Một số chỉ tiêu về hình thái của các giống ngô lai

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu sinh trưởng, phát triển và năng suất của một số giống ngô lai trung ngày tại quảng nam (Trang 60)

4. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI

3.1.4. Một số chỉ tiêu về hình thái của các giống ngô lai

Hình thái bên ngoài của cây là kết quả tác động của nhiều yếu tố như: giống, đất đai, phân bón, thời tiết và các kỹ thuật canh tácẦ trong đó giống là yếu tố quyết định. Các chỉ tiêu này đóng vai trò quan trọng vì nó thể hiện được các đặc điểm về hình thái bên ngoài của cây.

Đặc điểm hình thái bên ngoài của cây là những yếu tố gián tiếp quyết định khả năng chống chịu của giống với điều kiện môi trường, năng suất và phẩm chất ngô. Từ công việc đánh giá các đặc điểm hình thái của các giống, chúng ta có thể lựa chọn được những giống tốt và phù hợp với điều kiện sản xuất. Lựa chọn những giống tốt và có độ đồng đều cao về hình thái là cơ sở để đánh giá giống và làm vật liệu cho công tác chọn tạo giống sau này.

Trong nghiên cứu, chọn lọc và lai tạo giống ngô, các chỉ tiêu về hình thái về thân và lá mà các nhà chọn tạo giống quan tâm đến như chiều cao cây, chiều cao đóng bắp, đường kắnh thân, số lá trên cây, diện tắch lá đóng bắp và trạng thái cây....

3.1.4.1. Các đặc điểm hình thái về thân và lá của các giống ngô lai

Nghiên cứu một số chỉ tiêu về thân và lá của các giống ngô thắ nghiệm chúng tôi thu được số liệu ở bảng 3.4.

Số liệu bảng 3.4 cho thấy:

Chiều cao cây: Chiều cao cây là một trong những chỉ tiêu quan trọng cho chúng ta nắm rõ tình trạng sinh trưởng, phát triển của cây ngô. Chiều cao cây phụ thuộc vào giống, thời vụ, đất đai, điều kiện sinh thái và chế độ chăm sóc. Cây ngô muốn có năng suất cao thì phải có chiều cao cây thắch hợp. Nếu cây cao quá sẽ dễ đổ gãy và chậm tắch lũy các chất dinh dưỡng. Các giống ngô thắ nghiệm có chiều cao cây dao động từ 210,37 Ờ 267,90cm. Trong đó, giống PR9118 có chiều cao cây cao nhất (267,90cm), tiếp đến giống TSF1603 (230,73cm), B330 (227,63cm), cao cây hơn giống đối chứng

có ý nghĩa về mặt thống kê. Giống PACER15014 có chiều cao cây thấp nhất (210,37cm), thấp hơn giống đối chứng 13,30cm.

Bng 3.4. Các đặc điểm hình thái về thân và lá của các giống ngô

Tên giống

Chiều

cao cây

(cm)

Chiều cao đóng bắp (cm) Tổng số lá/cây Diện tắch lá đóng bắp (cm2) Trạng thái cây (điểm) VS939 215,73ab 95,60b 16,10b 632,78 1,00 PAC164 221,13ab 108,13ab 16,26b 841,36 2,00 PACER15014 210,37b 124,23a 17,73a 676,25 1,00 PR9118 267,90a 102,17ab 15,86bc 472,62 1,00 PS8379 223,73ab 108,90ab 16,13b 485,17 1,00 PS8282 212,97b 107,13ab 15,00e 502,97 1,00 B330 227,63ab 117,50ab 16,16b 563,74 1,00 TSF1603 230,73ab 118,10ab 15,90bc 619,19 1,00 TSF1604 226,50ab 93,97b 15,56cd 638,09 1,00 CP.333 (đ/c) 223,67ab 111,50ab 15,23de 520,06 1,00 CV (%) 13,84 13,34 1,79 - - LSD0,05 53,65 24,88 0,49 - -

Ghi chú: Các công thức có cùng kắ tự trong một cột sai khác không có ý nghĩa ở

mức xác suất 95%.

Chiều cao đóng bắp: Chiều cao đóng bắp là một chỉ tiêu rất quan trọng cho công tác chọn giống ngô hiện nay. Chiều cao đóng bắp liên quan đến khả năng sinh trưởng, phát triển của giống. Đối với các nước nông nghiệp phát triển đây là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến cơ giới hoá trong thu hoạch. Ở Việt Nam sản xuất ngô thu hoạch bằng phương pháp thủ công, do đó yếu tố này hiện nay còn ắt được quan tâm. Tuy nhiên, chiều cao đóng bắp là một trong những chỉ tiêu quan trọng để đánh giá khả năng chống chịu đổ ngã của giống. Chiều cao đóng bắp cao hay thấp ảnh hưởng đến khả năng chống chịu đổ ngã của cây, tỷ lệ chiều cao đóng bắp trên chiều cao cây càng lớn thì khả năng chống chịu đổ ngã của cây càng kém và ngược lại. Tỷ lệ này thắch hợp nhất là khoảng 40 - 60 % so với chiều cao cây. Qua theo dõi thắ nghiệm, chiều cao đóng bắp của các giống ngô dao động từ 93,97 Ờ 124,23 cm. Trong đó, giống PACER15014 có chiều cao đóng bắp cao nhất (124,23 cm), đa phần các giống thấp hơn giống đối chứng. Giống TSF1604 có chiều cao đóng bắp thấp nhất (93,97cm), các

giống B330, TSF1603, PAC164, PS8379, PS8282 có chiều cao đóng bắp tương đương giống đối chứng CP333.

Số lá trên cây: Lá là cơ quan quang hợp chủ yếu của cây, lá quang hợp để tổng hợp chất hữu cơ, tắch lũy chất dinh dưỡng nuôi cây, quyết định đến năng suất cũng như phẩm chất hạt. Số lá trên cây nhiều hay ắt phụ thuộc vào từng giống cũng như phản ứng của giống đó với điều kiện môi trường như: ánh sáng, nhiệt độ, lượng mưa, chế độ dinh dưỡng. Theo dõi số lá trên cây của các giống ngô thắ nghiệm cho thấy: Các giống ngô có số lá trên cây dao động từ 15,00 Ờ 17,73 lá. Trong đó, giống PACER15014 có 17,73 lá, giống PAC164 có 16,26 lá, giống B330 có 16,16 lá, giống PS8379, VS939 có16,10 lá cao hơn giống đối chứng có ý nghĩa về mặt thống kê. Giống PS8282 có số lá trên cây thấp nhất 15,00 lá. Các giống còn lại không có sự sai khác về số lá so với giống đối chứng ở mức ý nghĩa 0,05.

Diện tắch lá đóng bắp: Diện tắch lá đóng bắp có ý nghĩa quan trọng trong việc tổng hợp, vận chuyển chất dinh dưỡng đến bắp và hạt vì đây là con đường ngắn nhất để các chất hữu cơ tổng hợp đến được bộ phận kinh tế là bắp và hạt ngô. Vì vậy, diện tắch lá đóng bắp càng lớn thì khả năng quang hợp của lá càng mạnh, bắp càng to và hạt càng chắc, dinh dưỡng trong hạt đầy đủ. Diện tắch lá đóng bắp của các giống ngô thắ nghiệm dao động từ 472,62 Ờ 841,36 cm2. Đa phần các giống đều có diện tắch lá đóng bắp cao hơn đối chứng có ý nghĩa về mặt thống kê, giống PAC164 có diện tắch lá đóng bắp cao nhất 841,36 cm2, giống có diện tắch lá đóng bắp thấp nhất là PR9118 (472,62cm2). Các giống còn lại có diện tắch lá đóng bắp cao hơn giống đối chứng từ 563,74 Ờ 676,25cm2. Các giống PS8379, PS8282 thấp hơn giống đối chứng từ 485,17 Ờ 502,97cm2

Trạng thái cây:Nhìn chung các giống ngô thắ nghiệm có trạng thái cây đều tốt (điểm 1) chỉ có giống PAC164 có trạng thái cây khá (điểm 2).

3.1.4.2. Một số đặc điểm về hình thái bắp của các giống ngô lai

Đặc điểm về hình thái của bắp là những chỉ tiêu có ý nghĩa quan trọng liên quan chặt chẽ đến năng suất ngô, là căn cứ để đánh giá chất lượng của giống và là cơ sở để xác định một giống tốt. Nghiên cứu đặc trưng hình thái của bắp ngô không những cho ta biết được đặc điểm của giống mà còn cho thấy được khả năng cho năng suất của các giống. Kết quả nghiên cứu chỉ tiêu này được trình bày qua Bảng 3.5.

Qua số liệu bảng 3.5 chúng tôi có một số nhận xét sau:

Chiều dài bắp: Là chỉ tiêu có tương quan chặt chẽ với năng suất của ngô và hình dạng của bắp. Theo Ngô Hữu Tình, Nguyễn Thế Hùng thì chiều dài bắp tương quan thuận và chặt với năng suất ngô [14], [17]. Chiều dài bắp được đo từ đáy bắp đến mút bắp (kể cả phần không mang hạt). Trong điều kiện thắ nghiệm các giống ngô khi trổ cờ, tung phấn và phun râu có thời tiết tốt nên thuận lợi cho quá trình thụ phấn thụ

tinh, do đó các giống ngô lai đều có phần bắp không hạt là không đáng kể. Kết quả theo dõi cho thấy, chiều dài bắp của các giống dao động từ 13,83- 17,93cm. Giống PAC164, PACER15014, B330, TSF1604 đều có chiều dài bắp cao hơn giống đối chứng có ý nghĩa về mặt thống kê. Các giống còn lại có chiều dài bắp thấp hơn giống đối chứng có ý nghĩa về mặt thống kê.

Bng 3.5. Một sốđặc điểm về hình thái của bắp

Giống

Chiều dài bắp (cm) Đường kắnh bắp (cm) Độ kắn bao bắp (điểm) Dạng hạt Màu sắc hạt VS939 13,83d 5,40 ab 1 BRN VC PAC164 17,93a 5,08bcd 1 BRN VC PACER15014 17,81a 4,74d 1 BRN VC PR9118 14,98cd 5,08bcd 1 BRN VC PS8379 16,20bc 4,98cd 1 BRN VC PS8282 15,33c 5,15abc 1 BRN VC B330 17,26ab 5,10a-d 1 BRN VC TSF1603 16,80ab 5,10a-d 1 BRN VC TSF1604 17,31ab 5,50a 1 BRN VC CP.333 (đ/c) 16,81ab 5,00cd 1 BRN VC CV (%) 5,01 4,45 - - - LSD0,05 1,41 1,22 - - -

Ghi chú: Các công thức có cùng kắ tự trong một cột sai khác không có ý nghĩa ở

mức xác suất 95%.

Đường kắnh bắp: Đường kắnh bắp có tương quan khá chặt với năng suất ngô [10]. Đây là chỉ tiêu liên quan đến số hàng hạt trên bắp, thường thì những bắp có số hàng hạt trên bắp nhiều thì đường kắnh bắp lớn và ngược lại. Tuy nhiên nó cũng phụ thuộc vào hình dạng và kắch thước hạt. Qua theo dõi cho thấy, đường kắnh bắp các

giống dao động từ 4,74 Ờ 5,50cm. Đa số các giống có đường kắnh bắp tương đương với giống đối chứng có ý nghĩa thống kê giữa các giống và so với giống đối chứng. Chỉ có giống TSF1604 (5,50cm), VS939 (5,40cm) là có sự khác biệt.

Độ kắn bao bắp: Đây là chỉ tiêu quan trọng liên quan đến khả năng chống chịu sâu bệnh cũng như điều kiện bất thuận, vì lá bao bắp có vai trò quan trọng trong việc bảo vệ bắp đồng thời nó còn góp một phần nhỏ vào quá trình quang hợp tạo nguồn dinh dưỡng nuôi bắp, chỉ tiêu độ kắn bao bắp phụ thuộc vào đặc điểm di truyền của giống. Nhìn chung các giống ngô trong thắ nghiệm đều có độ kắn bao bắp từ kắn đến rất kắn (điểm 1).

Dạng hạt: Đây là chỉ tiêu liên quan đến khối lượng 1000 hạt. Những giống có hạt càng to thì khối lượng càng lớn và ngược lại. Đồng thời nó liên quan đến số hạt trên hàng. Những giống có hạt xếp càng sắt nhau và chiều dài bắp càng lớn thì số hạt trên hàng càng nhiều. Quan sát dạng hạt của các giống ngô thắ nghiệm chúng tôi thấy tất cả các giống có dạng hạt bán răng ngựa.

Màu sắc hạt: Màu sắc hạt được quy đinh bởi đặc tắnh di truyền của giống và quyết định đến một phần giá trị thương phẩm của ngô. Quan sát màu hạt của các giống ngô thắ nghiệm chúng tôi thấy, tất cả các giống đều có hạt màu vàng cam.

3.2. ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH SÂU BỆNH HẠI VÀ KHẢNĂNG CHỐNG CHỊU

ĐIỀU KIỆN BẤT THUẬN CỦA CÁC GIỐNG NGÔ LAI

Tắnh chống chịu của cây phụ thuộc vào đặc tắnh di truyền của giống, khả năng đầu tư thâm canh, kỹ thuật canh tác...Khả năng chống chịu của các giống ngô được thể hiện ở khả năng chống chịu với sâu bệnh; khả năng chống chịu với các điều kiện ngoại cảnh như hạn hán, chịu rét,...; khả năng chống đổ ngã. Giống có tắnh chống chịu tốt sẽ giảm được chi phắ đầu tư, tăng năng suất và chất lượng sản phẩm, tăng hiệu quả kinh tế cho người sản xuất. Đây là những chỉ tiêu không thể thiếu trong công tác đánh giá, chọn tạo giống cho sản xuất.

3.2.1. Tình hình nhiễm sâu bệnh hại chắnh của các giống ngô lai

Cũng như những cây trồng khác, sâu bệnh là một trong những đối tượng gây hại ảnh hưởng đến năng suất cũng như phẩm chất của ngô. Tùy từng giai đoạn sinh trưởng, phát triển khác nhau của ngô mà xuất hiện mỗi loại sâu, bệnh hại khác nhau và mức độ gây hại cũng khác nhau. Các loại sâu bệnh hại ngô phổ biến ở nước ta là sâu đục thân, đục bắp, rệp cờ, bệnh đốm lá lớn, bệnh đốm lá nhỏ, bệnh khô vằnẦ

Theo dõi tình hình sâu bệnh hại của các giống ngô thắ nghiệm, chúng tôi thu được kết quả ở bảng 3.6.

Bng 3.6. Tình hình nhiễm sâu bệnh hại của các giống ngô

Tên giống

Sâu hại Bệnh hại

Đục thân (điểm) Đục bắp (điểm) Rệp cờ (điểm) Đốm lá lớn (điểm) Khô vằn (%) Đốm lá nhỏ (điểm) VS939 2 1 1 2 10,5 1 PAC164 1 1 1 1 13, 0 1 PACER15014 1 1 1 1 7,0 1 PR9118 1 1 1 1 7,5 1 PS8379 1 1 1 2 7,5 2 PS8282 1 1 1 1 11,2 2 B330 1 1 1 2 7,5 1 TSF1603 1 1 1 1 10,0 2 TSF1604 1 1 1 2 15,0 2 CP.333 (đ/c) 2 1 1 2 17,0 2

* Về sâu hại Sâu đục thân (Chilo partellus): Là đối tượng nguy hiểm gây hại trên ngô. Khi mới nở sâu non nằm trong nõn ngô ăn lá non sau đó đục vào thân cây ngô gây hại làm gãy thân cây, khi bắp hình thành đục vào bắp làm cho ngô bị ảnh hưởng năng suất nghiêm trọng. Sâu đục thân gây hại nặng nhất vào giai đoạn trổ cờ, phun râu, cho đến chắn. Qua điều tra theo dõi các giống ngô thắ nghiệm cho thấy các giống ngô đều bị sâu đục thân gây hại ở mức rất nhẹ, chỉ có giống đối chứng CP333 gây hại nhiều hơn các giống khác (điểm 2).

Sâu đục bắp (Heliothis zea và H.armigera): Qua điều tra theo dõi các giống ngô thắ nghiệm cho thấy các giống ngô bị sâu đục bắp gây hại ở mức rất nhẹ (điểm 1) và gây hại vào giai đoạn chắn nên không ảnh hưởng đến năng suất của các giống thắ nghiệm, kể cả giống đối chứng.

Rệp cờ (Rhopaloisiphum maidis): Rệp bám trên lá, trên nõn, trong bẹ lá, trên bông cờ. Chúng chắch hút nhựa ở các bộ phận của cây làm cho cây phát triển còi cọc, bắp nhỏ, chất lượng hạt kém, làm giảm năng suất và chất lượng ngô. Ngoài ra, rệp còn mang virus gây bệnh đốm lá ngô. Rệp có màu vàng nhạt hoặc xanh xám, chúng sống

quần tụ thành một đám trên cây. Qua theo dõi các giống ngô thắ nghiệm cho thấy tất cả các giống bị rệp cờ gây hại ở mức rất nhẹ. Giai đoạn ngô tung phấn Ờ phun râu và thụ phấn, tạo hạt, rệp cờ xuất hiện gây hại không đáng kể.

* Về bệnh hại

Bệnh đốm lá (Helmithosporium turcium): Trên cây ngô có hai loại, bệnh đốm lá nhỏ do nấm Helminthosporium maydis Nisik ed Miyake gây ra và bệnh đốm lá lớn do nấm Helminthosporium turcicum Pass gây ra. Bệnh này gây hại khá phổ biến ở các vùng trồng ngô ở nước ta, bệnh đốm lá thường gây hại nhiều ở những ruộng ngô sinh trưởng kém, cây còi cọc, đất trồng hay bị úng nước, đất ruộng ngô có kết cấu thịt nặng. Bệnh đốm lá ngô thường xuất hiện lúc cây bắt đầu trổ cờ và gây hại về cuối giai đoạn sinh trưởng phát triển của ngô, làm giảm năng suất và phẩm chất của ngô. Bệnh hại chủ yếu ở phiến lá, bệnh nặng làm cho lá ngô nhanh chóng khô ảnh hưởng đến khả năng quang hợp của cây, làm giảm năng suất ngô. Qua điều tra theo dõi về bệnh đốm lá lớn thì các giống ngô thắ nghiệm có xuất hiện nhưng tỷ lệ hại không đáng kể. Hầu hết các giống ngô thắ nghiệm đều nhiễm bệnh đốm lá nhỏ và nhiễm đốm lá lớn ở mức độ nhẹ từ 1,0- 2,0 điểm. Hầu hết các giống thắ nghiệm đều nhiễm bệnh tương đương giống đối chứng CP333.

Bệnh khô vằn (Rhizoctonia solani): Là một trong những bệnh khá phổ biến và nguy hiểm đối với cây ngô ở nước ta; Bệnh do nấm Rhizoctonia solani gây ra. Bệnh thường xuất hiện và gây hại cây ngô từ khi xoắn ngọn cho đến cây ngô chắn hoàn toàn và gây hại nặng ở giai đoạn cuối của chu kỳ sinh trưởng phát triển của cây ngô. Khi cây bị nhiễm vết bệnh có hình dạng kiểu da báo ở bẹ lá và phiến lá gây thối khô vỏ thân làm cây dễ bị đỗ. Khi các sợi nấm phát triển và lan tới bắp gây chắn ép, kết hạt không chặt. Các giống thắ nghiệm có tỷ lệ nhiễm bệnh khô vằn từ 7,0 - 17%, đều nhẹ hơn so với giống đối chứng CP333 (17%).

Tóm lại: Trên ruộng thắ nghiệm, sâu bệnh hại xuất hiện với tỷ lệ tương đối thấp, không ảnh hưởng nhiều đến sinh trưởng phát triển, năng suất và chất lượng của các giống ngô thắ nghiệm.

3.2.2. Khảnăng chống chịu một sốđiều kiện bất thuận của các giống ngô lai

Khả năng chống chịu điều kiện ngoại cảnh bất thuận (chịu hạn, chống đỗ...) là do bản chất di truyền của từng giống quyết định. Đây là một trong những chỉ tiêu hàng đầu của các nhà chọn giống đặt ra nhằm tạo ra giống thắch nghi với những diễn biến ngày càng phức tạp của khắ hậu thời tiết không có lợi cho quá trình sinh trưởng và phát triển của cây ngô. Đánh giá khả năng chống đổ ngã và chịu hạn của các giống ngô

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu sinh trưởng, phát triển và năng suất của một số giống ngô lai trung ngày tại quảng nam (Trang 60)