Địa hình là một nhân tố độc lập của hoàn cảnh, tác động đến thảm thực vật như là sự phối hợp giữa đất và khí hậu. So với đất và khí hậu, ý nghĩa của địa hình đối với thảm thực vật kém quan trọng hơn trong việc quyết định thành phần và sự phân bố của rừng. Dưới đây chúng ta xem xét một số ảnh hưởng của địa hình đối với thảm thực vật.
Đất là một trong những nhóm nhân tố sinh thái có tầm quan trọng nhiều mặt đối với thảm thực vật. Điều này biểu hiện ở chỗ, trước hết, đất là giá đỡ cho cây đứng vững, là nơi ở cho động vật. Hai là, đất cung cấp nước và dinh dưỡng khoáng cần thiết (K, Ca, Mg, Fe... và nhiều chất vi lượng như Bo, Mo, Co, Mn...) cho cây để cấu tạo cơ thể. Hai chức năng này của đất có tầm quan trọng ngang nhau đối với sự phát triển của rừng mưa. Ý nghĩa của đất có thể thấy rõ khi quan sát một khoảnh rừng bất kỳ
Tính chất đất đặc trưng cho tính chất ứng chịu xói mòn đất (erodibility). Xói mòn đất là biểu hiện của hai lực đối lập. Lực di chuyển của tác nhân xói mòn và lực chống đở của đất.tính ứng chịu của đất phụ thuộc nhiều nhiều vào tính chất của chính nó, đặt biệt là tính chất vật lý. Nếu đất tơi, xốp, có kết cấu thì nước mưa sẽ thấm vào đất nhiều, lượng dòng chảy bề mặt ít,đất bị xói mòn ít. Thành phần cơ giới: đất càng nhỏ, càng xói mòn mạnh.
Qua quá trình tiến hành khảo sát và điều tra tại khu vực nghiên cứu dưới sự hướng dẫn của thầy giáo Nguyễn Tuấn Hùng và cán bộ kiểm lâm địa bàn đã tiến hành đánh giá đặc điểm của đất tại nơi có lôi khoai phân bố kết quả điều tra, mô tả phẫu điện đất nơi có loài lôi khoai phân bố tại khu vực nghiên cứu được thể hiện qua bảng sau:
35
Bảng 4. 9: Hình thái phẫu diện đất đặc trưng nơi có Lôi khoai phân bố
PD Vị Trí Độ dốc Tầng đất Độ sâu tầng đất (cm) Màu sắc Độ chặt Tphần cơ giới Tỷ lệ đá lẫn (%) PD1 Chân 170 A A1 3-5 Xám đen Tơi xốp Thịt nhẹ 0 A2 5-20 Vàng xám Chặt Thịt TB 4 B 20-55 Đỏ nhạt Chặt Thịt TB 80 C 55-100 Vàng đỏ Chặt Thịt nặng 14 PD2 Sườn 110 A A 0-25 Nâu xám Tơi xốp Thịt nhẹ 0 B 25-56 Nâu đỏ Chặt Thịt TB 6 C 56-100 Đỏ vàng Chặt Thịt TB 9 Kết quả bảng 4.9 đất ở khu vực nghiên cứu đủ các tầng từ A đến C. Màu sắc đất thay đổi qua các vị trí chân, sườn. Về thành phần cơ giới ở cả 2 vị trí đều giống nhau đều là đất thịt. Tỷ lệ đá lẫn ở vị trí chân (0%-80%), vị trí sườn (0%-9%).
Khi rừng phục hồi thì tầng A1 dần được hình thành, giữ độ ẩm cho tầng đất mặt và là nguồn vật chất sinh ra chất mùn, góp phần quan trọng vào việc cải tạo độ phì của đất rừng.
Lôi khoai phân bố ở nơi có đặc điểm đất đai chủ yếu là đất thịt (từ thịt nhẹ đến thịt nặng). Tầng đất A1 có độ chặt từ tơi xốp đến hơi xốp còn từ tầng A2 đến tầng C độ chặt của đất tăng lên mạnh. Chủ yếu là đất chặt.