2.6.1.Tình hình nghiên cứu trong nước
Chăn nuôi vịt ở Việt Nam đã có từ lâu đời với quy mô nhỏ, mỗi gia đình chỉ nuôi vài con đến vài chục con, chăn nuôi theo phương thức quảng canh nên năng suất thấp.
Trong những năm gần đây, do áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, chăn nuôi vịt ở nước ta đã phát triển nhanh và đạt được những tiến bộ rõ rệt.
Hiện nay, trong thực tế sản xuất vẫn tồn tại 2 phương thức nuôi vịt thương phẩm: Đó là phương thức nuôi công nghiệp (nuôi thâm canh) và phương thức nuôi chăn thả. Tuy nhiên, với điều kiện khoa học kỹ thuật hiện nay thì phương thức nuôi công nghiệp có xu hướng phát triển mạnh.
Việc sử dụng thịt vịt ở nước ta rất phong phú đa dạng. Để đáp ứng nhu cầu về con giống vịt cho thịt chất lượng cao trong những năm gần đây bên cạnh việc nhân thuần các giống vịt nội như vịt Bầu, vịt Cỏ,... nước ta đã nhập nhiều giống cao sản như Bầu cánh trắng (Bầu Hà Lan), Star, Mt,...đặc biệt là C.V Super Meat.
Tính đến nay đã có rất nhiều các công trình khoa học nghiên cứu về khả năng thích nghi của giống vịt C.V Super Meat ở nhiều địa phương trên cả nước cũng như các đề tài thực hiện quy trình nuôi dưỡng chăm sóc cho đàn vịt C.V
Super Meat đều mang lại kết quả tốt.
Ở vịt bố mẹ trung bình giai đoạn 1 ngày tuổi đến 56 ngày tuổi tỷ lệ nuôi sống là 96,36 - 99,28% [17]; Kêt quả nghiên cứu về tỷ lệ nuôi sống của vịt M14 khi nhập về từ Pháp va nuôi tại Trung tâm nghiên cứu vịt Đại Xuyên đạt từ 97,97 - 98,06% (Nguyễn Đức Trọng và cs, 2007) [6], tỷ lệ nuôi sống của vịt C.V Super M sau 5 thế hệ nuôi tại điều kiện nước ta có tỷ lệ nuôi sống đạt 98,1% -98,7% (Hoàng Thị Lan và cs, 2007 )[4].