Bằng phương pháp lắng cặn Benedeck (1943), chúng tôi đã xét nghiệm 250 mẫu phân trâu và 50 mẫu phân bò của 5 xã tại huyện Chiêm Hóa. Trong đó, xã Trung Hòa 59 trâu, 3 bò; xã Phú Bình 55 trâu, 5 bò; xã Ngọc Hội 41 trâu, 15 bò; xã Tân An 58 trâu, 2 bò; xã Hùng Mỹ 37 trâu, 25 bò. Kết quả về tỷ lệ và cường độ nhiễm sán lá gan ở trâu và bò được trình bày ở bảng 4.2 và biểu đồ hình 4.1.
Bảng 4.2 và hình 4.1 cho thấy:
Trâu ở 5 xã có tỷ lệ nhiễm sán lá gan 40,08%. Trong đó, xã Ngọc Hội có tỷ lệ nhiễm cao nhất (46,34%), sau đó đến các xã Hùng Mỹ (43,24%), Phú Bình (41,81%), Trung Hòa (38,98%) và tỷ lệ nhiễm thấp nhất là xã Tân An (36,20%).
Tỷ lệ nhiễm sán lá gan ở trâu tại các xã cao thấp khác nhau. Sự khác nhau về tỷ lệ nhiễm phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: điều kiện chăn nuôi, tình trạng vệ sinh thú y, mức độ áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật,… điều kiện vệ sinh thú y, các địa phương chưa chú ý nhiều tới khâu phòng trị bệnh sán lá gan cho trâu nên tỷ lệ nhiễm sán lá gan tương đối cao. Nhiều hộ chăn nuôi chưa chú ý đến xây dựng chuồng trại hợp vệ sinh, vệ sinh chuồng nuôi, vệ sinh xung quanh chuồng, thu gom phân ủ, để phân vương vãi ra khu vực xung quanh.
Bảng 4.2: Tỷ lệ và cường độ nhiễm sán lá gan ở trâu, bò tại một số xã
]
Hình 4.1. Biểu đồ tỷ lệ nhiễm sán lá gan ở trâu tại 5 xã
Địa phương (xã) Số trâu,bò kiểm tra (con) Số trâu, bò nhiễm (con) Tỷ lệ nhiễm (%) Cường độ nhiễm (trứng/g phân) ≤ 300 >300-600 >600 N % N % n % Trâu 250 102 40,80 20 19,61 52 50,98 30 29,41 Trung Hòa 59 23 38,98 4 13,40 12 52,17 7 30,43 Phú Bình 55 23 41,81 0 0,00 7 30,43 16 69,57 Ngọc Hội 41 19 46,34 4 21,05 11 57,90 4 21,05 Tân An 58 21 36,20 5 23,81 14 66,67 2 9,52 Hùng Mỹ 37 16 43,24 7 43,75 8 50,00 1 6,25 Bò 50 13 26,00 5 38,46 7 53,84 1 7,70 Trung Hòa 3 0 0,00 0 0,00 0 0,00 0 0,00 Phú Bình 5 1 20,00 0 0,00 1 100 0 0,00 Ngọc Hội 15 3 20,00 0 0,00 2 66,66 1 33,34 Tân An 2 2 100 0 0,00 2 100 0 0,00 Hùng Mỹ 25 7 28,00 5 71,42 2 28,58 0 70,00 Tính chung 300 115 38,33 25 21,74 59 51,30 31 26,96
Khi có mưa xuống, phân theo nước mưa trôi xuống vùng trũng, tạo điều kiện thuận lợi cho sán lá gan hoàn thành giai đoạn ấu trùng rồi tiếp tục nhiễm vào trâu, gây bệnh cho trâu.
Về cường độ nhiễm, tính chung trâu có cường độ nhiễm ở mức trung bình là chủ yếu. Cụ thể, cường độ nhiễm nhẹ chiếm 19,61%; cường độ trung bình chiếm 50,98%; cường độ nhiễm nặng chiếm 29,41%.
Bảng 4.2 và hình 4.2 cho thấy, bò ở các xã nhiễm sán là 26% (thấp hơn rõ rệt so với trâu) tỷ lệ nhiễm cao nhất thấy ở bò của xã Tân An cả 2 bò xét nghiệm đều nhiễm sán lá gan, sau đó là các xã Hùng Mỹ (28%), Phú Bình và Ngọc Hội có tỷ lệ nhiễm là 20%, tại xã Trung Hòa khi tiến hành kiểm tra thì không có con bò nào nhiễm sán lá gan.
Hình 4.2. Biểu đồ tỷ lệ nhiễm sán lá gan ở bò tại 5 xã
Bảng 4.2 và hình 4.2 cho thấy, bò ở các xã nhiễm sán là 26% (thấp hơn rõ rệt so với trâu) tỷ lệ nhiễm cao nhất thấy ở bò của xã Tân An cả 2 bò xét nghiệm đều nhiễm sán lá gan, sau đó là các xã Hùng Mỹ (28%), Phú Bình và Ngọc Hội có tỷ lệ nhiễm là 20%, tại xã Trung Hòa khi tiến hành kiểm tra thì không có con bò nào nhiễm sán lá gan.
Về cường độ nhiễm, tính chung cường độ nhiễm nhẹ ở bò là 38,46%, cường độ trung bình là 53,84%, chỉ có 7,7% số bò nhiễm sán lá gan với cường độ nhiễm nặng.
Từ kết quả bảng 4.2 cho thấy: trâu có tỷ lệ và cường độ nhiễm sán lá gan cao hơn so với bò. Trâu nhiễm sán lá gan nhiều là do đặc tính ưa nước của chúng. Trâu là loài thích ăn và đằm ở những nơi có nước, trong khi bò là loài vật ít ưa nước hơn.
Theo Phạm Văn Khuê và Phan Lục (1996) [3], Nguyễn Thị Kim Lan và cs (1999) [9] bệnh sán lá gan phân bố rộng khắp các vùng trong cả nước. Súc vật ở vùng lầy lội, ẩm thấp thì nhiễm nhiều hơn, nặng hơn vùng cao và bán sơn địa.
Vũ Đức Hạnh và Nguyễn Thị Kim Lan (2009) [6] đã xét nghiệm 1170 mẫu phân trâu, bò ở một số xã của huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang. Kết quả thấy, có 641 trâu, bò nhiễm sán lá gan, chiếm tỷ lệ 54,79%.
Nguyễn Hữu Hưng (2009) [14] đã xét nghiệm 981 mẫu phân trâu, bò tại 4 huyện ở tỉnh Đồng Tháp. Tác giả cho biết, trâu, bò ở Đồng Tháp nhiễm sán lá gan tỷ lệ khá cao 53,31%.
Như vậy, tỷ lệ nhiễm sán lá gan ở trâu bò tại huyện Chiêm Hóa thấp hơn so với kết quả nghiên cứu của các tác giả trên. Sự khác nhau này có thể do thời gian nghiên cứu khác nhau, do địa hình khác nhau dẫn tới tỷ lệ nhiễm sán lá gan khác nhau.