cá rô phi nuôi ở các khu vực điều tra bị chết, nhưng ở mức độ thấp (0, 35-0,05%)
4.2. Kết quả điều tra cá rô phi mắc và chết do xuất huyết ở các kích cỡ Bảng 4.2: Tỷ lệ cá mắc và chết ở các kích cỡ tại HTX Thuỷ sản
Hồ Núi Cốc Kích cỡ
(g)
Số cá điều tra
(con)
Số cá mắc bệnh
(con)
Tỷ lệ mắc (%)
Số cá chết (con)
Tỷ lệ chết (%)
<100 50000 5000 10 200 0,4
100 - 200 49.800 49.800 100 250 0,5
>200 - 300 49.550 49.550 100 350 0,7
>300 49.200 49.200 100 100 0,2
Tính chung 198.550 198.550 77.5 900 0.45
Tại khu nuôi của HTX, tình hình cá nhiễm bệnh được thấy ở tất cả các giai đoạn phát triển của cá nuôi (theo khối lượng). Tuy nhiên, kết quả nghiêm trọng hơn nhiều. Ngay ở giai đoạn nhỏ nhất (< 100 g/con) đã có 5.000 cá bị nhiễm bệnh trong tổng số 50.000 cỏ theo dừi, chiếm tới 10%. Ngay cả giai đoạn phát triển sau đó (100 - 200g/con) số lượng cá bị bệnh trong quá trình quan sát với 49.800 cỏ bị bệnh, chiếm tới 100% số cỏ theo dừi, (>200-300g/con) cỏ mắc bệnh là 49.550, chiếm 100%, (>300g/con) cá mắc bệnh là 49.200, chiếm 100%.
Số lượng cá chết ở các giai đoạn tương đối giống nhau, dao động từ 100 - 350 con (200 cá chết ở giai đoạn cá < 100 g/con (tỉ lệ 0,4%) và 250 cá chết ở giai đoạn 100 - 200g/con (tỉ lệ 0,5%), nhiều nhất với số lượng 350 cá chết ở giai đoạn từ 200 - 300g/con với tỷ lệ 0,7%, 100 cá chết ở giai đoạn > 300 g/con (tỷ lệ 0,2%)). Tổng số cá chết của HTX là 900 con, chiếm tỷ lệ 0,45% tổng số cá nuôi theo dừi. Tỷ lệ cỏ rụ phi chết tại HTX Thủy Sản Hồ Nỳi Cốc tương đối thấp.
Nguyễn Thị Thúy Hằng và Đỗ Thị Hòa, (2015) [3], cho rằng bệnh Streptococcosis thường xảy ra ở cỡ cá từ 100 - 300g, cá nhỏ < 100g và > 300g ít chịu tác hại của bệnh.
Intervet (2006) [21] công bố rằng bệnh Streptococcosis thường gây bệnh trên cá rô phi thường có triệu trứng, bệnh tích điển hình của bệnh bao gồm: bơi lội lờ đờ trên mặt nước, phản ứng chậm với tiếng động, bắt mồi kém, mắt đục và lồi, có hiện tượng xuất huyết ở các gốc vây hay trên toàn bộ bề mặt cơ thể, giải phẫu xoang bụng thấy có chứa nhiều dịch, gan, thận nhợt nhạt, nhũn. Yuasa và cs. (2005) [39] dịch bệnh trên cá rô phi nuôi ở Thái Lan được quan sát thấy ở các lồng nuôi trên sông Mekong có dấu hiệu điển hình của cá bị bệnh là chướng bụng, trong xoang bụng chứa dịch và hậu môn bị sưng, cá bị chết với dấu hiệu bệnh lý hai mắt đục và đổi màu. Các phân tích tại mắt, thận, não.
Trong đó vi khuẩn S. agalactiae chiếm 70% tổng số loài vi khuẩn Streptococcus được xác định, 30% còn lại là Leuconostoc spp. và S. Constellatus. Theo Wongtavatchai và Maisak, 2008) [38] tỷ lệ Streptococcus agalactiae trên Streptococcus iniae là 112/8 ở cá rô phi vằn (Oreochromis nilotica). Các kết quả đã nghiên cứu của Hernandez và cs., 2009 [21], Mian và cs., 2009 [27] và Zamri-saad và cs., 2010 [40] trên cá rô phi đỏ (Oreochromis spp) đều kết luận tác nhân chính gây bệnh Streptococcosis là Streptococcus agalactia.
Đồng Thanh Hà và cs. (2010) [1] công bố rằng tác nhân gây bệnh trên cá rô phi ở miền Bắc Việt Nam là Streptococus agalactiae. Đặng Thị Hoàng Oanh và Nguyễn Thanh Phương, (2012) [5] cho rằng từ các mẫu cá điêu hồng bị bệnh phù mắt và xuất huyết do vi khuẩn Streptococus agalactiae gây ra.
4.3. Kết quả phân lập tác nhân gây bệnh trên cá rô phi nuôi
Trước khi tiến hành phân lập, giám định vi khuẩn gây bệnh, thực hiện việc kiểm tra để loại bỏ những mẫu cá đã chết. Do cá mang đặc điểm của các đối tượng nuôi thủy sản nói chung và cá rô phi nói riêng là khi cá đã chết thường sẽ thối nát nhanh sẽ rất khó để chẩn đoán và trong giai đoạn này cá sẽ bị nhiều tác nhân cơ hội phát triển nên có thể sẽ ảnh hưởng đến kết quả chẩn đoán sau này. Tất cả các mẫu đều là cá còn sống, được bắt ngẫu nhiên tại ao/lồng nuôi
cá, lựa chọn những cá thể có biểu hiện của cá bị bệnh như bơi lờ đờ, cá sẫm màu, yếu, bơi tách đàn, phân bố gần bờ hoặc gần mép lồng. Kết quả cho thấy 100% các mẫu thu được đều sạch bệnh với các tác nhân là ký sinh trùng và nấm.
Bảng 4.3. Kết quả phân lập tác nhân gây bệnh trên cá rô phi nuôi tại HTX Thủy Sản Hồ Núi Cốc
Lần lấy mẫu
Số mẫu kiểm tra
Streptococcus sp. Aeromonas sp. TiLV
Số mẫu (+)
Tỷ lệ (%)
Số mẫu
(+)
Tỷ lệ (%)
Số mẫu
(+)
Tỷ lệ (%)
1 3 1 33,33 1 33,33 3 100
2 3 2 66,67 0 0,00 1 33,33
3 2 2 100,00 1 50,00 0 0
4 2 1 50,00 0 0,00 0 0
Các kết quả phân lập các chủng vi khuẩn, virus gây bệnh trên cá nuôi tại HTX Thủy Sản Hồ Núi Cốc được trình bảng tại bảng 4.3. Kết quả cho thấy rằng chủng vi khuẩn Streptococcus sp. tìm thấy ở tất cả các giai đoạn phát triển của cá (theo khối lượng) tỷ lệ số mẫu cảm nhiễm 33,33 - 100%. Kết quả phân tích Aeromonas sp. cho thấy có hai giai đoạn cá bị cảm nhiễm, giai đoạn cá còn nhỏ (< 100 g/con) và giai đoạn cá đạt khối lượng 200 - 300 g/con. Tỷ lệ số mẫu nhiễm vi khuẩn này từ 0 - 50% các mẫu xét nghiệm. Các kết quả phân tích cho thấy ở giai đoạn cá nhỏ (bao gồm cả giai đoạn cá < 100 g/con và giai đoạn 100 - 200g/con) cho thấy cá bị nhiễm virus TiLV, tỷ lệ nhiễm từ 33,33 đến 100%
tương ứng với giai đoạn cá có khối lượng 100 - 200 g/con và giai đoạn nhỏ hơn 100 g/con. Các kết quả này giải thích tỷ lệ cá mắc bệnh và tỷ lệ tử vong cao trong những giai đoạn này.
Các kết quả phân tích tác nhân gây bệnh ở bảng 4.3 cho thấy là mầm bệnh tồn tại tại cơ sở nuôi này luôn sẵn có, mặc dù đây là cơ sở nuôi cá lồng trên Hồ Núi Cốc. Sự lưu thông về nguồn nước trong cùng một khu vực nuôi đã dẫn đến tình trạng bệnh xảy ra trên cả vùng rộng lớn. Mặt khác tại khu vực nuôi này đã xuất hiện virus TiLV, đây cũng là nguyên nhân chính làm cho tỷ lệ cá nhiễm bệnh và tỷ lệ chết của công ty rất cao.
4.4. Kết quả xác định khả năng mẫn cảm với một số kháng sinh của chủng vi sinh vật phân lập được theo kết quả xét nghiệm của trung tâm chẩn đoán thú y trung ương
Mối lo ngại hiện nay đối với y học nói chung và ngành thú y thủy sản nói riêng là tình trạng kháng thuốc của vi khuẩn. Mối lo ngại này còn lớn hơn gấp bội khi vi khuẩn không chỉ đơn kháng với một loại kháng sinh nào đó mà cùng một lúc với nhiều loại kháng sinh. Ngày nay việc sử dụng kháng sinh trong phòng và trị bệnh hay bổ sung trong thức ăn chăn nuôi là rất tùy tiện, không đúng nguyên tắc và dẫn đến hiện tượng kháng thuốc tràn lan. Những chủng vi khuẩn kháng nhiều loại kháng sinh không chỉ lan truyền trong môi trường nuôi thủy sản mà rất dễ dàng lan truyền trong tự nhiên gây hậu quả xấu, gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến hiệu quả điều trị và sức khỏe con người cũng như vật nuôi.
Để có cơ sở lựa chọn loại kháng sinh thích hợp sử dụng để điều trị bệnh ở cá rô phi ở các tỉnh thuộc địa bàn nghiên cứu, chúng tôi đã tiến hành kiểm tra tính mẫn cảm của vi khuẩn với 7 loại kháng sinh đã và đang được sử dụng phổ biến trong nuôi trồng thủy sản. Tương ứng đói với khu vực nuôi, chung tôi tiến hành thực hiện kháng sinh đồ đối với chủng phân lập được của chính vùng nuôi đó. Kết quả được trình bày ở bảng 4.4.
Bảng 4.4. Kết quả xác định kháng sinh đồ trên chủng vi khuẩn phân lập tại HTX Thủy Sản Hồ Núi Cốc
STT Kháng sinh Kết quả
1 Oxytetracycline ++
2 Sulphamethoxazole ++
3 Norfloxacin ++
4 Flophenicol +++
5 Tetracycline +
6 Amoxicillin -
7 Amoxicillin/acid clavulamic +++
Kết quả thử nghiệm kháng sinh đồ đối với hai chủng vi khuẩn phân lập được cho thấy rằng kháng sinh amoxicillin không còn hiệu quả điều trị. Các kháng sinh như norfloxacin, flophenicol, tetracycline và kháng sinh phối hợp amoxicillin/acid clavulamic có hiệu quả. Kết quả này cho thấy rằng ở khu vực nuôi này các loại kháng sinh phổ biến còn hiệu quả ở mức độ cao (amoxicillin).
Điều này cho thấy tình rằng việc sử dụng kháng sinh ở cơ sở nuôi (HTX Thủy Sản Hồ Núi Cốc) được tuân thủ chặt chẽ. Đây cũng là một trong các nguyên nhân chỉ ra tỷ lệ mắc bệnh và hiệu quả điều trị (thông qua tỷ lệ chết) cá rô phi nuôi của HTX khá thấp.
Theo báo cáo của Phạm Hồng Quân và cs. (2013) [6]; Nguyễn Thị Thúy Hằng và Đỗ Thị Hòa, (2015) [3] khi kiểm tra khả năng mẫn cảm với kháng sinh của các chủng vi khuẩn Streptococcus phân lập được cho thấy số chủng mẫn cảm với doxycyline và enrofroxacine là 100% (52/52 mẫu thử). Tỉ lệ mẫn cảm với erythromycine chỉ có 11,54% và kháng hoàn toàn các loại kháng sinh như amoxicillin, rifampin, sulfamethoxazol/trimethoxazol (52/52 mẫu thử). Tỉ lệ vi khuẩn kháng với ampicillin đạt tới 94,23% (49/52 mẫu thử), kháng streptomicine là 42,31 % (22/52 mẫu thử).