Kết quả chẩn đoán, điều trị bệnh cho lợn nái

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng và phòng trị bệnh cho đàn lợn nái sinh sản tại trại lợn minh châu, thành phố hạ long, tỉnh quảng ninh (Trang 49 - 53)

Trong thời gian thực tập tại trại, em đã tham gia vào công tác chẩn đoán và điều trị bệnh cho đàn lợn nái cùng với các kỹ sư của trại:

Trong quá trình chẩn đoán em đã dựa vào các biểu hiện của bệnh để chẩn đoán và áp dụng các phác đồ điều trị như sau :

*Bệnh viêm tử cung:

- Triệu chứng: lợn sốt, giảm ăn hay bỏ ăn, lượng sữa giảm có dịch nhầy chảy ra từ âm hộ màu trắng đục hoặc màu phớt vàng.

- Chẩn đoán: bệnh viêm tử cung

- Điều trị: Dùng các loại thuốc sau để điều trị

+ Thuốc tím 1% thụt rửa âm đạo tử cung 1 - 2 lần/ngày, làm trong 2 ngày liên tục.

+ Tiêm Amoxinject LA 1ml/15kg KL/ngày. + Oxytoxin hoặc lutalyne: 2ml/con

+ Analgin: 1ml/10kg TT + Vitamin B1: 5ml/30kg TT

Tiêm bắp, điều trị trong 3 - 4 ngày.

Bệnh viêm vú

- Triệu chứng: vú có màu hồng, sưng đỏ, sờ vào thấy hơi nóng và cứng, ấn vào lợn nái có phản ứng đau.

- Lợn giảm ăn hoặc bỏ ăn, nằm một chỗ, sốt cao 40,50C - 420C. Sản lượng sữa giảm, lợn nái thường nằm úp đầu vú xuống sàn, ít cho con bú.

- Lợn con thiếu sữa kêu la, chạy vòng quanh mẹ đòi bú, lợn con ỉa chảy, xù lông gầy nhanh.

- Chẩn đoán: bệnh viêm vú

- Điều trị: dùng các thuốc sau để điều trị + Tiêm amoxinject LA 15%: 1ml/15kg TT + Tiêm analgin: 1ml/10kg TT

+ Tiêm glucoza: 1ml/10kg TT Điều trị liên tục trong 3 - 5 ngày.

Bệnh sót nhau

- Triệu chứng: con vật đứng nằm không yên, không cho con bú, thân nhiệt tăng, thích uống nước, sản dịch chảy ra màu nâu đỏ

- Chẩn đoán: bệnh sót nhau - Điều trị:

+ Dùng oxytoxin hoặc lutalyne: 2ml/con + Tiêm hitamoxine: 1ml/15kg KL/ngày

Điều trị trong 2 ngày.

Bệnh bại liệt sau khi đẻ

- Nguyên nhân gây bệnh

+ Do thai quá to, tư thế và chiều hướng của thai không bình thường. + Quá trình thủ thuật kéo thai quá mạnh hay không đúng thao tác, từ đó gây tổn thương thần kinh tọa hoặc ảnh hưởng đến đám rối hông khum dẫn đến lợn mẹ bại liệt.

- Biểu hiện bệnh:

+ Lúc đầu lợn mẹ đi lại khó khăn, về sau không đứng lên được mà nằm bẹp một chỗ.

+ Bệnh thường kế phát với một số bệnh ở hệ tiêu hóa, hô hấp như: Chướng bụng đầy hơi, viêm phế quản cấp.

+ Nếu bệnh kéo dài, con vật dễ bị loét từng mảng da phía tiếp xúc với nền, sàn chuồng.

+ Sau 3 - 4 tuần con vật gầy dần và chết. - Biện pháp khắc phục

+ Thao tác can thiệp kịp thời, đúng kỹ thuật.

+ Hằng ngày trở mình cho lợn mẹ để tránh bầm huyết, hoại tử da và kế phát với chướng bụng, đầy hơi.

+ Tăng cường thức ăn có bổ sung nguyên tố vi lượng nhất là canxi và phốt pho.

+ Tiêm mg - calcium cho lợn.

+ Các loại thuốc thường dùng: vitamin B1, Strychnin, Calci, Vitamin B12. Trường hợp điều trị trên 3 tuần, bệnh giảm hoặc không thuyên chuyển biến tốt thì nên cho đào thải.

Bảng 4.9. Kết quả chẩn đoán, điều trị bệnh trên đàn lợn nái trong thời gian thực tập

Tên bệnh Số lợn theo dõi (con) Số lợn mắc bệnh (con) Tỷ lệ mắc (%) Số lợn điều trị khỏi (con) Tỷ lệ khỏi (%) Bệnh viêm tử cung 301 11 3,65 9 81,82 Bệnh viêm vú 301 8 2,65 6 75,00 Bệnh sót nhau 301 5 1,66 3 60,00

Bệnh bại liệt sau đẻ 301 3 0,99 2 66,76

Số liệu bảng 4.9 cho thấy: Số lợn mắc bệnh viêm tử cung là cao nhất trong các bệnh về lợn nái tỷ lệ mắc 3,65%. Theo Nguyễn Như Pho (2002) [8], lợn Yorksire, Landrace trong giai đoạn nuôi con mắc bệnh viêm tử cung chiếm tỷ lệ 15% , nếu được điều trị kịp thời tỷ lệ khỏi 100%, xong đã ảnh hưởng đến sức khỏe của lợn nái, phần lớn là do những trường hợp đẻ khó dẫn đến viêm tử cung. Theo em, tỷ lệ mắc bệnh viêm tử cung ở đàn lợn nái nuôi tại trại khá cao là do lợn nái ngoại có năng suất sinh sản cao, nhưng lại chưa thích nghi cao độ với điều kiện của nước ta, như nuôi dưỡng, chăm sóc chưa thật tốt và thời tiết không thuận lợi. Đây chính là nguyên nhân cơ bản gây nên bệnh viêm tử cung của lợn nái.

Mặt khác, do trong quá trình phối giống cho lợn nái bằng phương pháp thụ tinh nhân tạo không đúng kỹ thuật đã làm sây sát niêm mạc tử cung, tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập phát triển và gây bệnh. Ba là, do quá trình can thiệp khi lợn đẻ khó phải sử dụng thủ thuật để móc lấy thai làm cho vi khuẩn từ bên ngoài dễ dàng xâm nhập vào gây viêm.

Số lợn nái mắc bệnh viêm vú là 8 con, theo em thấy nguyên nhân gây nên bệnh này có thể do kế phát từ các ca lợn nái mắc bệnh viêm tử cung ở thể nặng, vi khuẩn theo máu đến vú gây viêm vú, ngoài ra còn có thể do trong

quá trình mài nanh ở lợn con sơ sinh chưa tốt, trong quá trình lợn con bú sữa gây tổn thương đầu núm vú lợn mẹ.

Cũng qua bảng 4.9 cho thấy tỷ lệ lợn khỏi do bệnh viêm tử cung (81,82%) cao hơn bệnh viêm vú (75,00%).

Số ca mắc bệnh sót nhau tại trại xảy ra ít hơn do việc áp dụng kỹ thuật tốt, có công nhân đỡ đẻ riêng. Có 5 con lợn nái mắc bệnh sót nhau chiếm 1,66%, kết quả điều trị khỏi 3 con (đạt tỷ lệ khỏi 60,00%).

Bệnh bại liệt sau đẻ cũng xảy ra rất ít do thức ăn cho lợn nái tại trại đã đáp ứng đủ nguồn khoáng chất, chế độ chăm sóc hợp lý. Có 3 con lợn nái mắc bệnh bại liệt sau đẻ, điều trị khỏi 2 con (đạt tỷ lệ 66,76%).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng và phòng trị bệnh cho đàn lợn nái sinh sản tại trại lợn minh châu, thành phố hạ long, tỉnh quảng ninh (Trang 49 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(61 trang)