Đánh giá sự ô nhiễm không khí ở khu vực xung quanh các hộ chăn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu sự lưu hành bệnh sán lá gan trên trâu, bò của huyện chiêm hóa, tỉnh tuyên quang, ứng dụng chế phẩm sinh học trong xử lý phân trâu, bò để giảm thiểu ô nhiễm môi trường (Trang 57)

nuôi trâu, bò trước và sau xử lý phân

Chúng tôi đã tiến hành ủ phân tại 5 hộ chăn nuôi chưa xử lý phân bằng các loại chế phẩm sinh học: EMUNIV, EMIC và EMZEO. Từ đó đánh giá khả năng khử mùi và tiêu diệt trứng sán lá gan trong phân trâu, bò. Phỏng vấn 25 hộ sống xung quanh 5 hộ chăn nuôi trước và sau khi sử lý phân bằng chế phẩm sinh học. Kết quả được trình bày ở bảng 4.9.

Bảng 4.9: Đánh giá sự ô nhiễm không khí ở khu vực xung quanh các hộ chăn nuôi trâu, bò trước và sau xử lý phân

Chế phẩm sinh học Chỉ tiêu đánh giá Số hộ được đánh giá

Kết quả đánh giá của người dân xung quanh (cách khoảng 50-100m)

Trước khi xử lý Sau khi xử lý Số người được phỏng vấn Số người đánh giá theo các chỉ tiêu Tỷ lệ (%) Số người được phỏng vấn Số người đánh giá theo các chỉ tiêu Tỷ lệ (%) EMUNIV Không mùi nmuimùi 2 10 0 0 10 10 100 Ít mùi 9 90 0 0 Nặng mùi 1 10 0 0 EMIC Không mùi 2 10 0 0 10 10 100 Ít mùi 8 80 0 0 Nặng mùi 2 20 0 0 EMZEO Không mùi 1 5 0 0 5 5 100 Ít mùi 5 100 0 0 Nặng mùi 0 0 0 0

=Số liệu bảng 4.9 cho thấy:

* Đối với chế phẩm EMUNIV:

Trước khi ủ phân bằng chế phẩm sinh học EMUNIV 2 hộ chăn nuôi được 10 hộ xung quanh đánh giá là phân trâu, bò đã gây ảnh hưởng đến không khí xung quanh: 9/10 hộ thấy có mùi hôi thối ở mức ít, trong khi 1/10 hộ đánh giá là mùi hôi thối nồng nặc, gây cảm giác khó chịu, đau đầu.

* Đối với chế phẩm EMIC:

2 hộ gia đình ủ phân bằng chế phẩm sinh học EMIC được 10 hộ xung quanh đánh giá là phân trâu, bò không được thu gom, xử lý đã gây ảnh hưởng đến không khí quanh khu vực sinh sống đó: 8/10 hộ thấy có mùi hôi ở mức ít, 2/10 hộ đánh giá là vào mùa hè nắng nóng mùi hôi thôi nồng nặc, gây cảm giác khó chịu, đau đầu,..; vào mùa mưa phân thèo dòng nước chảy vương vãi ra khu vực xung quanh, mùi hôi rất khó chịu.

* Đối với chế phẩm EMZEO:

Tại hộ gia đình Ma Văn Toản chúng tôi ủ phân bằng chế phẩm sinh học EMZEO. Trước khi ủ phân hộ gia đình được 5/5 hộ xung quanh đánh giá là thấy có mùi hôi ít.

Chúng tôi đã tiến hành ủ phân trâu, bò bằng 3 loại chế phẩm sinh học tại 5 hộ gia đình. Sau 7- 10 ngày ủ phân tiến hành phỏng vấn lại 25 hộ xung quanh (những hộ đã có ý kiến đánh giá trước khi xử lý phân). Kết quả cho thấy, tình trạng ô nhiễm không khí đã được cải thiện: 25/25 hộ xung quanh cho biết không còn thấy có mùi hôi thối như trước khi xử lý phân.

Việc ủ phân bằng phương pháp nhiệt sinh học, lợi dụng quá trình lên men sinh nhiệt các chất hữu cơ trong phân của hệ sinh vật để tiêu diệt trứng trong phân của gia súc nhai lại là biện pháp phòng bệnh đơn giản và hiệu quả. Biện pháp này cho đến nay vẫn được nhiều tác giả đề nghị áp dụng Phạm Văn Khuê và Phan Lục (1996) [17], Nguyễn Thị Kim Lan (2008) [27].

Như vậy, các chế phẩm sinh học: EMUNIV, EMIC và EMZEO đã có hiệu quả trong việc cải tạo môi trường, cải thiện môi trường khử mùi hôi chuồng trại, các nhóm vi khuẩn hữu ích trong chế phẩm sinh học đã lên men, phân hủy các chất hữu cơ trong phân, làm cho phân sau khi ủ không còn mùi hôi, tơi xốp, sử dụng cho cây trồng rất tốt. Tiêu diệt các mầm bệnh có trong phân chuồng, nhất là khi gia súc bị bệnh, đồng thời tạo ra nguồn phân bón tốt cho cây trồng.

4.4.3. Tổng số trứng giun, sán trong phân trâu, bò trước và sau khi xử lý bằng chế phẩm sinh học

Chúng tôi đã tiến hành thu thập mẫu phân trước và sau khi xử lý bằng chế phẩm sinh học để xác định số lượng trứng sán giun sán trong phân. Kết quả được thể hiện ở bảng 4.10.

Bảng 4.10: Tổng số trứng giun, sán trong phân trâu, bò trước và sau khi xử lý bằng chế phẩm sinh học

Chế phẩm sinh học Chủ hộ Loại trứng Phân trước khi ủ

Phân sau khi xử lý Đánh giá Số mẫu Tổng số trứng /gam phân Số mẫu Tổng số trứng /gam phân EMUNIV Hà Văn Ảnh Sán lá 1 716 1 0 Tốt (không còn trứng) Đặng Văn Nghi Sán lá 1 632 1 0 Tốt (không còn trứng) EMIC Hoàng Thế Viện Sán lá 1 518 1 84 Khá (số trứng giảm) Nguyễn Tiến Họp Sán lá 1 715 1 73 Khá (số trứng giảm)

EMZEO Ma Văn Toản Sán lá 1 385 1 55

Khá (số trứng

Bảng 4.10 cho ta thấy rằng:

EMUNIV có hiệu lực diệt trứng giun sán tốt nhất. Trước khi sử dụng chế phẩm này tổng số trứng giun, sán trong mẫu phân trâu, bò 2 hộ chăn nuôi Hà Văn Ảnh và Đặng Văn Nghi lần lượt là 716 và 632 trứng/gam phân. Sau khi sử dụng chế phẩm EMUNIV để ủ phân đã diệt được hoàn toàn trứng giun sán có trong phân.

EMIC và EMZEO cũng có tác dụng làm giảm trứng giun sán trong phân. Trước khi sử dụng chế phẩm tổng số trứng giun, sán trong phân trâu, bò tại 3 hộ chăn nuôi Hoàng Thế Viện, Nguyễn Tiến Họp và Ma Văn Toản lần lượt là 518; 715 và 385 trứng/gam phân. Sau khi sử dụng chế phẩm để ủ phân số trứng giun, sán đã giảm xuống lần lượt là 84;73 và 55 trứng/gam phân.

Như vậy, việc sử dụng 3 loại chế phẩm sinh học EMUNIV, EMIC, EMZEO đã có tác dụng tốt khi ủ phân trâu, bò vừa có tác dụng khử mùi phân, làm giảm sự ô nhiễm môi trường không khí, vừa diệt được trứng giun sán trong phân.

Phần 5

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 5.1. Kết luận

- Tỷ lệ nhiễm sán lá gan ở trâu, bò nuôi tại một số xã của huyện Chiêm Hóa là 38,33%. Cường độ nhiễm nhẹ, trung bình, và nặng lần lượt là 21,74%; 51,30% và 26,96%.

- Tỷ lệ và cường độ nhiễm sán lá gan ở trâu, bò có xu hướng tăng dần theo tuổi. Tỷ lệ và cường độ nhiễm thấp nhất ở trâu, bò dưới 1 - 2 năm tuổi (15,78%), cao nhất ở trâu, bò 5 - 8 năm tuổi (73,13%).

- Tỷ lệ và cường độ nhiễm sán lá gan ở trâu, bò cái cao hơn và nặng hơn so với trâu, bò đực.

- Tỷ lệ và cường độ nhiễm sán lá gan ở gan trâu, bò ở mùa thu cao hơn mùa hè.

- Mổ khám gan trâu, bò kết quả có 19/50 con trâu, bò tỷ lệ nhiễm sán lá gan là 38%, 100% số sán lá thu được đều là loài Fasciola gigantica.

- Các chế phẩm sinh học : EMUNIV, EMIC và EMZEO có tác dụng tốt trong việc khử mùi hôi và diệt trứng giun, sán trong phân trâu, bò. Trong đó, sử dụng chế phẩm sinh học EMUNIV có hiệu lực diệt trứng giun sán tốt nhất.

5.2. Tồn tại

Do điều kiện thời gian có hạn nên chúng tôi mới chỉ nghiên cứu được trên địa bàn 5 xã của huyện Chiêm Hóa, dung lượng mẫu chưa nhiều. Do vậy chưa đánh giá được một cách chính xác, khách quan tình hình nhiễm sán lá gan ở đàn trâu, bò nuôi tại huyện Chiêm Hóa.

5.3. Đề nghị

Tỷ lệ nhiễm sán lá gan ở trâu, bò nuôi tại các hộ chăn nuôi ở huyện Chiêm Hóa tương đối cao, vì vậy các hộ chăn nuôi cần thực hiện các biện pháp phòng trị bệnh sán lá gan cho trâu, bò như sau:

- Thường xuyên vệ sinh chuồng, xung quanh chuồng và vệ sinh khu vực bãi chăn thả trâu, bò.

- Vệ sinh thức ăn, nước uống cho trâu, bò.

TÀI LIỆU THAM KHẢO I. Tài liệu tiếng Việt

1. Phạm Ngọc Doanh, Nguyễn Thị Lê (2005), “Đặc điểm nhận dạng các nhóm ấu trùng sán lá và phân biệt ấu trùng sán lá gan ở ốc Lymnaea”,

Tạp chí Sinh học, 27 (3), tr. 31 - 36.

2. Lê Hữu Khương, Nguyễn Văn Khanh, Huỳnh Hữu Lợi (2001), “Tình hình nhiễm sán lá gan trên trâu bò Thuộc các vùng sinh thái ở Việt Nam”, tạp chí Khoa học kỹ Thuật thú y, số 1, tr. 36 40.

3. Phạm Văn Khuê, Phan Lục (1996), Ký sinh trùng thú y, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội, tr. 53 - 62.

4. Nguyễn Trọng Kim (1997), Nghiên cứu sự liên quan giữa tỷ lệ nhiễm ấu trùng sán lá gan ở ốc (KCTG) với tỷ lệ nhiễm sán lá gan ở trâu bò (KCCC) để đánh giá tình hình dịch tễ của bệnh một số vùng ở Miền Bắc Việt Nam, Luận án Tiến sỹ nông nghiệp, Viện khoa học kỹ Thuật nông nghiệp Việt Nam, Hà Nội.

5. Nguyễn Trọng Kim, Phạm Ngọc Vĩnh (1997), Kết quả điều tra tình hình nhiễm sán lá gan trâu, bò ven biển Nghệ An và biện pháp phòng trừ, Kết quả nghiên cứu khoa học, Viện khoa học kỹ Thuật nông nghiệp Việt Nam, quyển 5, tr. 400 - 402.

6. Nguyễn Thị Kim Lan (2012). Giáo trình Ký sinh trùng và bệnh ký sinh trùng thú y, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.

7. Nguyễn Thị Kim Lan, Phan Địch Lân, Nguyễn Khánh Quắc, Nguyễn Văn Quang (1999), “Phát hiện bệnh giun sán đường tiêu hoá ở dê và dùng thuốc điều trị”, Tạp chí khoa học và công nghệ, Đại học Thái Nguyên, 1 (9), tr. 42 - 48.

8. Phan Địch Lân (1980), Đặc tính sinh học của F. gigantica và bệnh sán lá gan trâu ở miền Bắc Việt Nam, tuyển tập các công trình nghiên cứu khoa học kỹ thuật (phần chăn nuôi thú y), Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.

9. Phan Địch Lân (1985), “Những nghiên cứu về sán lá gan và bệnh sán lá gan trên trâu bò ở nước ta”, Tạp chí khoa học kỹ Thuật thú y, số 6, Tr. 29 - 32. 10.Phạm Văn Lực, Phạm Ngọc Doanh (2006), “Bệnh sán lá gan và các yếu tố

nguy cơ lây nhiễm sang người ở tỉnh Đắk Lắk”, Tạp chí thú y thực hành,

số 9, tr. 41 - 43.

11.Nguyễn Thị Kim Thành (1995), “Nghiên cứu bệnh sán lá gan của trâu ở xã Cổ Nhuế từ 1987 - 1995”, Tạp chí Nông nghiệp, công nghiệp thực phẩm, số 5,

tr. 212 - 214.

12. Trịnh Văn Thịnh (1963), Ký sinh trùng thú y, Nxb Nông thôn, Hà Nội, tr. 281 - 292.

13. Lương Tố Thu, Bùi Khánh Linh (1996), “Tình hình nhiễm sán lá gan (Fasciola) và kết quả thử nghiệm Fasinex tẩy sán lá gan cho trâu, bò”, Tạp chí khoa học kỹ Thuật thú y, 3 (1), tr. 74 - 81.

II.Tài liệu dịch

14. Skrjabin K. I. and Petrov A. K. (1977), Nguyên lý môn giun tròn thú y

(Bùi Lập và Đoàn Thị Băng Tâm dịch từ nguyên bản tiếng Nga), tập I, Nxb Khoa học và kỹ Thuật, Hà Nội, tr. 56 - 57.

III.Tài liệu nước ngoài

15. Asanji M. F. (1988), “The snail intermediate host of Fasciola gigantica

and the behaviour of miracidia in host selection”, Bulletin of Animal Health and Production in Africa, 36, pp. 245 - 250.

16. Boray J. C. (1966), “Studies on the relative susceptibility of some lymnaeids to infection with Fasciola gigantica and Fasciola hepatica

and on the adaption of Fasciola spp.”, Annals of Tropical Medicine and Parasitology, 60, pp. 114 - 124.

17. Grigoryan G. A. (1958), “Experimental study of Fasciola gigantica

infestation in sheep”, Trudy Armyansk Inst Zhivotnovod i Veterinariya,

18. Guralp N., Ozcan C., Simms B. T. (1964), “Fasciola gigantica and

fasciolosis in Turkey”, American Journal of Veterinary Research, 25, pp. 196 - 210.

19. Kendall S. B. (1965), “Relationships between the species of Fasciola and their molluscan hosts”, Advances in Parasitology 3, pp. 59 - 98.

20. Mas - Coma S., Angles R., Strauss W., Esteban J. G., Oviedo J. A., Buchon P. (1995), “Human fasciolosis in Bolivia: a general analysis and a critical review of existing data”, Research and Reviews in Parasitology, 55, pp. 73 - 93.

21. Mas - Coma S., Bargues M. D., Valero M. A. (2005), “Fasciolosis and other plant - borne trematode zoonoses”, International Journal for Parasitology, 35, pp. 1255 - 1278.

22. Ripert C., Tribouley J., Luong Dinh Giap G., Combe A., Laborde M. (1987), “Epidémiologie de la fasciolose humaine dans le sud-ouest de la France”,

Bulletin de la Société Française de Parasitologie, 5, pp. 227 - 230.

23. Ueno H., Yoshihara S., Sonobe O., Morioka A. (1975), “Appearance of

Fasciola cercariae in rice fields determined by a metacercaria - detecting buoy”, National Institute of Animal Health Quarterly, 15, pp. 131 – 138

MỘT SỐ HÌNH ẢNH CỦA ĐỀ TÀI

1. Thu thập mẫu phân trâu, bò tại huyện Chiêm Hóa – tỉnh Tuyên Quang.

Ảnh 1: Lấy mẫu phân trâu tại hộ Ma Văn Khoa

(Tạng Khiết - Phú Bình - Chiêm Hóa)

Ảnh 2: Lấy mẫu phân bò tại hộ Hoàng Văn Liên

(Vũ Hải Đường - Phú Bình - Chiêm Hóa)

Ảnh 3: Lấy mẫu phân trâu tại hộ Ma Văn Toản

(Nặm Kép - Hùng Mỹ - Chiêm Hóa)

Ảnh 4: Lấy mẫu phân bò tại hộ Ma Văn Tùng

(Tân Hợp - Tân An - Chiêm Hóa)

Ảnh 5: Lấy mẫu phân trâu tại hộ Ma Văn Cương

(Tạng Khiết - Phú Bình - Chiêm Hóa)

Ảnh 6: Lấy mẫu phân trâu tại hộ Đặng Văn Nghi

(Nà Ngà - Ngọc Hội - Chiêm Hóa)

2. Xét nghiệm mẫu phân trâu, bò để phát hiện trứng sán lá gan tại huyện Chiêm Hóa - tỉnh Tuyên Quang.

Ảnh 7: Khuấy mẫu phân trong nước sạch để tách trứng sán ra khỏi phân

Ảnh 8: Lọc qua lưới thép loại bỏ cặn bã thô, nước lọc để yên 20 phút

Ảnh 9: Gạn bỏ nước trong ở trên Ảnh 10: Đổ cặn ra đĩa Petri sau 5 lần

lắng cặn

Ảnh 11: Soi cặn dưới kính hiển vi tìm trứng sán lá gan

Ảnh 12: Trứng sán lá gan dưới kính Hiển vi

3. Mổ khám gan trâu, bò tại huyện Chiêm Hóa – tỉnh Tuyên Quang.

Ảnh 13: Mổ khám trâu tại hộ Lương Hải Tuyên

(Nặm Kép - Hùng Mỹ- Chiêm Hóa)

Ảnh 14: Mổ khám bò tại hộ Nông Thanh Hà (TT.Vĩnh Lộc – Chiêm Hóa )

Ảnh 15: Mổ khám gan trâu có sán lá gan Ảnh 16: Sán lá gan trong ống dẫn mật

Ảnh 17: Mổ khám gan bò tại hộ Đặng Văn Nghi

(Nà Ngà - Ngọc Hội - Chiêm Hóa)

Ảnh 18: Sán lá gan trong ống dẫn mật bò (TT. Vĩnh Lộc – Chiêm Hóa)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu sự lưu hành bệnh sán lá gan trên trâu, bò của huyện chiêm hóa, tỉnh tuyên quang, ứng dụng chế phẩm sinh học trong xử lý phân trâu, bò để giảm thiểu ô nhiễm môi trường (Trang 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(67 trang)