IV. Những điểm mới của đề tài
3.2.3. Công tác chỉ đạo
3.2.3.1. Chỉ đạo thực hiện các biện pháp kỹ thuật
a. Về thời vụ sản xuất:
Đã tập trung chỉ đạo chặt chẽ khâu thời vụ: Các địa phương đã cơ bản theo hướng dẫn của Sở, của huyện, thị xã, Thành phố. Lúa vụ Đông Xuân trổ tập trung từ ngày 10/4
b. Công tác giống:
Giống lúa: Cơ cấu giống lúa năm 2013 chủ lực trong hai vụ vẫn là các giống thuộc nhóm ngắn ngày và cực ngắn như Khang dân, TH5, HT1,... Nhóm giống dài ngày chỉ sử dụng trong vụ Đông Xuân như NN4B, Xi23, X21,… chiếm tỷ lệ 19,70% diện tích gieo cấy vụ Đông xuân. Giống Khang dân vẫn đang là giống lúa chủ lực, vụ Đông Xuân chiếm tỷ lệ 50,5 % ; vụ Hè Thu, chiếm tỷ lệ 58,7%.
Một số giống lúa mới như XT27, QR1,... bước đầu đã được đưa vào sản xuất với quy mô trên 100 ha mỗi giống. Giống lúa XT27 thích ứng rộng, có khả năng thay thế các giống IR38, Xi23 trong vụ Đông Xuân đã bị nhiễm nặng bệnh đạo ôn, nhất là trên chân đất phèn mặn ven phá Tam Giang.
Diện tích các giống lúa chất lượng cao (như HT1, IRi 352, BT7, HN6, Hương Cốm 4,...) đạt 8.857 ha, chiếm 16,28 % diện tích, trong đó vụ Đông Xuân 4.058 ha, vụ Hè Thu 4.799 ha.
Tỷ lệ sử dụng giống lúa xác nhận cả năm đạt 90,8 % (giảm 2,7 % so với 2012), trong đó vụ Đông Xuân là 90,7 %, vụ Hè Thu là 93,1 %. [12]
c. Chăm sóc và phòng trừ sâu bệnh:
Sâu bệnh phát triển mạnh và khá phức tạp trong vụ Hè Thu.
Trong vụ Đông Xuân ngoài chuột gây hại nặng với diện tích 1.898 ha, tăng 592 ha so với cùng kỳ năm trước, các đối tượng sâu bệnh ít phức tạp, cụ thể: bệnh đạo ôn lá nhiễm 958,65 ha, giảm 995,35 ha; bệnh khô vằn nhiễm 3.120 ha, giảm 3.015 ha; bệnh lem lép hạt nhiễm 60 ha giảm 590 ha; rầy các loại nhiễm 205,1 ha, giảm 402,9 ha.
+ Trong vụ Hè Thu:
Rầy các loại, diện tích nhiễm 14.699,8 ha, tăng 13.351,8 ha so với năm trước, trong đó diện tích nhiễm nặng 3.051 ha (tăng 3.040 ha), mật độ phổ biến 500-700 con/m2, nơi cao 7.000-10.000 con/m2, cục bộ gây cháy 6,3 ha.
Bệnh lem lép hạt nhiễm 9.786 ha (tăng 5.249 ha so với năm trước), diện tích nhiễm nặng 1.499 ha (tăng 954 ha) tỷ lệ 5-10%, nơi cao 40-50%, cục bộ 60-70%.
Bệnh khô vằn: Diện tích nhiễm 11.192 ha (tăng 1.975 ha) so với năm trước, diện tích nhiễm nặng 315 ha (tăng 314,8 ha), tập trung trên các ruộng thấp trũng, gieo sạ dày, bón phân không cân đối.
Bệnh lem lép hạt và rầy là nguyên nhân chính làm năng suất lúa vụ Hè Thu sụt giảm so với năm trước.
Sở Nông nghiệp và PTNT và các địa phương đã liên tục phát động diệt chuột bằng mọi biện pháp, một số địa phương đã triển khai tích cực, có chính sách hỗ trợ, phối
hợp với các đơn vị liên quan tổ chức đồng bộ các biện pháp diệt chuột nên đã hạn chế thiệt hại do chuột gây ra.
Đối với rầy: Sở, Chi cục BVTV cũng đã phối hợp chặt chẽ với các địa phương bám sát đồng ruộng, dự tính và cảnh báo sớm để nông dân chủ động phòng trừ, nhiều địa phương đã chỉ đạo triển khai các biện pháp trừ rầy quyết liệt. Trước nguy cơ rầy nâu gây hại nặng trên diện rộng, UBND Tỉnh đã ban hành Quyết định công bố dịch rầy nâu tại huyện Phong Điền và thị xã Hương Trà.
Ngoài ra, để hỗ trợ nông dân phòng trừ rầy hại lúa, Sở Nông nghiệp & PTNT đã cấp 1.103 lít thuốc Vicondor 50EC (từ nguồn dự phòng năm 2010) để phun trừ cho 1.378,75 ha có mật độ rầy cao tại huyện Phong Điền; Quảng Điền; Phú Vang; thị xã Hương Trà và Hương Thủy. [12]
3.2.3.2. Công tác nghiên cứu và chuyển giao kỹ thuật
a. Các mô hình sản xuất lúa
Trong vụ Đông Xuân, Trung tâm Khuyến nông lâm ngư đã triển khai sản xuất thử các giống lúa mới: Hưng Dân, DT68, QR2, ND2 với quy mô 12 ha; 06 mô hình lúa chất lượng Hương Cốm 4 với tổng diện tích 12 ha ở 6 huyện, thị xã. Vụ Hè Thu, bố trí sản xuất thử 20 ha giống lúa HN6, 1 ha giống lúa HC4. Các giống trên sẽ tiếp tục khảo nghiệm sản xuất thử trong năm 2014 để khẳng định và đưa vào cơ cấu. Trong đó giống HN6 cho năng suất 50-55 tạ/ha, vùng canh tác tốt đạt 60 tạ/ha, chất lượng gạo ngon, có thời gian sinh trưởng ngắn hơn HT1 từ 5-7 ngày, có thể bố trí sản xuất trên nhiều chân đất; giống HC4: Là giống có chất lượng gạo ngon, gạo đạt tiêu chuẩn xuất khẩu. Có thời gian sinh trưởng ngắn, phù hợp với điều kiện sản xuất, thích hợp ở nhiều chân đất khác nhau, có năng suất từ 50-55tạ/ha, là giống lúa chất lượng có triển vọng.
Sở đã triển khai 4 mô hình “cánh đồng mẫu sản xuất lúa ”: tại huyện Quảng Điền và thị xã Hương Thuỷ: Mô hình “Cánh đồng mẫu lúa chất lượng”: 50 ha, giống lúa BT7, bố trí tại HTX Thủy Thanh 2, thị xã Hương Thuỷ và HTX Đông Vinh, huyện Quảng Điền. Mô hình “Cánh đồng mẫu sản xuất giống lúa”: 50 ha tại Quảng Thọ huyện Quảng Điền và 25 ha tại Thủy Tân, thị xã Hương Thuỷ.
Sở đã tổ chức hội nghị đánh giá, rút ra bài học kinh nghiệm và định hướng phát triển sản xuất cánh đồng mẫu trong thời gian đến. Qua đánh giá, việc thực hiện mô hình đã đạt được các kết quả cụ thể sau:
Tăng giá trị thu nhập, giảm một phần chi phí sản xuất so với bình thường. Đã áp dụng đồng bộ kỹ thuật sản xuất từ gieo cấy, bón phân, chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh trên cánh đồng mẫu.
nghiệp, đơn vị tiêu thụ để sản xuất lúa theo hướng hàng hóa. Hình thành được vùng sản xuất tập trung, tạo điều kiện thuận lợi cơ giới vào sản xuất.
Nâng cao năng lực cho cán bộ kỹ thuật và người dân.
Người nông dân tham gia sản xuất trên cánh đồng mẫu được hướng dẫn thực hiện đồng bộ quy trình kỹ thuật, được cung ứng các dịch vụ và một số nơi đã được bao tiêu sản phẩm.
Trong năm, Chi cục BVTV đã triển khai mô hình sử dụng nấm xanh trừ rầy hại lúa có kết quả tốt, sẽ tiếp tục thực hiện mô hình với diện tích lớn hơn trong năm tới.
Một số địa phương cũng đã chủ động phối hợp với Công ty TNHH MTV Quế lâm Miền Trung sản xuất lúa hữu cơ; sử dụng phân bón hữu cơ trong sản xuất rau... [14] b. Kết quả khảo nghiệm cơ bản các giống lúa
Đã triển khai khảo nghiệm cơ bản với 28 giống lúa ngắn ngày thuộc 2 nhóm năng suất và chất lượng trong vụ Đông Xuân, 16 giống trong vụ Hè Thu. Qua kết quả đã xác định được một số giống triển vọng đưa vào cơ cấu giống lúa của Tỉnh như giống lúa XT27 thay thế các giống IR38, Xi23 để hạn chế bệnh đạo ôn gây hại trong vụ Đông Xuân; giống Hưng dân có thể đưa vào sản xuất cho cả 2 vụ tùy điều kiện cụ thể của từng địa phương.
Một số giống có triển vọng sẽ tiếp tục sản xuất thử trong vụ tới như: HC4, HN6, DT39, DQ11,...
c. Về tập huấn đào tạo
- Đã tổ chức 14 lớp tập huấn kỹ thuật, gồm: 04 lớp tập huấn phổ biến các văn bản QLNN về giống, phân bón với 120 người tham dự gồm các đối tượng sản xuất, kinh doanh sử dụng giống, phân bón, giống cây trồng trên địa bàn tỉnh; 06 lớp tập huấn phổ biến các văn bản QLNN về bảo vệ thực vật với 214 người tham dự; 04 lớp tập huấn nâng cao năng lực cho hệ thống khuyến nông viên cơ sở và cộng tác viên khuyến nông với 120 lượt người tham dự. Ngoài ra đã phối hợp với Trung tâm Khuyến nông Quốc gia và Trường cao đẳng nghề Cơ khí Nông nghiệp tổ chức khóa học về kỹ năng dạy học cho 30 học viên, tổ chức 05 lớp đào tạo nghề nông thôn cho 124 học viên tham dự. [12]
3.2.3.3. Công tác chuyển đổi cơ cấu cây trồng, cơ giới hoá sản xuất
Công tác chuyển đổi cơ cấu cây trồng đã dịch chuyển theo hướng tăng giá trị, hiệu quả kinh tế tại một số địa phương có điều kiện đặc thù. Đã thực hiện các mô hình chuyển đổi canh tác hợp lý như lúa Đông Xuân – Dưa hấu Hè Thu, lúa Đông Xuân – rau Hè Thu,... Các công thức trồng xen phát huy được hiệu quả kinh tế như: lạc xen sắn; sắn xen keo tiếp tục được phát triển mở rộng trên một số vùng của Tỉnh.
loại máy công tác khá đồng bộ từ khâu làm đất đến thu hoạch, chế biến. Nhiều hộ nông dân và các HTX đã mua sắm các loại máy móc để phục vụ cho nhu cầu sản xuất, số lượng máy cày công suất lớn, máy gặt đập liên hợp tăng đáng kể Theo thống kê hiện nay trên địa bàn Tỉnh có 4.075 máy làm đất các loại, trong đó máy cày công suất lớn 234 máy, 2.187 máy thu hoạch, trong đó máy gặt đập liên hợp 255 máy. [12]