Sói rừng
Kế thừa kết quả nghiên cứu của các công thức trên đã lựa chọn được loại hom bánh tẻ, thời vụ giâm hom vào mùa xuân và chất kích thích ra rễ tốt nhất là NAA nồng độ 200 ppm tiến hành tiếp tục nghiên cứu ảnh hưởng củagiá thểđến nhân giống giâm hom cây Sói rừng. Kết quả nghiên cứu được thể hiện trong bảng 3.12.
Bảng 3.12. Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của giá thểđến tỉ lệ sống và sự hình thành rễ của hom Sói rừng sau 90 ngày giâm
Công thức Số hom ban đầu (hom) Tỷ lệ hom sống (%) Tỷ lệ hom ra rễ (%) Thời gian bật chồi (ngày) Số rễ trung bình/ hom (cái) Chiều dài rễ trung bình (cm) Chỉ số ra rễ (lr) Chất lượng chồi CT1 90 50,00 48,89 70,11 3,34 4,17 13,95 Nhỏ, xanh CT2 90 62,22 58,89 67,19 3,87 4,53 17,51 Nhỏ, xanh CT3 90 91,11 88,89 60,23 4,70 6,78 31,88 Mập, xanh CT4 90 85,56 84,44 63,74 4,18 5,37 22,46 Mập, xanh LSD0.05 5,32 4,30 2,03 0,20 0,28 0,56 CV% 3,7 3,1 1,6 2,5 2,7 1,3
Từ kết quả bảng 3.10 cho thấy: Với độ tin cậy 95%, sai số 0,05 các chỉ số
LSD và CV trong giới hạn cho phép chấp nhận được, kết quả thí nghiệm có ý nghĩa thống kê, khi giâm hom Sói rừng trên các loại giá thể khác nhau cho kết quả về tỉ lệ
hom sống,tỉ lệ hom ra rễ, thời gian bật chồi và chất lượng chồi thực sự khác nhau. Công thức 3 với giá thể: 70% Đất tầng A + 20% sơ dừa + 10% phân chuồng hoai mục cho kết quả giâm hom tốt nhất với tỉ lệ 91,11 % hom sống, 88,89 % hom ra rễ, thời gian trung bình bật chồi ngắn nhất là 60,23 ngày, số rễ trung bình/hom là 4,70 rễ, chiều dài rễ trung bình 6,78 cm, chỉ số ra rễ 31,88 chồi mâp, xanh. Sói rừng
thức giá thể với tỉ lệ sơ dừa và lượng phân chuồng hoai mục với tỉ lệ thích hợp sẽ
tạo ra môi trường tốt nhất cho sự ra rễ, nảy chồi, sinh trưởng và phát triển của cây Sói rừng.
Khi giá thể tơi xốp nhưng lượng phân quá nhiều sẽ gây ra hiện tượng sót phân cho các hom giâm nhưở công thức 4 (60% Đất tầng A + 20% sơ dừa + 20% Phân chuồng hoai mục) làm giảm tỉ lệ hom sống xuống còn 85,56 %, tỉ lệ hom ra rễ
84,44 %, thời gian bật chồi 63,74 ngày.
Ở công thức 2 (80% Đất tầng A +20% Phân chuồng hoai mục) giá thể giàu dinh dưỡng nhưng không có độ tơi xốp nhiều làm cho đất chặt, không thoát nước tốt hom giâm dễ bị thối làm giảm tỉ lệ sống của hom giâm xuống còn 62,22 % , tỉ lệ
hom ra rễ 58,89 % và thời gian hom nảy chồi là 67,19 ngày.
Công thức 1 (công thức đối chứng 100% đất tầng A) giá thể nghèo dinh dưỡng, đất không tơi xốp cho kết quả giâm hom thấp nhất, tỉ lệ hom sống 50,00 %, tỉ lệ hom ra rễ 48,89 % và thời gian hom nảy chồi là 70,11 ngày và chất lượng chồi nhỏ, xanh.
Hình 3.11. Sói rừng giâm trên giá thể 70% đất tầng A + 20% sơ dừa + 10% phân chuồng hoai mục
3.4. Đề xuất được một số giải pháp nhằm bảo tồn, phát triển loài cây Sói rừng
(Sarcandra glabra (Thunb.) Nakai) tại Hà Giang
Từ kết quả nghiên cứu của đề tài đề xuất một số giải pháp như sau:
Sói rừng là một loài dược liệu quý cần được bảo tồn và phát triển.Đặc điểm sinh thái của loài Sói rừng là cây ưa ẩm và ưa bóng, thường mọc hoang ở những vùng núi đất, bìa rừng và ven đồi ẩm do vậy nên người dân thường thu hái và khai thác một cách bừa bãi và triệt để (nhổ cả cây) nên muốn bảo tồn loài Sói rừng các cơ quan chức năng cần kết hợp với người dân địa phương xây dựng bản đồ phân bố
loài Sói rừng và có các chính sách khai thác hợp lý.
Cần kết hợp song song giữa việc bảo tồn và phát triển loài Sói rừng bằng cách mở rộng nghiên cứu các đặc điểm sinh thái, đặc điểm phân bố, đặc điểm sinh học trên cơ sở đó lựa chọn những nguồn gen tốt để xây dựng các vườn giống gốc cung cấp nguồn nghuyên liệu phục vụ cho công tác nghiên cứu chọn lọc giống.
Nguồn hạt giống loài Sói rừng tại chỗ ít, tỉ lệ mọc mầm của hạt thấp nên cần tiến hành nghiên cứu thử nghiệm nhân giống bằng phương pháp in vitro cây Sói rừng nhằm gây trồng, nhân rộng loài Sói rừng.
Nhân giống giâm hom Sói rừng nên tiến hành vào mùa xuân và chọn hom giâm là hom bánh tẻ, sử dụng chất kích thích ra rễ NAA 200 ppm và giá thể 70%
đất tầng A + 20% sơ dừa + 10% phân chuồng hoai mục để cho hiệu quả giâm hom tốt nhất.
Dựa trên cơ sở kiến thức bản địa của người dân mở các lớp tập huấn về kỹ
thuật gây trồng cây Sói rừng để người dân tại khu vực hiểu rõ về cách trồng, chăm sóc và bảo vệ cây Sói rừng tại địa phương đó.
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận
* Đặc điểm sinh thái học của cây Sói rừng
Kết quảđiều tra nghiên cứu tại huyện Bắc Quang, Vị Xuyên, Mèo Vạc tỉnh Hà Giang cho thấy Sói rừng là loài cây ưa ẩm và ưa bóng thường mọc hoang ở
những vùng núi đất, bìa rừng và ven đồi ẩm. Khu vực phân bố Sói rừng có khí hậu
ẩm mát quanh năm, nhiệt độ trung bình khoảng 14,5 – 25,50C, độ ẩm không khí trung bình khoảng 81 - 84%, lượng mưa trung bình trên năm khoảng 3.000 – 5.000 mm, độ che sáng từ 50 - 70%. Đất nơi Sói rừng phân bố có tầng đất mặt tơi xốp, nhiều mùn, ẩm ướt, thành phần cơ giới đất từ thịt nhẹ, trung bình đến nặng, khả
năng thấm, thoát nước tốt.
Sói rừng phân bố ở độ cao từ 650 - 1173 m, chủ yếu là ở các vùng núi đất, các loài ưu thế trong tổ thành cây gỗ chủ yếu là các loài Dẻ gai bắc bộ, Chân chim, Sồi, Sau sau..., thành phần cây bụi khá đa dạng.
* Đặc điểm sinh học của cây Sói rừng
Thân cây Sói rừng tại các khu vực điều tra có chiều cao trung bình dao động trong khoảng từ 1,28 – 1,78 m, Sói rừng mọc ở huyện Mèo vạc có chiều cao thân trung bình lớn nhất là 1,78 m, thấp nhất là ở huyện Bắc Quang với chiều cao thân là 1,28 m. Đặc điểm thân sói rừng nhẵn, các mấu hơi phồng, thân tròn, không có lông,
đường kính thân cây trưởng thành dao động trong khoảng từ 1,20 – 1,50 cm. Ở
huyện Vị Xuyên có đường kính thân cây Sói rừng lớn nhất là 1,5 cm. Sói rừng là dạng cây bụi, có nhiều thân trên mỗi gốc.
Lá mọc đối, phiến dài hình bầu dục hay hình ngọn giáo với 5-7 cặp gân bên. Mép lá có răng cưa nhọn và thô, kèm với các tuyến. Cuống lá dài 5-8 mm, chiều rộng lá trung bình dao động từ 4,28 –6,57 cm; Chiều dài lá trung bình từ 11,34 – 14,21 cm. Hoa dạng bông kép, ít nhánh, nhánh ngắn, hoa nhỏ màu trắng không có cuống và có một nhị. Bầu nhụy có hình trứng và không có vòi, ra hoa vào tháng 6-7. Quả mọng nhỏ, khi chín có màu đỏ gạch, hình gần tròn đường kính 3-4 mm, mùa quả chín vào tháng 8-9.
* Kết quả nghiên cứu nhân giống Sói rừng bằng phương pháp giâm hom
Loại hom khác nhau có ảnh hưởng đến nhân giống giâm hom cây Sói rừng khác nhau. Hom bánh tẻ cho tỷ lệ sống, tỷ lệ ra rễ của hom là cao nhất tướng ứng là 81,11% và 75,56%, số rễ trung bình trên hom và chiều dài rễ trung bình trên hom tương ứng là 3,59 rễ và 7,31cm, chỉ số ra rễ đạt cao nhất là 26,24 và thời gian bật chồi ngắn nhất là 53,11 ngày, chồi mập, xanh.
Thời vụ giâm ảnh hưởng đến kết quả giâm hom cây Sói rừng. Giâm hom vụ
Xuân cho kết quả tỉ lệ hom sống, tỉ lệ hom ra rễ cao nhất tương ứng là 95,56% và 91,11%, thời gian bật chồi ngắn nhất là 52,81 ngày, chồi mập, xanh.
Các chất kích thích ra rễ khác nhau có ảnh hưởng đến kết quả nhân giống giâm hom Sói rừng khác nhau. Sử dụng chất kích thích ra rễ NAA nồng độ 200 ppm cho kết quả giâm hom tốt nhất với tỷ lệ hom sống là 91,11 %, tỷ lệ hom ra rễ là 90,00 %; Thời gian bật chồi 58,75 ngày; Số rễ trung bình/hom là 5,20 rễ; Chiều dài rễ trung bình là 6,21 cm và Chỉ số ra rễđạt 32,27 chồi mập, xanh.
Giâm hom Sói rừng trên giá thể: 70% đất tầng A + 20% sơ dừa + 10% phân chuồng hoai mục cho kết quả giâm hom tốt nhất với tỉ lệ 91,11 % hom sống, 88,89 % hom ra rễ, thời gian trung bình bật chồi ngắn nhất là 60,23 ngày, số rễ trung bình/hom là 4,70 rễ, chiều dài rễ trung bình 6,78 cm, chỉ số ra rễ 31,88 chồi mâp, xanh.
* Đề xuất được một số giải pháp nhằm bảo tồn, phát triển loài cây Sói rừng (Sarcandra glabra (Thunb.) Nakai) tại Hà Giang
Các cơ quan chức năng cần kết hợp với người dân địa phương xây dựng bản
đồ phân bố loài Sói rừng và có các chính sách khai thác hợp lý.
Mở rộng nghiên cứu các đặc điểm sinh thái, đặc điểm phân bố, đặc điểm sinh học trên cơ sở đó lựa chọn những nguồn gen tốt để xây dựng các vườn giống gốc cung cấp nguồn nguyên liệu phục vụ cho công tác nghiên cứu chọn lọc giống.
Nghiên cứu thử nghiệm nhân giống bằng phương pháp in vitro cây Sói rừng nhằm gây trồng, nhân rộng loài Sói rừng.
Nhân giống giâm hom Sói rừng nên tiến hành vào mùa xuân và chọn hom giâm là hom bánh tẻ, sử dụng chất kích thích ra rễ NAA 200 ppm và giá thể 70%
đất tầng A + 20% sơ dừa + 10% phân chuồng hoai mục để cho hiệu quả giâm hom tốt nhất.
Mở các lớp tập huấn về kỹ thuật gây trồng cây Sói rừng để người dân tại khu vực hiểu rõ về cách trồng, chăm sóc và bảo vệ cây Sói rừng tại địa phương đó.
2. Kiến nghị
Sói rừng là một loại cây dược liệu quý, để phát triển mở rộng diện tích Sói rừng tại Hà Giang một cách hiệu quả và bền vững cần có định hướng và quy hoạch vùng trồng cụ thể. Gây trồng Sói rừng gắn với bảo vệ và phát triển tài nguyên rừng, góp phần phát triển sinh kế bền vững cho người dân, xóa đói giảm nghèo.
Cần nghiên cứu thêm các biện pháp nhân giống in vitro để tăng hiệu quả
TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt
1. Nguyễn Quỳnh Anh (2013), “Nghiên cứu ứng dụng cây Sói rừng (Sarcandra GlaBra (Thunb) Nakai) ở Cao Bằng để hỗ trợ điều trị một số bệnh ung thư”, Khoa học và công nghệ Cao Bằng.
2. Đỗ Huy Bích và cộng sự (2004). Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam, Nxb Khoa học Kỹ thuật, tr. 793 - 796.
3. Bộ Khoa Học và Công Nghệ (2007). Sách đỏ Việt Nam (phần thực vật), Nxb Khoa học tự nhiên & công nghệ, Hà Nội.
4. Võ Văn Chi (1997). Từđiển cây thuốc Việt Nam, NXB Y học, tr. 937 - 938.
5. Cục thống kê tỉnh Hà Giang (2018), Niên giám thống kê tỉnh Hà Giang, Nxb Thống kê.
6. Phạm Hoàng Hộ (2006), Cây có vị thuốc ở Việt Nam, Nhà xuất bản Trẻ. 7. Phạm Thanh Huyền, Nguyễn Quỳnh Nga, Phan Văn Trưởng, Hoàng Văn
Toán, Nguyễn Xuân Nam, Nguyễn Văn Dân, Phạm Thị Ngọc (2016), “ Kết quả điều tra tài nguyên cây thuốc của tỉnh Hà Giang”, Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, tập 32, tr.73-81.
8. Lê Đình Khả và Dương Mộng Hùng (2003), “Giống cây rừng”, NXB Nông nghiệp, Hà Nội.
9. Mai Hoàng Oanh (2016), Nghiên cứu đặc điểm hình thái và xác định một số
trình tự gen phân bố cây Sói rừng (Sarcandra Glabra (Thunb.) Nakai), Luận văn Thạc sỹ Sinh học ứng dụng, Trường Đại học Khoa học.
10.Bùi Văn Trọng, Nguyễn Cao Xuân Viên, Nguyễn Thanh Nguyên (2014),
“Ảnh hưởng của một số chất điều hòa sinh trưởng tới sự hình thành rễ của hom cây sói rừng ( Sarcandra Glaban (Thunb.) Nakai.) tại Lâm Đồng ”, Tạp chí Viện dược liệu Hà Nội, tập 19, số 6/2014, tr. 75-81.
11. Mai Quang Trường và Lương Thị Anh (2007), Giáo trình trồng rừng, NXB Nông nghiệp, Hà Nội.
12.UBND tỉnh Hà Giang (2013), “Quy hoạch tổng thể phát triển cây dược liệu tỉnh Hà Giang giai đoạn 2013-2020, định hướng đến năm 2025”.
13. Viện Dược liệu (2015), Báo cáo kết quả đề tài “Nghiên cứu, điều tra, khảo sát và xây dựng chiến lược phát triển cây dược liệu tỉnh Hà Giang.” Chủ
nhiệm đề tài: TS. Phạm Thanh Huyền.
14. Mai Thị Hải Yến (2010), “Nghiên cứu thành phần hóa học và một số tác dụng sinh học của cây Sói rừng”, Luận văn thạc sỹ dược học, Học viện quân y.
Tiếng Anh
15. Collons, G.G. and Symons, R.H. (1992) Plant Mol.Biol.Rep.,10,233.
16. Kang M., Tang AZ., Liang G., Yi X., Liu J. (2008), “Study on the apoptosis of nasopharyngeal carcinoma cell line administrated with Sarcandra glabra
extracts in vivo and its mechanism”, Zhong Yao Cai. Vol.31 (10), pp. 1529- 1533.
17. Le Hong En, Nguyen Thanh Nguyen, Giang Thi Thanh (2016). Evaluation of plant growth regulators on root formation of semihardwood and hardwood cuttings of Sarcandra glabra (Thunb.) Nakai, Tap chi sinh hoc 2016, 38(3): 359-366.
18. Li Ying-jing, LAN Zu-zai, LING Zheng-zhu (2008). Research on Tissue Culture and Plant Regeneration of Sarcandra glabra (Thunb.) Nakai, Food and Drug, 2008-01.
19. Liu RL, Zhu Y, Si J., Gao Y (2008). Study on cutting and propagational technology of Sarcandra glabra. Anhui Agricultural Science Bulletin, 18: 129-130.
20. Qiu CS., (2012), “Test on cutting propagation of Sarcandra glabra
(Thunb.) Nakai”, Anhui Agricultural Science Bulletin, 19, pp. 44-45.
21. Thomas S.C.Li (2006), Taiwanese Native Medicinal Plants, Taylor & Francis
22. Zhu S. Y., Zhang H. Y., Yang Z. H., Zhang M. Y., (2010), “Study on rooting culture of Sarcardra glabra (Thunb.) Nakai tube plantlet”,
23. Zhu Shu-ying, Lu Song-gui, Liang Cheng-ye, Zeng Song-jun, Chen Zhi- lin, Zhang Ming-yong (2007), “A protocol for explant sterilization of Sarcandra glabra in tissue culture”, Journal of Fujian Forestry Science and Technology, 2007-04.
24. Zhu S., Liu T., Fang Z., Xia K., Zeng S., Silva J. A. T., Zhang M., (2011), “ Micropropagation and pharmacological analysis of a medicinal Herb
Sarcandraglabra”, Medicinal and Aromatic Plant Science and Biotechnology, 5(1), pp. 16-19.