Kết quả xác định khả năng mẫn cảm với một số kháng sinh của chủng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu một số bệnh truyền nhiễm trên cá rô phi nuôi thương phẩm tại hợp tác xã thủy sản hồ núi cốc tỉnh thái nguyên (Trang 35)

vi sinh vật phân lập được theo kết quả xét nghiệm của trung tâm chẩn đoán thú y trung ương

Mối lo ngại hiện nay đối với y học nói chung và ngành thú y thủy sản nói riêng là tình trạng kháng thuốc của vi khuẩn. Mối lo ngại này còn lớn hơn gấp bội khi vi khuẩn không chỉ đơn kháng với một loại kháng sinh nào đó mà cùng một lúc với nhiều loại kháng sinh. Ngày nay việc sử dụng kháng sinh trong phòng và trị bệnh hay bổ sung trong thức ăn chăn nuôi là rất tùy tiện, không đúng nguyên tắc và dẫn đến hiện tượng kháng thuốc tràn lan. Những chủng vi khuẩn kháng nhiều loại kháng sinh không chỉ lan truyền trong môi trường nuôi thủy sản mà rất dễ dàng lan truyền trong tự nhiên gây hậu quả xấu, gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến hiệu quả điều trị và sức khỏe con người cũng như vật nuôi.

Để có cơ sở lựa chọn loại kháng sinh thích hợp sử dụng để điều trị bệnh ở cá rô phi ở các tỉnh thuộc địa bàn nghiên cứu, chúng tôi đã tiến hành kiểm tra tính mẫn cảm của vi khuẩn với 7 loại kháng sinh đã và đang được sử dụng phổ biến trong nuôi trồng thủy sản. Tương ứng đói với khu vực nuôi, chung tôi tiến hành thực hiện kháng sinh đồ đối với chủng phân lập được của chính vùng nuôi đó. Kết quả được trình bày ở bảng 4.4.

Bảng 4.4. Kết quả xác định kháng sinh đồ trên chủng vi khuẩn phân lập tại HTX Thủy Sản Hồ Núi Cốc

STT Kháng sinh Kết quả 1 Oxytetracycline ++ 2 Sulphamethoxazole ++ 3 Norfloxacin ++ 4 Flophenicol +++ 5 Tetracycline + 6 Amoxicillin - 7 Amoxicillin/acid clavulamic +++

Kết quả thử nghiệm kháng sinh đồ đối với hai chủng vi khuẩn phân lập được cho thấy rằng kháng sinh amoxicillin không còn hiệu quả điều trị. Các kháng sinh như norfloxacin, flophenicol, tetracycline và kháng sinh phối hợp amoxicillin/acid clavulamic có hiệu quả. Kết quả này cho thấy rằng ở khu vực nuôi này các loại kháng sinh phổ biến còn hiệu quả ở mức độ cao (amoxicillin). Điều này cho thấy tình rằng việc sử dụng kháng sinh ở cơ sở nuôi (HTX Thủy Sản Hồ Núi Cốc) được tuân thủ chặt chẽ. Đây cũng là một trong các nguyên nhân chỉ ra tỷ lệ mắc bệnh và hiệu quả điều trị (thông qua tỷ lệ chết) cá rô phi nuôi của HTX khá thấp.

Theo báo cáo của Phạm Hồng Quân và cs. (2013) [6]; Nguyễn Thị Thúy Hằng và Đỗ Thị Hòa, (2015) [3] khi kiểm tra khả năng mẫn cảm với kháng sinh của các chủng vi khuẩn Streptococcus phân lập được cho thấy số chủng mẫn cảm với doxycyline và enrofroxacine là 100% (52/52 mẫu thử). Tỉ lệ mẫn cảm với erythromycine chỉ có 11,54% và kháng hoàn toàn các loại kháng sinh như amoxicillin, rifampin, sulfamethoxazol/trimethoxazol (52/52 mẫu thử). Tỉ lệ vi khuẩn kháng với ampicillin đạt tới 94,23% (49/52 mẫu thử), kháng streptomicine là 42,31 % (22/52 mẫu thử).

Phần 5

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 5.1. Kết luận

Từ những kết quả nghiên cứu thu được, chúng tôi rút ra được một số kết luận như sau:

Đối với khu vực nuôi của HTX Thủy Sản Hồ Núi Cốc:

+ Tỷ lệ mắc bệnh chủ yếu ở thời điểm từ tháng 6/2020 trở đi.

+ Tỷ lệ mắc bệnh trung bình cho toàn giai đoạn theo dõi là 49,45%. + Tỷ lệ tử vong cho toàn giai đoạn là 9,94%.

+ Tỷ lệ mắc bệnh phân bố khắp các lứa tuổi.

+ Có hai chủng vi khuẩn gây bệnh chủ yếu phân lập được là Streptococcus

spp, Aeromonasspp., virut TiLv

5.2. Đề nghị

Xuất phát từ thực tế của HTX, qua phân tích đánh giá bằng những hiểu biết của mình, em có một số ý kiến nhằm nâng cao hoạt động của HTX như sau:

Đầu tư nâng cấp thêm về cơ sở hạ tầng, vật chất kỹ thuật, dụng cụ thú y. Tiếp tục nghiên cứu, thử nghiệm với các kháng sinh có độ nhạy cao để đánh giá hiệu quả của những kháng sinh.

Tiếp tục nghiên cứu về phác đồ điệu trị, nhất là đối với ao nhiễm virus để mang đến hiệu quả cao nhất đối với người nuôi cá.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

I. Tài liệu tiếng Việt

1.Đồng Thanh Hà, Nguyễn Viết Khuê, Nguyễn Thị Hạnh (2010), Một số đặc điểm của Streptococcus agalactiae, tác nhân gây bệnh Streptococcosis

trên cá rô phi ở miền Bắc Việt Nam, Trung tâm nghiên cứu quan trắc

cảnh báo môi trường và phòng ngừa dịch bệnh thủy sản miền Bắc - Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy Sản I.

2.Nguyễn Văn Hảo, Trịnh Quốc Trọng, Lê Trung Đình, Nguyễn Thị Kim Đan, Trần Hữu Phúc (2009), Selective breeding for GIFT (Oreochromis

niloticus) in the Mekong Dalta of Viet Nam, Viện nghiên cứu Thủy sản 2.

3.Nguyễn Thị Thúy Hằng, Đỗ Thị Hòa (2015), “Tình hình bệnh

Streptococcosis trên cá rô phi nuôi tại Hải Phòng và biện pháp điều trị

bệnh trong điều kiện phòng thí nghiệm”, Tạp chí KHCN Thủy sản trường

DH Nha Trang, số 4-2015.

4.Nguyễn Viết Khuê, Trương Thị Mỹ Hạnh, Đồng Thanh Hà, Nguyễn Thị Hà, Phạm Thành Đô, Bùi Ngọc Thanh, Nguyễn Thị Nguyện, Nguyễn Hải Xuân, Phạm Thái Giang và Nguyễn Thị Thu Hà (2009), Xác định nguyên nhân gây chết hàng loạt cá rô phi nuôi thương phẩm tại một số tỉnh miền Bắc, Báo cáo khoa học Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản 1.

5.Đặng Thị Hoàng Oanh và Nguyễn Thanh Phương (2012), “Phân lập và xác định đặc điểm của vi khuẩn Streptococus agalactiae từ cá điêu hồng

(Oreochromis sp) bệnh mù mắt và xuất huyết”, Tạp chí khoa học 2012,

trường Đại học Cần Thơ, 22c 203-212.

6.Phạm Hồng Quân, Hồ Thu Thủy, Nguyễn Hữu Vũ, Huỳnh Thị Mỹ Lệ, Lê Văn Khoa (2013), “Nghiên cứu một số đặc tính sinh học của vi khuẩn

phía bắc Việt Nam”, Tạp chí Khoa học và Phát triển 2013, tập 11, số 4: 506-513.

7.Trung tâm khảo nghiệm, kiểm nghiệm, kiểm định nuôi trồng thuỷ sản (Tổng cục thuỷ sản) - Báo cáo Kết quả quan trắc, cảnh báo và giám sát môi trường vùng nuôi trồng thủy sản, tháng 11/2019.

8. Đinh Thị Thủy (2007), Nghiên cứu các bệnh nguy hiểm thường gặp ở cá rô

phi nuôi thâm canh, Thông tin KHCN & Kinh tế Thủy sản 12.

II. Tài liệu tiếng Anh

9. Amal MNA, Koh CB, Nurliyana M, Suhaiba M, Nor-Amalina Z, Santha S, (2018), “A case of natural co-infection of tilapia lake virus and Aeromonas veronii in a Malaysian red hybrid tilapia (Oreochromis

niloticus 9 O. mossambicus) farm experiencing high mortality”,

Aquaculture 485: 12–16.

10.Bacharach E, Mishra N, Briese T, Zody MC, KembouTsofack JE, Zamostiano R (2016), “Characterization of a novel orthomyxo-like virus causing mass die-offs of tilapia”, MBio 7: e00431–16.

11.Balarin J. D. and R. D. Haller (1982), The intensive culture of tilapia in

tanks, receways and cages, In: Recent advances in aquaculture (eds. J.F.

Muir and R.J. Roberts), pp.266-355. Westview, Boulder.

12.Behera BK, Pradhan PK, Swaminathan TR, Sood N, Paria P, Das A et al. (2018) “Emergence of tilapia lake virus associated with mortalities of farmed Nile tilapia Oreochromis niloticus” (Linnaeus 1758) in India. Aquaculture 484: 168–174

13.Bromage E. S., Thomas A. and Owens L. (1999), Streptococcus iniae, a

bacterial infection in barramundi Lates calcarifer, Diseases of Aquatic

Organisms, 36: 177-181.

ISBN-13: 978- 0-85199-014-9.

15.Evans J. J., Klesius P. H., Pasnik D. J. and Bohnsack J. F. (2009), Human Streptococcus agalactiae Isolate in Nile Tilapia (Oreochromis niloticus),

Emerging Infectious Diseas, 15, 774-776.

16.Evans J., Klesius P. H. and Shoemmaker C. A., (2006), Sreptococcus in

warm-water fish, Aquaculture Health International. 10-14.

17.Eyngor M, Zamostiano R, Kembou Tsofack JE, Berkowitz A, Bercovier H, Tinman S (2014) Identification of a novel RNA virus lethal to tilapia. Journal of Clinical Microbiology 52: 4137–4146.

18.FAO (2014), State of World Fisheries and Aquaculture 2014, FAO, Rome, Italy.

19.Fathi M, Dickson C, Dickson M, Leschen W, Baily J, Muir F (2017) Identification of tilapia lake virus in Egypt in Nile tilapia affected by ‘summer mortality’ syndrome. Aquaculture 473: 430–432.

20.Ferguson HW, Kabuusu R, Beltran S, Reyes E, Lince JA, del Pozo J (2014) Syncytial hepatitis of farmed tilapia, Oreochromisniloticus (L.): a case report. Journal of Fish Diseases 37: 583–589.

21.Hernandez E., J. Figueroa and C. Iregui (2009), Streptococcosis on a red tilapia, Oreochromis sp., farm: A case study. J. Fish Dis., 32: 247-252. Intervet, (2006). Diseases of Tilapia - An Introduction

22.Kembou Tsofack JE, Zamostianoa R, Wattedb S, Berkowitzb A, Rosenbluth E, Mishra N et al. (2017) Detection of tilapia lake virus (TiLV) in clinical samples by culturing and nested RTPCR. Journal of Clinical Microbiology 55: 759–767.

23.Klesius P.H, Shoemaker C. A. and Evans J.J., (2008), Efficacy of a single and combined Streptococcus iniae isolates vaccine administered by intraperitoneal and intramuscular routes in tilapia (Oreochromis

niloticus), Aquaculture 2000; 188 (3-4):327-246.

24.Koesharyani I, Gardenia L, Widowati Z, Khumaira K, Rustianti D (2018) Studi kasus infeksi Tilapia lake virus (TiLV) pada ikan nila (Oreochromis niloticus). Jurnal Riset Akuakultur 13: 85–92.

25.Lowe- McConnell R.H., (1982), Tilapia in fish Communities, In the biology and Culture of Tilapia, ICLAM Conference proceeding, 7 (Eds. R. S. V.

Pullin, R. H. Lowe - McConnell), International Centre for living Aqutic

Resources managenment, Malina, Philippines.

26.Macintosh D.J. and Little D.C., (1995), Nile tilapia (Oreochromis Niloticus) In: broodstock managemint and egg add larval quality, (eds. N. R. bromage

and R.J. Roberts), Institute of Aquaculture. Blackwell Science.

27.Mian G. F., D. T. Godoy, C. A. G. Lea, Y. T. Yuhara, G. M. Costa and H. C. P. Figueiredo (2009), Aspects of the natural history and virulence of

S. agalactiae infection in Nile tilapia. Vet. Microbiol., 136: 180-183.

28.Nicholson P, Fathi MA, Fischer A, Mohan C, Schieck E, Mishra N et al. (2017) Detection of tilapia lake virus in Egyptian fish farms experiencing high mortalities in 2015. Journal of Fish Diseases 40: 1925–1928.

29.Pereira U. P., Mian. G. F., Oliveira I. C. M., Benchetrit L. C, Costa G. M. and Figueiredo. H. C. P. (2010), Genotyping of Streptococcus agalactiae strains isolated from fish, human and cattle and their virulence potential in Nile

tilapia, Veterinary Microbiology, 140, 186-192.

30.Perera R. P., J. S. K., Collins M. D. and Lewis D. H., (1994), Streptococcus

iniae Associated with Mortality of Tilapia nilotica x T. aurea Hybrids.

Journal of Aquatic Animal Health, 10: 294 - 299.

31.Philipart J. C. L. and Ruwet (1982), Ecolapia, logy and Distrisbution of

Tilapia, In: R.S.V. Pullin and R.H. Lowe-Mc Connell (Eds), Biology and

Mamila, Philippines, pp 15-59.

32.Plumb J. A., (1999), Health Maintenance and Principal Microbial Diseases

of Cultured Fishes. Iowa State University Press, Ames.

33.Pretto-Giordano L. G., E. E. Muller, J. C. de Frritas and V.G. da Silva, (2010), Evaluation on the Pathogenesis of Streptococcus agalactiae in

Nile Tilapia (Oreochromis nilonicus), Brazilian Arch. Biol. Technol., 53:

87-92.

34.Sheehan (2009), Streptococcosis in Tilapia: A more complex problem, http://www.thefishsite.com/articles/812/).

35.Shoemaker C. A., Xu D., Klesius P. H. and Evans J. J., (2008), Concurrent

infections (parasitism and bacterial diesease) in tilapia, The 8th

International Symposium on Tilapia in Aquaculture, Cairo, Egypt pp. 1365-1375.

36.Surachetpong W, Janetanakit T, Nonthabenjawan N, Tattiyapong P, Sirikanchana K, Amonsin A (2017) Outbreaks of tilapia lake virus infection, Thailand, 2015–2016. Emerging Infectious Diseases 23: 1031– 1033.

37.Trewavas E., (1983), Tilapiine fishes of the genera Sarotherodon,

Oreochromis and Danakilia, Publication No. 583. British Museum of

Natural History, London, UK.

38.Wongtavatchai and Maisak (2008), Pathobiological Characteristic of

Streptococcosis in Farmed Tilapia, Oreochromis nilotica, in Thailand.

Proceedings of 5th world fisheries congress.

39.Yuasa, Kamaishi, Hatai, Bahnnan and Borisuthpeth (2005), Two cases of

streptococcal infections of cultured tilapia in Asia, In: Sixth Symposium

on Diseases in Asian Aquaculture (ed Bondad-Reantaso MG, Mohan, C.V., Crumlish, M. and Subasinghe, R.P.) Fish Health Section, Asian

Fisheries Society, Colombo - Sri Lanka, pp. 259-268.

40.Zamri-Saad M., Amal M. N. and Siti-Zahrah A., Pathological changes in red tilapias (Oreochromis spp.) naturally infected by Streptococcus

agalactiae. Journal of comparative pathology, 2010 Aug-Oct; 143 (2-3):

PHỤ LỤC

MỘT SỐ HÌNH ẢNH CỦA TRONG QUÁ TRÌNH THỰC TẬP

Ảnh 1: Bệnh ký sinh nội bào

Ảnh 2: Bệnh Streptocucus

Ảnh 3: Bệnh trắng mang thối mang Ảnh 4: Cá rô phi bị bệnh do vi khuẩn Aeromonas

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu một số bệnh truyền nhiễm trên cá rô phi nuôi thương phẩm tại hợp tác xã thủy sản hồ núi cốc tỉnh thái nguyên (Trang 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(45 trang)