Điểm mạnh
- Số lượng đàn vật nuôi tăng qua các năm,
trong đó đàn gia cầm có xu hướng tăng mạnh. - Sản phẩm đáp ứng được nhu cầu của thị
trường tiêu dùng trong và ngoài xã.
- Việc ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật trong chăn nuôi ngày càng tăng
- Công tác thú y được quan tâm thực hiện nên dịch bệnh xảy ra tương đối ít, không gây thiệt hại lớn.
- Việc giết mổ và cung cấp sản phẩm chăn nuôi cho thị trường tiêu thụ cơ bản đáp ứng tốt nhu cầu của thị trường trong và ngoài tỉnh. - Giải quyết ngày càng nhiều việc làm và nâng cao thu nhập cho người lao động trong các trang trại.
Điểm yếu
- Tốc độ tăng trưởng hàng năm còn thấp và thiếu bền vững.
- Chăn nuôi hộ gia đình với quy mô nhỏ vẫn còn phổ biến. Số lượng trang trại, gia trại còn ít và phát triển chậm.
- Năng suất và chất lượng sản phẩm chăn nuôi còn thấp, chi phí cao nên thiếu tính cạnh tranh
- Chưa có sản phẩm mang thương hiệu địa phương.
- Chưa hình thành chuỗi sản xuất cho các ngành hàng thịt lợn, thịt gà, trứng...
- Chưa có cơ sở chế biến sản phẩm chăn nuôi mang tính thương mại.
- Hoạt động của nhà máy chế biến thức ăn chăn chưa đáp ứng nhu cầu của thị trường.
Cơ hội
- Có vị trí địa lý thuận lợi để kết nối mở rộng thị trường với các địa phương khác ở trong nước.
- Nhu cầu xã hội về sản phẩm chăn nuôi ngày
càng tăng. Thị trường tiêu thụ nội địa lớn. - Người tiêu dùng có xu hướng ưa chuộng các
sản phẩm mang tính bản địa. . - Tiềm năng phát triển chăn nuôi trên địa bàn tỉnh còn nhiều.
- Quá trình hội nhập quốc tế đang tạo cơ hội lớn cho việc phát triển chăn nuôi tập trung. Ngành chăn nuôi có điều kiện tiếp thu khoa học công nghệ để phát triển.
Thách thức
- Biến đổi khí hậu và thời tiết cực đoan gây nhiều tiềm ẩn xảy ra dịch bệnh trong chăn nuôi.
- Giá cả bấp bênh và giá đầu vào cao nên hạn chế khả năng đầu tư mở rộng quy mô sản xuất..
- Công tác phòng chống dịch bệnh chưa được người chăn nuôi quan tâm đúng mức. - Chăn nuôi hộ gia đình thiếu kiểm soát tiềm ẩn nguy cơ gây ra dịch bệnh và hạn chế trong việc tiếp cận khoa học kỹ thuật. - Việc kiểm soát nguồn gốc và chất lượng con giống còn gặp nhiều khó khăn. Công tác tuyển chọn giống vật nuôi chưa được quan tâm đúng mức.
- Người chăn nuôi thiếu vốn và kinh nghiệm quản lý làm hạn chế phát triển chăn nuôi quy mô lớn.
- Việc bố trí đất cho chăn nuôi tập trung còn gặp nhiều khó khăn.
+ Với diện tích sản xuất nông nghiệp rộng lớn xã Kim Phượng rất phù hợp để chăn nuôi với lợi thế vật nuôi tăng trưởng qua các năm cao nhất là gia cầm, sản phẩm đáp ứng nhu cầu cả trong và ngoai xã người dân ngày càng chú trọng đến khoa học kĩ thuật, công tác thú y cũng rất được quan tâm. Người dân ngày càng quan tâm đến việc phát triển kinh tế gia đình thông qua chăn nuôi.
+ Tuy nhiên tốc độ tăng trưởng qu các năm không bền vững quy mô sản xuất còn nhỏ lẻ chưa tập trung thành quy mô lớn. Chất lượng sản phẩm chưa được người tiêu dùng biết đến do chưa có thương hiệu của địa phương. Sản phẩm đơn thuần chưa thành chuỗi như thịt, trứng, sữa,... Chưa cũng có những nhà máy giết mổ cũng như chế biến tại chỗ.
+ Mặc dù vậy cơ hội phát triển chăn nuôi trên địa bàn là rất lớn vị trí địa lý của xã với các địa phương lân cận di chuyển rất thuận lợi. Người tiêu dùng hiện này
rất ưa chuộng các sản phẩm mang đặc trưng bản địa bởi vì sản phẩm này tạo được sự an tâm về chất lượng. Quá trình hội nhập quốc tế mạnh nên thị trường quốc tế rất tiềm năng.
+ Nhưng hiện nay trên địa bàn BĐKH ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình sản xuất của người dân. Hiện tại giá nhập vật nuôi giống cao mà sản phẩm bán ra cũng không chênh lệch cao. Chăn nuôi phân chia theo hộ gia đình quy mô nhỏ kiểm soát rất khó nguy cơ ủ mầm bệnh cao khó kiểm soát cũng chính vì người dân quen sản xuất quy mô nhỏ lẻ sẽ rất khó điều hành quy mô sản xuất tập chung.