Phương pháp xử lý ảnh bằng công nghệ số

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu sử dụng ảnh viễn thám MODIS TERRA AQUA để theo dõi và quản lý mùa vụ trồng lúa tại tỉnh thừa thiên huế (Trang 39)

IV. Những điểm mới của đề tài

2.4.5. Phương pháp xử lý ảnh bằng công nghệ số

- Nắn ảnh và xây dựng bản đồ bằng phần mềm ENVI và GIS:

+ Ảnh sau khi nắn xong được số hóa tự động trên phần mềm ENVI và được biên tập lại trên phần mềm chuyên ngành ArcGIS để thu được bản đồ.

- Giải đoán ảnh vệ tinh:

Lựa chọn phần mềm ứng dụng phù hợp với mục tiêu, nhiệm vụ và nội dung nghiên cứu. Phần mềm được sử dụng phải thỏa mãn được các yêu cầu như: Xử lý với độ chính xác cao và dễ sử dụng, được ứng dụng rộng rãi, số liệu thu thập được sau khi xử lý có tính khả thi cao và dễ dàng liên kết được với các phần mềm khác.

- Đánh giá độ chính xác bản đồ sau giải đoán:

Phương pháp đánh giá độ chính xác của bản đồ sản phẩm sau khi giải đoán ảnh vệ tinh đa thời gian là kiểm tra đối soát ngoài thực địa. Bản đồ thu được có đặc điểm phản ánh trung thực bề mặt trái đất tại thời điểm bay chụp. Công việc này thường được tiến hành với sự hỗ trợ của các cán bộ địa phương và GPS cầm tay, đánh giá độ chính xác của các điểm đại diện cho cả bản đồ, sau đó đánh giá độ chính xác của toàn bản đồ. Từ đó, tìm ra mối tương quan giữa giá trị NDVI trong ảnh với hiện trạng và giai đoạn phát triển của thực vật. Từ các giá trị này ta vẽ được biểu đồ (bằng phần mềm excel) thể hiện sự biến đổi theo thời gian của các giá trị NDVI trong các vùng trồng lúa qua các ảnh chụp ở các thời điểm khác nhau. Qua kết quả này ta có thể xác định được thời điểm xuống giống cây lúa, các thời kỳ phát triển của cây lúa. Qua đây theo dõi được sự biến đổi theo thời gian của NDVI qua các giai đoạn phát triển và các vụ sản xuất lúa trong năm.

- Xử lý bản đồ sau giải đoán:

Bản đồ sau khi được giải đoán bằng phần mềm chuyên ngành được chuyển sang phần mềm ArcGIS để xử lý.

- Tính chỉ số thực vật NDVI (The Normalized Diffrence Vegetation Index): Chỉ số thực vật được phân tách từ các băng nhìn thấy, cận hồng ngoại và dải đỏ là các tham số trung gian mà từ đó có thể thấy được các đặc tính khác nhau của thảm thực vật như: Sinh khối, chỉ số diện tích lá, khả năng quang hợp các sản phẩm sinh khối theo mùa. Những đặc tính đó có liên quan, phụ thuộc rất nhiều vào dạng thực vật bao phủ và thời tiết, đặc tính sinh lý, sinh hóa, sâu bệnh... Công nghệ gần đúng để giám sát đặc tính các hệ sinh thái khác nhau là phép nhận dạng chuẩn và phép so sánh giữa chúng. [11]

Có nhiều các chỉ số thực vật khác nhau, nhưng chỉ số thực vật khác biệt (NDVI) được trung bình hóa trong một chuỗi số liệu theo thời gian sẽ là công thức cơ bản để giám sát sự thay đổi trạng thái lớp phủ thực vật, trên cơ sở đó biết được tác động của thời tiết, khí hậu đến sinh quyển. Chỉ số thực vật NDVI được tính theo công thức sau.

Bảng 2.1. Công thức tính chỉ số khác biệt thực vật [11]

Chỉ số Công thức Người phát triển

NDVI (The Normalized Diffrence Vegetation Index – Chỉ số thực vật khác biệt)

NDIV = NIR − RED

Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 3.1. Đặc điểm điều kiện tự nhiên – kinh tế xã hội tỉnh Thừa Thiên Huế

3.1.1. Đặc điểm điều kiện tự nhiên

3.1.1.1. Vị trí địa lý

Thừa Thiên Huế có vị trí trung độ trên trục giao lưu Bắc - Nam và hành lang kinh tế Đông - Tây, tạo thuận lợi trong mở rộng quan hệ hợp tác, giao lưu, phát triển kinh tế trong và ngoài nước.

Thừa Thiên Huế giáp tỉnh Quảng Trị ở phía Bắc; phía Nam giáp thành phố Đà Nẵng và tỉnh Quảng Nam; phía Tây giáp nước CHDCND Lào; phía Đông giáp Biển Đông. Lãnh thổ kéo dài từ 15059'30''Bắc đến 16044'30''Bắc; 107000'56''Đông đến 108012'57''Đông. [5]

Hình 3.1. Sơ đồ vị trí địa lý tỉnh Thừa Thiên Huế

3.1.1.2. Địa hình

Địa hình kéo dài theo phương Tây Bắc - Đông Nam, thấp dần từ Tây sang Đông và phân hóa thành các vùng: núi (núi thấp và núi trung bình), gò đồi (gò đồi thấp, đồi trung bình, đồi cao), đồng bằng, vùng đầm phá và cồn cát ven biển. Địa hình có độ dốc lớn (có 54% diện tích đất có độ dốc trên 250), vùng đồng bằng duyên hải chỉ chiếm diện tích nhỏ hẹp. Đặc điểm địa hình kể trên vừa tạo ra khả năng đa dạng hóa cây trồng, vật nuôi nhưng cũng đặt ra vấn đề cấp thiết là cần xây dựng các mô hình sản xuất nông - lâm nghiệp phù hợp với mỗi dạng

3.1.1.3. Khí hậu

Thừa Thiên Huế có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, mang tính chất chuyển tiếp giữa khí hậu miền Bắc và miền Nam.

Chế độ nhiệt: Thừa Thiên Huế có một nền nhiệt độ cao, tiêu biểu cho chế độ nhiệt ở vùng nhiệt đới. Toàn tỉnh có tổng nhiệt độ trung bình năm dao động từ 8.0000C – 9.0000C, nhiệt độ trung bình năm trên 210C, nhiệt độ trung bình tháng lạnh nhất không dưới 170C, tháng nóng nhất vượt quá 300C, biên độ nhiệt năm bé.

Chế độ mưa, ẩm: Thừa Thiên Huế là vùng có lượng mưa lớn, trung bình từ 2.100 - 2.900 mm, cao nhất đạt 3.800 - 4.900 mm, lượng mưa thấp nhất cũng đạt 1.500 – 1.800 mm, số ngày mưa từ 120 - 190 ngày/năm. Mưa phân hóa theo mùa, mùa mưa từ tháng 9 đến tháng 1 năm sau, chiếm hơn 75% lượng mưa của cả năm. Lượng mưa ngày lớn nhất từ 400 - 650 mm, cực đại đến 1.000 mm. Độ ẩm trung bình năm ở Thừa Thiên Huế tương đối cao, dao động từ 83 - 87% và phân biệt thành hai mùa rõ rệt, thời gian độ ẩm không khí thấp kéo dài từ tháng IV đến tháng VIII (trùng với thời kỳ có gió Tây Nam khô nóng hoạt động), còn từ tháng X đến tháng III độ ẩm tăng cao.

Chế độ gió: Nằm trong khu vực gió mùa Đông Nam Á, Thừa Thiên Huế chịu sự chi phối của 2 luồng gió mùa chính trong năm. Về mùa đông (từ tháng 10 đến tháng 4 năm sau), hướng gió thịnh hành là Tây Bắc, Đông Bắc. Từ tháng V đến tháng IX là thời kỳ hoạt động của gió mùa Tây Nam, Đông hoặc Đông Nam, trong mùa này do hiệu ứng địa hình nên có gió Tây Nam khô nóng hoạt động làm tăng nhiệt độ đến 370C có khi đến 410C, độ ẩm giảm xuống còn rất thấp chỉ còn 30 - 45%.

Một số hiện tượng thời tiết đặc biệt khác: Thừa Thiên Huế là vùng thường xuyên chịu ảnh hưởng của các hiện tượng cực đoan gây bất lợi cho đời sống và sản xuất của con người như bão, áp thấp nhiệt đới, gió Tây Nam khô nóng, dông, lốc, mưa đá…

Tính chất nhiệt đới ẩm của khí hậu tạo thuận lợi để tỉnh Thừa Thiên Huế phát triển nền nông nghiệp nhiệt đới với sự đa dạng các giống loài cây trồng, vật nuôi. Tính mùa của khí hậu quy định tính mùa trong sản xuất, đòi hỏi phải có sự bố trí cơ cấu mùa vụ thích hợp, tính thất thường của khí hậu đặt ra các yêu cầu về giống, thủy lợi… để hạn chế tối đa các thiệt hại do lũ lụt, hạn hán, xâm nhập mặn, sương mù… gây ra. [5]

3.1.1.4. Thủy văn

Hệ thống thuỷ văn ở Thừa Thiên Huế hết sức phức tạp và độc đáo. Tính phức tạp và độc đáo thể hiện ở chỗ hầu hết các con sông đan nối vào nhau thành một mạng lưới chằng chịt: sông Ô Lâu - phá Tam Giang - sông Hương - sông Lợi Nông - sông Đại Giang - sông Hà Tạ - sông Cống Quan - sông Truồi - sông Nong - đầm Cầu Hai. Tính độc đáo của hệ thống thuỷ văn Thừa Thiên Huế còn thể hiện ở chỗ nơi hội tụ của hầu

có diện tích lớn nhất Đông Nam Á (trừ sông A Sáp chạy về phía Tây, và sông Bu Lu chảy trực tiếp ra biển qua cửa Cảnh Dương). Đó là hệ đầm phá Tam Giang - Cầu Hai, đầm phá tiêu biểu nhất trong 12 vực nước cùng loại ven bờ biển Việt Nam và là một trong những đầm phá lớn nhất thế giới.

Mạng lưới sông - đầm phá đó còn liên kết với rất nhiều trằm, bàu tự nhiên, có tên và không tên, với các hồ, đập nhân tạo lớn, nhỏ. Tổng diện tích mặt nước của hệ đầm phá Tam Giang - Cầu Hai khoảng 231 km2 và tổng lượng nước mặt do các sông bắt nguồn từ Đông Trường Sơn chảy ra lên tới hơn 9 tỷ mét khối. [5]

3.1.1.5. Tài nguyên thiên nhiên

a. Tài nguyên đất

Thừa Thiên Huế có tổng diện tích tự nhiên là 503.320,53ha, trong đó diện tích đất khoảng 465.205 ha; hồ, ao, đầm, sông suối, núi đá là 37.125,53 ha. Đất đồi núi chiếm trên 3/4 tổng diện tích tự nhiên, còn đất đồng bằng duyên hải chỉ dưới 1/5 tổng diện tích tự nhiên của tỉnh.

Về phân loại, chủ yếu ở Thừa Thiên Huế có các nhóm và loại đất sau: - Nhóm cồn cát và đất cát biển (Arenosols)

- Nhóm đất mặn (Salic Fluvisols) - Nhóm đất phèn (Thionic Fluvisols) - Nhóm đất phù sa (Fluvisols)

- Đất lầy và than bùn (Gieysols and Histosols) - Nhóm đất xám bạc màu (Acrisols)

- Nhóm đất đỏ vàng (Acrisols)

- Nhóm đất thung lũng dốc tụ (Dystric Gleysols) - Nhóm đất mùn vàng đỏ trên núi (Humic Acrisols) - Đất xói mòn trơ sỏi đá (Leptosols)

Là tỉnh có diện tích đất nhỏ nhưng đất đai đa dạng, được hình thành từ 10 nhóm đất khác nhau. Nhóm đất đỏ vàng có diện tích lớn nhất với 347.431ha, chiếm 68,7% tổng diện tích tự nhiên. Diện tích đất bằng bao gồm cả đất thung lũng do sản phẩm dốc tụ chỉ có 98.882 ha, chiếm 19,5% diện tích tự nhiên của tỉnh. Trong đó diện tích đất cần cải tạo bao gồm: đất cồn cát, bãi cát và đất cát biển; nhóm đất phèn ít và trung bình, mặn nhiều; nhóm đất mặn; nhóm đất phù sa úng nước, đất lầy và đất thung lũng do sản phẩm dốc tụ có đến 59.440 ha, chiếm 60% diện tích đất bằng. Diện tích đất phân bố ở địa hình dốc có 369.393 ha (kể cả đất sói mòn trơ sỏi đá). [5]

b. Tài nguyên biển

Tỉnh Thừa Thiên Huế có 120 km bờ biển, với nhiều loại hải sản, có 500 loài cá trong đó có 30-40 loài có giá trị kinh tế cao như: tôm hùm, cá chim, cá thu và các loại hải sản khác. Trữ lượng khai thác trung bình khoảng 30-35 nghìn tấn/năm. Thừa Thiên Huế có ưu thế phát triển hải sản cả 3 vùng: Vùng biển, vùng đầm phá và vùng nước ngọt ven biển; ven biển còn có những vũng, vịnh có điều kiện thuận lợi để xây dựng các cảng biển lớn như Thuận An, Chân Mây. Hệ thống đầm phá nước lợ thuộc phá Tam Giang với chiều dài 70 km, diện tích 22.000 ha là vùng đầm phá có diện tích lớn nhất Đông Nam Á, có khả năng nuôi trồng và đánh bắt nhiều loại thủy hải sản, đặc biệt dành cho xuất khẩu. Những yếu tố đó tạo cho Thừa Thiên Huế có điều kiện xây dựng các mô hình khai thác tổng hợp kinh tế biển. [5]

c. Tài nguyên khoáng sản

Nguồn khoáng sản của Thừa Thiên Huế không giàu, các mỏ và điểm quặng có trữ lượng thấp, phân bố rải rác, loại khoáng sản có nguồn gốc trầm tích chiếm ưu thế.

Có giá trị kinh tế cao nhất thuộc về khoáng sản không kim loại, gồm nhiều loại, phân bố rộng rãi, trữ lượng lớn, dễ khai thác. [5]

d. Tài nguyên rừng

Thừa Thiên Huế có vị trí chuyển tiếp của 2 miền khí hậu Bắc và Nam đã hình thành thảm thực vật rừng nhiệt đới đa dạng, hội tụ nhiều loại cây: Cây bản địa như lim, gõ, kiền, chò…(cây họ đậu phương Bắc) cây di cư như dẻ, re, thông, bàng và các cây họ dầu phương Nam... Diện tích rừng chiến khoảng 57% đất tự nhiên, độ che phủ 55%. Do hậu quả chiến tranh và khai thác bừa bãi, diện tích rừng đang giảm sút. Rừng giàu còn tập trung chủ yếu ở vúng sâu tại Phú Lộc, Nam Đông, A Lưới,... phần còn lại là rừng trung bình và nghèo, trữ lượng gỗ trung bình từ 80m3 đến 150m3/ha. Ngoài hệ thống rừng tự nhiên, rừng được trồng mới đang được đẩy mạnh. Từ năm 2004 - 2008 đã trồng được 25.568 ha rừng. [5]

3.1.1.6. Hiện trạng sử dụng đất

Theo số liệu thống kê đất đai năm 2010, tổng diện tích tự nhiên của tỉnh Thừa Thiên Huế là 503.320,5 ha, bình quân đạt 0,46 ha/người, gấp 1,22 lần so với mức bình quân chung của cả nước; trong đó: đất nông nghiệp có diện tích là 385.248,11 ha; đất phi nông nghiệp có diện tích là 88.529,74 ha; đất chưa sử dụng có diện tích là 31.976,42 ha. [5]

Hình 3.2. Biểu đồ cơ cấu sử dụng đất tỉnh thừa thiên Huế năm 2010

a. Đất nông nghiệp

Theo số liệu kiểm kê đất đai năm 2010, diện tích đất nông nghiệp của tỉnh có 385.248,11 ha, chiếm 76,06% tổng diện tích tự nhiên, bình quân đạt 0,30 ha/người, thấp hơn so với trung bình của vùng Bắc Trung Bộ (0,37 ha/người). [5]

Bảng 3.1. Hiện trạng sử dụng một số loại đất nông nghiệp năm 2010

STT Chỉ tiêu Diện tích (ha) Cơ cấu (%)

Tổng diện tích tự nhiên 503.320,53 100,00

Đất nông nghiệp, Trong đó: 385.248,11 76,54

1 Đất lúa nước 31.773,84 6,31

2 Đất trồng cây lâu năm 14.778,49 2,94

3 Đất rừng phòng hộ 100.805,64 20,03

4 Đất rừng đặc dụng 79.067,03 15,71

5 Đất rừng sản xuất 140.086,11 27,83

6 Đất nuôi trồng thuỷ sản tập trung 5.848,62 1,16

b. Đất phi nông nghiệp

Theo số liệu thống kê đất đai năm 2010, diện tích đất phi nông nghiệp của tỉnh Thừa Thiên Huế là 88.529,74 ha, chiếm 17,59% diện tích tự nhiên. Các huyện, thị xã có diện tích đất phi nông nghiệp lớn là Phú Lộc (21.344,05 ha), Phú Vang (14.174,35 ha), Hương Trà (12.839,28 ha), Phong Điền (11.063,12 ha), Hương Thủy (9.304,04 ha), thành phố Huế (5.049,01 ha)... [5]

76.54% 17.59%

5.87%

Đất nông nghiệp Đất phi nông nghiệp Đất chưa sử dụng

Bảng 3.2. Hiện trạng sử dụng một số loại đất phi nông nghiệp năm 2010 [6] STT Chỉ tiêu Diện tích (ha) Cơ cấu so với DTTN (%)

2 Đất phi nông nghiệp, Trong đó: PNN 88.529,74 17,59

2.1 Đất xây dựng trụ sở cơ quan, CTSN CTS 501,06 0,10

2.2 Đất quốc phòng CQP 1.382,08 0,27

2.3 Đất an ninh CAN 1.720,15 0,34

2.4 Đất khu công nghiệp SKK 396,82 0,08

2.5 Đất cho hoạt động khoáng sản SKS 215,30 0,04

2.6 Đất di tích danh thắng DDT 461,18 0,09

2.7 Đất bãi thải, xử lý chất thải (trong đó có

đất để xử lý, chôn lấp chất thải nguy hại) DRA 75,91 0,02

2.8 Đất tôn giáo, tín ngưỡng TTN 1.010,41 0,20

2.9 Đất nghĩa trang, nghĩa địa NTD 9.711,68 1,93

2.10 Đất phát triển hạ tầng DHT 21.576,26 4,29

2.11 Đất ở tại đô thị ODT 4.184,92 0,83

c. Đất chưa sử dụng

Toàn tỉnh hiện còn 31.976,42 ha đất chưa sử dụng, chiếm 5.87% diện tích tự nhiên của tỉnh, bao gồm:

- Đất bằng chưa sử dụng: có diện tích là 6.341,41 ha, chiếm 19,83% diện tích đất chưa sử dụng, phân bố tập trung ở các huyện Phong Điền (2.594,45 ha), Phú Vang (1.319,13 ha), Phú Lộc (746,67 ha)... Diện tích đất bằng chưa sử dụng phân bố manh mún vì vậy khó có thể khai thác đưa vào cho các mục đích.

- Đất đồi núi chưa sử dụng: có diện tích 24.916,31 ha, chiếm 77,92% diện tích đất chưa sử dụng, phân bố tập trung ở các huyện Phong Điền (17.025,98 ha), Nam Đông (2.845,60 ha), A Lưới (2.443,13 ha), Phú Lộc (1.823,04 ha)…

3.1.2. Đặc điểm kinh tế, xã hội

3.1.2.1. Kinh tế

Hoạt động du lịch khá sôi nổi. Đặc biệt đã tổ chức thành công Festival Huế 2014 với nhiều hoạt động trưng bày, triển lãm, hội thảo, hội thi, các chương trình lễ hội, nghệ thuật đặc sắc. Các địa phương đã duy trì tổ chức nhiều hoạt động văn hóa cộng đồng tạo chuỗi sự kiện hấp dẫn như: Lễ hội Sóng nước Tam Giang tại huyện Quảng Điền, Festival Thuận An biển gọi; Lễ hội Lăng Cô Vịnh đẹp thế giới... Tiếp tục thực hiện các hoạt động xúc tiến, quảng bá và phát triển đa dạng tour tuyến, sản phẩm du lịch, đẩy mạnh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu sử dụng ảnh viễn thám MODIS TERRA AQUA để theo dõi và quản lý mùa vụ trồng lúa tại tỉnh thừa thiên huế (Trang 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)