Tiềm năng về cây dược liệu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu một số đặc điểm sinh học, sinh thái học và kỹ thuật giâm hom loài cây sói rừng (sarcandra glabra (thunb ) tại tỉnh hà giang (Trang 26)

* Số loài dược liệu được ghi nhận:

Tổng hợp các kết quả nghiên cứu đã được công bố và các kết quả điều tra trong giai đoạn 2013 – 2015 của Viện Dược liệu, Báo cáo kết quả đề tài “Nghiên cứu, điều tra, khảo sát và xây dựng chiến lược phát triển cây dược liệu tỉnh Hà Giang.” Chủ nhiệm đề tài: TS. Phạm Thanh Huyền năm 2015 đã ghi nhận được ở

Hà Giang có tổng số 1565 loài cây thuốc thuộc 824 chi, 202 họ và 6 ngành của 2 giới Thực vật và Nấm. Trong ngành Ngọc lan phần lớn các loài thuộc lớp Ngọc lan - Hai lá mầm và một số ít thuộc lớp Hành - Một lá mầm. Kết quả cho thấy, với tổng số 1565 loài thực vật và Nấm làm thuốc mọc tự nhiên và trồng đã ghi nhận được,

đem so sánh với tổng số 665 loài cây thuốc đã ghi nhận được trong các giai đoạn

điều tra trước đây (1968 - 1975 và 1999 - 2000) thì số loài cây thuốc ghi nhận trong cuộc điều tra lần này (2013-2015) là nhiều hơn đáng kể. Có thể thấy rằng, Hà Giang là một trong những tỉnh có nguồn tài nguyên thực vật nói chung và nguồn tài nguyên cây thuốc nói riêng phong phú vào dạng bậc nhất nước ta.

* Sự phong phú về dạng sống:

Ngoài các đại diện thuộc nhóm Nấm, ngành Dương xỉ không phân chia về

dạng sống, số còn lại là 1522 loài bao gồm các dạng sống: - Thân cỏ/thảo (T): 604 loài (≈ 39,68 %)

- Cây bụi và cây bụi trườn (B): 366 loài (≈ 24,05 %) - Thân leo (thảo và gỗ) - (L): 214 loài (≈ 14,06 %) - Thân gỗ (G): 331 loài (≈ 21,75 %)

- Thân cột (C): 7 loài (≈ 0,46 % chủ yếu thuộc họ Arecaceae)

Như vậy, cây thuốc tỉnh Hà Giang chủ yếu là cây thân cỏ (39,68 %); nhóm cây bụi (24,05 %). Cây thuốc là dây leo, thân gỗ và thân cột chiếm tỷ lệ không nhiều. Tổng hợp với các đại diện thuộc giới Nấm, ngành Mộc tặc, ngành Thông đất và ngành Dương xỉ cho thấy, nguồn cây thuốc tỉnh Hà Giang phong phú về các dạng sống tự nhiên [10].

* Sự phong phú và đa dạng ở các bậc taxon:

Như trên đã đề cập, tổng số 1565 loài thực vật và nấm làm thuốc đã ghi nhận tại Hà Giang thuộc 824 chi và 202 họ, trong đó có 10 họ giàu loài, có từ 20 đến 109 loài. 26,4% tổng số loài ghi nhận được. Trong đó họ Cúc (Asteraceae) có số loài nhiều nhất, nhiều loài trong họ này là những cây thuốc phân bố khá phổ biến và có khả năng khai thác lớn như Hy thiêm (Siegesbeckia orientalis), Ngải cứu dại (Artemisia indica), Cỏ cứt lợn (Ageratum conyzoides) …. hay là cây trồng có giá trị

kinh tế như Actisô: Cynara cardunculus L.. Họ Cà phê (Rubiaceae) đứng thứ hai với

đa phần là các loài cây thảo và cây bụi làm thuốc phổ biến như: các loài Bướm bạc (Mussaenda spp.), Câu đằng (Uncaria spp.), Dạ cẩm (Hedyotis spp.)… Một số họ

giàu loài có các cây thuốc vừa có giá trị khai thác sử dụng lại vừa có giá trị về mặt bảo tồn như họ Phong lan (Orchidaceae) có 9 loài nằm trong diện bảo tồn. Đó là 3 loài lan Kim tuyến (Anoectochilus roxburghii (Wall.) Lindl.; A. Calcareous Aver.,

Anoectochilus elwesii King & Pantl.); 4 loài Thạch hộc (Dendrobium nobile Lindl.,

Dendrobium longicornu Lindl., Dendrobium chrysanthum Lindl., Dendrobium fimbriatum Hook.) và 2 loài lan Một lá (Nervilia aragoana Gaudich.; Nervilia fordii

được dùng làm gia vị lại vừa có tác dụng làm thuốc như Hương nhu tía (Ocimum tenuiflorum L.), Húng (Ocimum basilicum L.), Kinh giới (Elsholtzia ciliata

(Thunb.) Hyl.), Tía tô (Perilla frutescens (L.) Britton); bên cạnh đó nhiều loài mọc tự nhiên có giá trị khai thác như Hạ khô thảo (Prunella vulgaris L.) là vị thuốc phổ

biến trong Y học cổ truyền, một số loài “Bạc hà” mọc tự nhiên (Agastache spp.,

Elsholtzia spp.; …) là nguồn thức ăn (phấn hoa) cho ong mật tạo nên thương hiệu mật ong bạc hà nổi tiếng của Hà Giang ... ngoài ra còn có 1 loài thuộc diện bảo tồn là Chùa dù (Elsholtzia penduliflora W.W. Sm.) (theo Kết quả điều tra tài nguyên cây thuốc của tỉnh Hà Giang”, Tạp chí Khoa học ĐHQGHN).

Số còn lại 192 họ, mỗi họ mới chỉ ghi nhận được từ 1 đến 19 loài cây thuốc. Trong số này, một số họ mặc dù chỉ có vài loài, nhưng lại là những cây thuốc rất có giá trị. Ví dụ họ Trạch tả (Alismataceae): 1 loài là Trạch tả (Alisma plantago- aquatica); họ Cẩu tích (Dicksoniaceae) có 1 loài là Cẩu tích (Dicksonia barometz); họ Bách bộ (Stemonaceae) có 1 loài là cây Bách bộ (Stemona tuberosa); họ Mã đề

(Plantaginaceae) có 2 loài Mã đề (Plantago major) và Mã đề á (Plantago asiatica); họ Bầu bí (Cucurbitaceae): trong số các loài đã biết đáng chú ý nhất là loài Dền toòng/Giảo cổ lam (Gynostemma pentaphyllum (Thunb.) Makino)… Đây là những cây thuốc có giá trị sử dụng, kinh tế cao và rất có tiềm năng phát triển ở tỉnh Hà Giang. Riêng họ Taxaceae: có 3 loài trong đó 2 loài thuộc diện bảo tồn là Dẻ tùng sọc trắng vân nam (Amentotaxus yunnanensis H.L.Li) và Thông đỏ bắc (Taxus wallichiana var. chinensis (Pilg.) Florin.), loài còn lại là Dẻ tùng sọc trắng (Amentotaxus argotaenia (Hance) Pilg.) cũng là loài hiếm gặp. Ở bậc chi, các chi đã biết có nhiều cây thuốc bao gồm: Chi Ficus (Moraceae) có 24 loài; chi Ardisia (Myrsinaceae) có 13 loài; chi Polygonum (Polygonaceae) có 12 loài; chi Smilax (Smilacaceae) có 12 loài; chi Piper (Piperaceae) có 11 loài, chi Solanum (Solanaceae) có 10 loài. Các chi Alpinia (Zingiberaceae), Clematis (Ranunculaceae), Desmodium (Fabaceae), Dendrobium (Orchidaceae), Cinnamomum (Lauraceae) và đều có 9 loài/chi (Viện dược liệu, 2015).

Một vài họ chỉ có 1 chi nhưng các loài đã biết có ở Hà Giang đều có ý nghĩa về mặt đa dạng sinh học và giá trị sử dụng, như: họ Taccaceae chỉ có 1 chi Tacca

với 2 loài là Râu hùm (Tacca chantrieri André), Hồi đầu thảo (T. Plantaginea

Drenth) và Phá lủa (Tacca subflabellata P.P.Ling & C.T.Ting); họ Costaceae chỉ có 1 chi Costus với 2 loài Mía dò (Costus speciosus (J.Koenig) Sm.) và Mía dò hoa gốc (C.tonkinensis Gagnep.), hay họ Trilliaceae chỉ có 1 chi Paris gồm 5 loài cây thuốc rất có giá trị .

Một số chi chỉ có 2-3 loài nhưng đều là những cây thuốc có khả năng khai thác và có giá trị bảo tồn cao: Chi Gynostemma (Cucurbitaceae) có 3 loài đều có công dụng làm thuốc như Giảo cổ lam (Gynostemma pentaphyllum (Thunb.) Makino, G. Laxum (Wall.) Cogn.), Chi Acanthopanax với 2 loài là Ngũ gia bì gai (A. Gracilistylus W.W.Sm.) và Ngũ gia bì hương (Acanthopanax trifoliatus (L.) Voss) vừa có giá trị làm thuốc lại vừa thuộc diện bảo tồn; Chi Panax với 3 loài đều có giá trị làm thuốc cao trong đó ngoại trừ loài Tam thất (Panax notoginseng

(Burkill) F. H. Chen) là cây thuốc trồng, 2 loài Tam thất hoang (Panax stipuleanatus H.T.Tsai & K.M.Feng) và Sâm vũ diệp (Panax bipinnatifidus Seem.) là những cây thuốc quí hiếm cần bảo vệ (theo Kết quảđiều tra tài nguyên cây thuốc của tỉnh Hà Giang”, Tạp chí Khoa học ĐHQGHN và Báo cáo kết quảđề tài “Nghiên cứu, điều tra, khảo sát và xây dựng chiến lược phát triển cây dược liệu tỉnh Hà Giang”).

Chương 2

ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tượng nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu: Loài Sói rừng phân bố trong tự nhiên tại tỉnh Hà Giang.

- Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu đặc điểm sinh thái học, sinh học và kỹ

thuật nhân giống bằng phương pháp giâm hom cây Sói rừng.

2.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu

- Địa điểm: Điều tra thu thập số liệu về đặc điểm sinh thái học, sinh học của cây Sói rừng tại huyện Bắc Quang, Vị Xuyên, Mèo Vạc tỉnh Hà Giang.

- Nghiên cứu nhân giống giâm hom cây Sói rừng tại vườn ươm thị trấn Vị

Xuyên, huyện Vị Xuyên tỉnh Hà Giang.

- Thời gian:Từ tháng 5/2019 - 10/2020.

2.3. Nội dung nghiên cứu

* Ni dung 1: Nghiên cu các đặc đim sinh thái hc ca loài Sói rng

- Đặc điểm đất đai, địa hình khu vực có loài phân bố. - Đặc điểm khí hậu thủy văn khu vực có loài cây phân bố.

- Đặc điểm cấu trúc rừng, quần xã thực vật rừng khu vực có loài cây phân bố (tầng cây cao, cây bụi, thảm tươi, cây tái sinh...).

* Ni dung 2: Nghiên cu đặc đim sinh hc ca loài Sói rng

- Nghiên cứu các đặc điểm: Thân, lá, hoa, quả, hạt của loài cây Sói rừng. - Đặc điểm sinh học: đặc điểm thời kỳ sinh trưởng, ra hoa, quả.

* Ni dung 3: Nghiên cu k thut nhân ging cây Sói rng bng phương pháp giâm hom

- Nghiên cứu ảnh hưởng của loại hom đến tỷ lệ ra rễ và nảy chồi của hom Sói rừng.

- Nghiên cứu ảnh hưởng của thời vụđến tỷ lệ ra rễ và nảy chồi của hom Sói rừng.

- Nghiên cứu ảnh hưởng của chất kích thích ra rễ đến tỷ lệ ra rễ và nảy chồi của hom Sói rừng.

* Ni dung 4. Đề xut được mt s gii pháp nhm bo tn, phát trin loài cây Sói rng (Sarcandra glabra (Thunb.) Nakai) ti Hà Giang.

2.4. Phương pháp nghiên cứu 2.4.1. Phương pháp kế thừa tài liệu

- Kế thừa các tài liệu, công trình nghiên cứu có liên quan về đặc điểm nông sinh học của loài.

- Thu thập các tài liệu liên quan đến khu vực nghiên cứu như: bản đồđịa hình, bản đồ hiện trạng rừng, các tài liệu vềđiều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội, các báo cáo nghiên cứu khoa học về thực vật ở khu vực điều tra.

2.4.2. Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp và nghiên cứu đặc điểm sinh thái học loài Sói rừng học loài Sói rừng

Trên cơ sở tìm hiểu, nghiên cứu tài liệu tiến hành điều tra nghiên cứu thu thập thông tin tại huyện Bắc Quang, huyện Vị Xuyên, huyện Mèo Vạc tỉnh Hà Giang.

- Phương pháp phỏng vấn: Sử dụng phương pháp điều tra nhanh nông thôn PRA để tiến hành điều tra phỏng vấn các cán bộ, hộ gia đình và cá nhân. Số lượng phỏng vấn 30 phiếu/ 1 huyện. Đối tượng phỏng phấn là các cán bộ, hộ gia đình và cá nhân, bà con nông dân có hiểu biết về loài cây Sói rừng. Sử dụng bộ câu hỏi phỏng vấn để tiến hành điều tra đánh giá về thực trạng bảo tồn và phát triển, đặc

điểm phân bố, kỹ thuật nhân giống, gây trồng loài Sói rừng ở khu vực nghiên cứu.

- Phương pháp nghiên cứu đặc điểm sinh thái học loài Sói rừng

Trên cơ sở xác định được vùng có phân bố cây Sói rừng tiến hành lập các OCT để đo đếm. Mỗi huyện lập 3 OTC ở các vị trí chân, sườn, đỉnh khác nhau, tổng có 9 OCT. Diện tích mỗi OTC là 500 m2. tiến hành xác định tổ thành cây cao. Trong mỗi OCT tiến hành lập 3 ô dạng bản (5m x 5m) để đo đếm cây tái sinh, cây bụi, thảm tươi và lấy phẫu diện đất. Phương pháp lập OTC và đo đếm các chỉ tiêu tuân thủ theo điều tra trong lâm học.

Nhân tố địa lý, địa hình: Được xác định qua tọa độ địa lý, độ cao, độ dốc, hướng phơi. Thiết bị sẽ sử dụng là GPS, Địa bàn, Bản đồ.

Nhân tốđất: Tại mỗi địa điểm trên từng OTC, đào 1 phẫu diện đất. Phẫu diện

được đào ở dưới tán Sói rừng nơi chưa bị đào xới. Phương pháp lấy mẫu đất theo Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 7538-4:2007, hướng dẫn quy trình điều tra các vùng tự

nhiên, bán tự nhiên và vùng đất canh tác và mô tả theo hướng dẫn trong giáo trình

Đất Lâm nghiệp của trường Đại học Lâm nghiệp Việt Nam.

Nhân tố khí hậu: Yếu tố khí hậu được sử dụng của các trạm quan trắc khí tượng gần nhất. Ngoài ra, nhiệt độ và ẩm độ tại vị trí điều tra xác định bằng nhiệt

ẩm kế.

Nhân tố thảm thực vật: Cấu trúc rừng nơi có loài Sói rừng phân bố, bao gồm cấu trúc tổ thành, cấu trúc tầng thứ, cấu trúc mật độ cây gỗ, cây bụi, cây cỏ, độ che phủ,…

- Điều tra đặc điểm trạng thái rừng nơi loài Sói rừng phân bố.

+ Điều tra tầng cây gỗ: Theo quan điểm lâm học, cây tầng gỗ là những cây có tán tham gia vào tầng chính (tầng A) và D1.3 > 6cm.

Xác định tên cây: Tên cây được ghi theo tên phổ thông, loài chưa biết tên

được lấy tiêu bản giám định.

- Điều tra cây bụi, thảm tươi: Theo ODB diện tích 25 m2 (5mx5m).

+ Cây bụi: cây thân gỗ thuộc tầng thấp. Chỉ tiêu xác định là: Tên loài cây chủ

yếu, số lượng, phẩm chất, chiều cao vút ngọn (Hvn) được đo bằng thước mét, độ

che phủ bình quân chung các loài được tính theo tỷ lệ phần trăm bằng phương pháp

ước lượng.

+ Thảm tươi: lớp cây cỏ phủ trên bề mặt đất rừng. Chỉ tiêu điều tra: Tên loài cây chủ yếu, chiều cao trung bình, độ che phủ chung được xác định bằng phương pháp ước lượng.

2.4.3. Phương pháp nghiên cứu đặc điểm sinh học loài Sói rừng

- Thu thập lấy mẫu cây Sói rừng: Trong các ô tiêu chuẩn được định vị, thu thập các thông tin về đặc điểm phân bố, chụp lại các hình ảnh của cây ngoài tự

nhiên tại hiện trường, lấy mẫu để nghiên cứu, đo đếm các đặc điểm sinh học. - Cách thu mẫu Sói rừng như sau: Nhổ cả cây làm sạch đất ở rễ, sau đó

ghi tên loài Sói rừng, thứ tự mẫu, nguồn gốc, ngày điều tra, người điều tra. Sau đó, mẫu được bảo quản trong phòng thí nghiệm ở nhiệt độ bình thường.

Sử dụng phương pháp quan sát mô tả trực tiếp loài Sói rừng kết hợp với phương pháp đối chiếu, so sánh với các tài liệu đã có để nhận dạng loài và mô tả

các đặc điểm sinh học. Đây là phương pháp thông dụng được dùng trong nghiên cứu thực vật học.

Hình thái và vật hậu: Quan sát, mô tả hình thái và xác định kích thước của các bộ phận: Thân cây, lá, hoa, quả của cây Sói rừng.

Lấy mẫu tiêu bản, so sánh với tiêu bản trước đây hoặc những loài cây có hình thái tương tự nhằm xác định tính chính xác loài.

- Dụng cụ, thiết bị hỗ trợ: máy ảnh, thước dây, thước kẹp, GPS, kẹp tiêu bản,…

2.4.4. Phương pháp nghiên cứu giâm hom loài cây Sói rừng

2.4.4.1. Chn hom và k thut ct hom

* Chuẩn bị hom giâm: Hom trong các thí nghiệm được lấy từ cây Sói rừng

được trồng tại Vườn giống gốc tại huyện Vị Xuyên tỉnh Hà Giang do Viện Nghiên cứu và Phát triển Lâm Nghiệp chọn lọc, trồng và chăm sóc. Thời điểm lấy hom khi cây đã trưởng thành có chiều cao từ 1,5-2,0 m, sinh trưởng tốt, không bị sâu bệnh. Hom được cắt vào buổi sáng.

* Xử lý hom giâm: Dùng dao hoặc kéo sắc cắt cành dài từ 15-20 cm, chọn những cành mập, không sâu bệnh, lá xanh. Cành sau khi cắt được ngâm ngay vào nước và đểở

nơi râm mát. Khi cắt cành phải để lại ít nhất 3-5 lá và 2 chồi ngủ. Phần gốc hom được cắt nghiêng một góc 450. Hom sau khi cắt được ngâm ngay trong dung dịch Benlat nồng độ

0,15% trong 15 phút để diệt nấm. Sau đó bó các hom lại rồi nhúng phần gốc hom vào chất điều hòa sinh trưởng có nồng độ khác nhau trong thời gian 10 phút.

* Cắm hom: Trước khi cắm hom cần tưới nước đủ ẩm cho giá thể, dùng que nhỏ chọc lỗ có độ sâu 3 – 4 cm đểđặt hom vào sau đó ấn nhẹ cho chặt gốc.

* Chăm sóc hom sau khi giâm: Sau khi giâm hom, tiến hành phủ kín luống giâm bằng nilon trắng để giữẩm, tránh sự thoát hơi nước của hom mới giâm. Hàng ngày tưới nước bằng bình phun sương tạo ẩm 2 lần vào buổi sáng và chiều tối, những ngày nắng nóng có thể tưới đến 3-4 để đảm bảo độ ẩm đạt trên 90%. Nước

dùng để tưới phải sạch, không mang nấm bệnh. Khi thời tiêt quá nắng có thể dung 1 lớp lưới đen che lên trên đểđảm bảo hom không bị nóng quá. Sau khi giâm khoảng 10 ngày thì bỏ linon che phủở trên ra và chăm sóc bình thường đến khi hom đủ tiêu chuẩn xuất vườn.

2.4.4.2. Phương pháp tiến hành nghiên cu các thí nghim nhân ging giâm hom

* Phương pháp nghiên cu nh hưởng ca loi hom đến nhân ging giâm hom cây Sói rng

Thí nghiệm được bố trí theo khối ngẫu nhiên đầy đủ 3 lần lặp, 30 hom/công thức/lần lặp. Tổng số hom thí nghiệm là 270.

Hom non: Hom nhỏ, lá có màu xanh nhạt.

Hom bánh tẻ: Hom mập, lá và thân có màu xanh đậm. Hom già: Hom có màu xanh nhạt.

Tất cả các hom được giâm trên giá thể là đất tầng A, các công thức thí nghiệm được chăm sóc như nhau, hom được giâm trong vườn ươm có độ che sáng 50%, tưới nước bằng bình phun sương đảm bảo đủ ẩm. Định kỳ theo dõi phòng trừ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu một số đặc điểm sinh học, sinh thái học và kỹ thuật giâm hom loài cây sói rừng (sarcandra glabra (thunb ) tại tỉnh hà giang (Trang 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(66 trang)