Tình hình nghiên cứu trong nước

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu sự lưu hành bệnh sán lá gan trên trâu, bò của huyện sơn dương tỉnh tuyên quang, ứng dụng chế phẩm sinh học trong xử lý phân trâu, bò để giảm thiểu ô nhiễm môi trường (Trang 27)

Trước đây nước ta có nhiều cuộc điều tra về tỉ lệ nhiễm sán lá gan.

Phan Định Lân (1985) [11] tổng kết tình hình nhiễm sán lá gan ở trâu cho thấy tỷ lệ nhiễm tăng theo lứa tuổi và tăng dần từ miền biển đến miền núi, trung du và đồng bằng; tỷ lệ nhiễm dao dộng từ 13,7 - 61,3%.

Phan Định Lân (2004) [12] đã điều tra 7359 trâu ở một số tỉnh miền Bắc Việt Nam, kết quả thấy; trâu ở vùng đồng bằng nhiễm sán lá gan cao nhất, sau đó dến vùng trung du, ven biển và miền núi (bình quân tỷ lệ nhiễm sán ở các vùng điều tra như sau: vùng đồng bằng từ 19,6% - 61,3%, vùng trung du từ 16,4% - 50,2%, vùng ven biển từ 13,7% - 39,6%, vùng núi từ 14,7% - 44,0%).

Võ Thị Hải Lê (2010) [13] đã xét nghiệm 269 mẫu phân trâu, bò (150 trâu, 119 bò) tại 2 huyện thuộc tỉnh Nghệ An, thấy tỷ lệ nhiễm sán lá gan là 61,6% ở trâu và 26,86% ở bò. Mổ khám 150 trâu và 131 bò, kết quả cho thấy, tỷ lệ nhiễm ở trâu là 67,76%, ở bò là 30,68%.

Kết quả nghiên cứu của (Lê Hữu Khương và cs, 2001) [5] và cs, 2001) cho thấy, tỷ lệ nhiễm sán lá gan trung bình trên cả nước ở trâu là 46,23%, dao dộng từ 8,74 - 61,09%, tỷ lệ này tăng dần từ Nam ra Bắc.

Nguyễn Hữu Hưng (2011) [2] đã nghiên cứu bệnh tích vi thể của gan nhiễm sán lá Fasciola và cho biết: có nhiều sán non cư trú trong nhu mô gan, số lượng ống dẫn mật tăng sinh; nhu mô gan xuất huyết, ứ huyết; gan vàng, một số vùng trên nhu mô gan bị hoại tử; xuất hiện các ổ mủ trong nhu mô gan, các hạt mỡ to nhỏ chứa đầy trong tế bào gan; trong nhu mô gan xuất hiện các tổ chức xơ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu sự lưu hành bệnh sán lá gan trên trâu, bò của huyện sơn dương tỉnh tuyên quang, ứng dụng chế phẩm sinh học trong xử lý phân trâu, bò để giảm thiểu ô nhiễm môi trường (Trang 27)