Trong thời gian thực tập tại trại, em vừa tham gia chăm sóc, nuôi dưỡng đàn lợn nái vừa được học và thực hiện một số các thao tác trên lợn con như đỡ lợn đẻ, mài nanh, bấm số tai, cắt đuôi và thiến lợn đực.
Thực hiện thao tác mài nanh, bấm tai và bấm đuôi:
- Mài nanh
Mài nanh cho lợn con ở cơ sở, không thực hiện ngay khi mới sinh. Lợn con sau khi bú mẹ sức khỏe tốt, cứng cáp hơn được tiến hành mài nanh. Sử dụng máy mài nanh, đây là dụng cụ chuyên dùng, hiệu quả tốt hơn rất nhiều so với sử dụng kìm bấm nanh. Thao tác mài nanh như sau: Bắt lợn con lên sau đó kẹp lợn con vào giữa 2 đùi sao cho đầu của lợn con hướng lên trên. Một tay giữ chắc đầu lợn và bóp miệng cho lợn con mở miệng ra, một tay cầm máy, mài nanh dọc theo hàm của lợn con. Khi mài phải cẩn thận, tránh mài vào lưỡi của lợn con, không mài quá sâu làm cho hàm của lợn con chảy máu (tránh vi khuẩn xâm nhập).
- Bấm số tai
Sử dụng kìm bấm tai. Thao tác bắt lợn con để bấm tai tương tự với cách bắt để mài nanh. Số tai được bấm theo chiều kim đồng hồ, bắt đầu từ mép trên của tai trái, tới mép trên của tai phải, tiếp đến mép dưới của tai phải và kết thúc ở mép dưới của tai trái. Sát trùng bằng cồn iod vào vị trí cắt.
- Cắt đuôi
Sử dụng kìm cắt đuôi. Cắt ở vị trí cách gốc đuôi 3 cm. Thao tác: Một tay bắt lợn con lên sao cho đầu của lợn con hướng xuống dưới, ngón cái và ngón trỏ cầm đuôi, một tay cầm kìm và cắt, thao tác cắt phải nhanh, dứt khoát, tránh gây chảy máu nhiều, sát trùng bằng cồn iod.
- Tiêm Fe - Dextran - B12 kết hợp với kháng sinh:
Tiêm cho lợn con khi đủ 3 ngày tuổi với liều lượng 2 ml/con. Nhắc lại lần 2 lúc 10 ngày tuổi.
- Thiến lợn đực
Lợn đực được thiến từ 7 - 10 ngày tuổi (phụ thuộc vào số lượng lợn đẻ và sức khỏe của lợn con). Dụng cụ thiến gồm: Dao thiến, cồn sát trùng, panh kẹp, bông gòn, khăn vải sạch, xi-lanh và thuốc kháng sinh. Thao tác: Đầu tiên tiêm cho lợn con 1 ml/con kháng sinh (amcoli, amistin). Sau đó người thiến ngồi trên ghế cao và kẹp lợn con vào giữa 2 đùi sao cho đầu của lợn con hướng xuống dưới. Một tay nặn, để dịch hoàn nổi rõ, tay còn lại cầm dao rạch hai vết đứt vào chính giữa của mỗi bên dịch hoàn. Dùng 2 tay nặn dịch hoàn ra ngoài rồi lấy panh kẹp thừng dịch hoàn vào giật mạnh để kéo dịch hoàn ra, dùng khăn sạch lau vùng dịch hoàn, sát trùng bằng cồn iod vào vị trí thiến .Kết quả thực hiện các thao tác kỹ thuật được trình bày ở bảng 4.10:
Bảng 4.10. Kết quả thực hiện các thao tác kỹ thuật trên đàn lợn nái và lợn con STT Công việc Số lượng thực hiện (con) Số lợn an toàn (con) Tỷ lệ an toàn (%) 1 Đỡ lợn đẻ Lợn nái đẻ 301 301 100 Lợn con 3672 3622 98,63 2 Mài nanh 1310 1310 100 3 Bấm số tai 1310 1310 100 4 Thiến lợn đực 922 895 97,07
Qua số liệu bảng 4.10 có thể thấy trong quá trình chăm sóc nuôi dưỡng em đã đỡ đẻ cho 301 lợn nái (đạt an toàn 100%), 3672 con lợn con (đạt an toàn 98,63%). Thực hiện mài nanh, bấm số tai cho 1310 lợn con (đạt an toàn 100%). Lợn con sau khi sinh cần phải mài nanh ngay nếu không sẽ làm tổn thương vú lợn mẹ khi bú cũng như tránh việc lợn con cắn nhau, cắt đuôi, bấm số tai sớm để vết thương nhanh liền, ít chảy máu và giảm stress cho lợn con. Thiến lợn đực 922 con (đạt an toàn 97,07%).
Qua những công việc trên đã giúp em học hỏi thêm được nhiều kinh nghiệm trong chăm sóc lợn con cũng như nâng cao tay nghề về các thao tác kỹ thuật trên lợn con, đồng thời giúp em mạnh dạn hơn, tự tin hơn vào khả năng của mình, hoàn thành tốt công việc được giao.
Phần 5
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 5.1. Kết luận
- Công tác chăm sóc , nuôi dưỡng và phòng trị bệnh cho lợn
+ Công tác chăm sóc, nuôi dưỡng lợn thực hiện tốt, đạt tỷ lệ 100% + Công tác tiêm phòng bệnh bằng thuốc và vắc xin cho lợn ở trại được thực hiện nghiêm túc, 100% lợn được tiêm phòng .
- Kết quả điều trị bệnh viêm vú , viêm tử cung , sót nhau và bại liệt sau đẻ đạt tỷ lệ khỏi từ 60,00% - 100%.
Trong 6 tháng thực tập tốt nghiệp tại công ty TNHH Minh Châu, thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh em đã học được những kĩ năng chăm sóc lợn nái sinh sản trong từng giai đoạn, nắm được những biểu hiện bệnh thường gặp trên lợn sinh sản để từ đó có những phác đồ và vắc xin điều trị bệnh tương ứng. Bên cạnh đó em đã biết cách đỡ đẻ lợn mẹ, bấm số tai lợn con,mài nanh, bấm đuôi lợn con đúng kĩ thuật. Biết cách nhận biết và kiểm tra lợn con trước khi thiến.
Bài học kinh nghiệm em rút ra được qua thời gian thực tập là đã biết cách chăm sóc nuôi dưỡng lợn nái sinh sản đúng kĩ thuật qua từng giai đoạn, lịch phòng bệnh đúng thời điểm của lợn con, lợn hậu bị và lợn nái sinh sản. Ngoài ra kĩ thuật quản lý, vệ sinh thú y, tiêm phòng cũng rất quan trong để từ đó phát huy tối đa khả năng sinh sản của các dòng lợn ngoại, nâng cao số lượng và chất lượng giống.
5.2. Đề nghị
- Với Khoa Chăn nuôi Thú y: Tiếp tục cử sinh viên về công ty TNHH Minh Châu để thực tập, tạo điều kiện tốt cho sinh viên nâng cao tay nghề và học hỏi kinh nghiệm tổ chức sản xuất chăn nuôi lợn nái quy mô lớn. Cải tiến bổ sung thêm vào chương trình học các bệnh mới như glasser, bệnh circo để sinh viên tiếp cận được với nguồn kiến thức mới. Trang bị thêm cho sinh viên
về quy trình chăm sóc nuôi dưỡng lợn của một số công ty lớn, chăn nuôi hiệu quả cao như CP, Hòa Phát, Japfa... để sinh viên nắm được căn bản quy trình khi xuống cơ sở thực tập sẽ bắt kịp nhanh hơn với công việc.
- Với Công ty TNHH Minh Châu: Mở rộng quy mô sản xuất, đầu tư nâng cấp thêm về cơ sở hạ tầng, vật chất kỹ thuật, dụng cụ thú y. Tăng cường công tác chăm sóc nuôi dưỡng và quản lý, thực hiện tốt công tác vệ sinh thú y.
Thực hiện tốt quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng, quản lý, vệ sinh thú y, tiêm phòng, để phát huy tối đa khả năng sinh sản của các dòng lợn nái ngoại, nâng cao số lượng và chất lượng con giống.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
I. Tài liệu Tiếng Việt
1. Nguyễn Xuân Bình (2005), Phòng trị bệnh lợn nái, lợn con, lợn thịt, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.
2. Phạm Hữu Doanh, Lưu Kỷ (2003), Kỹ thuật nuôi lợn nái mắn đẻ sai con, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội, tr. 23 - 35.
3. Trần Tiến Dũng, Dương Đình Long, Nguyễn Văn Thanh (2002), Giáo trình sinh sản gia súc, Nxb Nông nghiệp, tr. 44 - 51.
4. Trương Lăng (2000), Hướng dẫn điều trị các bệnh ở lợn, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội, tr. 77 - 91.
5. Madec Francois (1995), “Viêm tử cung và chức năng sinh sản của lợn nái”, Tạp chí Khoa học Kỹ thuật Thú y, Tập II (Số 1), tr. 30 - 40..
6. Nguyễn Hoài Nam, Nguyễn Văn Thanh (2016), “Một số yếu tố liên quan tới viêm tử cung sau đẻ ở lợn nái”, Tạp chí Khoa học Nông nghiệp Việt Nam, Tập10 (Số 5), tr. 72 - 80.
7. Nguyễn Hữu Ninh, Bạch Đăng Phong (2002), Bệnh sản khoa gia súc, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.
8. Nguyễn Như Pho (2002), “Ảnh hưởng của việc tăng cường điều kiện vệ sinh đến hội chứng MMA và năng suất sinh sản của heo nái”, Tạp chí khoa học kỹ thuật Thú y, Tập 6 (Số 4), tr. 34 - 40.
9. Trần Văn Phùng, Từ Quang Hiển, Trần Thanh Vân, Hà Thị Hảo (2004),
Giáo trình Chăn nuôi lợn, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.
10. Nguyễn Văn Thanh (2003), “Khảo sát tỷ lệ viêm tử cung trên đàn lợn nái ngoại nuôi tại đồng bằng sông Hồng và thử nghiệm điều trị”, Tạp chí Khoa học Kỹ thuật thú y, Tập 10 (Số 2), tr. 23 - 31.
11. Nguyễn Văn Thanh (2007), “Khảo sát tỷ lệ mắc bệnh viêm tử cung trên đàn lợn nái ngoại nuôi tại đồng bằng Sông Hồng và thử nghiệm điều trị”, Tạp chí Khoa học kỹ thuật Thú y, Tập XIV (Số 3), tr. 38 - 43.
12. Nguyễn Văn Thắng, Đặng Vũ Bình (2005), “So sánh khả năng sinh sản của nái lai F1 (LY) phối với đực Duroc và Pietran”, Tạp chí Khoa học kỹ thuật Nông nghiệp, Tập III (Số 2), tr. 140 - 143.
13. Hoàng Toàn Thắng, Cao Văn (2005), Giáo trình Sinh lý học động vật, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội, tr. 34 - 43.
14. Ngô Nhật Thắng (2006), Hướng dẫn chăn nuôi và phòng trị bệnh cho lợn, Nxb Lao động - Xã hội, Hà Nội.
15. Trần Thanh Vân, Nguyễn Thị Thúy Mỵ, Mai Anh Khoa, Bùi Thị Thơm, Nguyễn Thu Quyên, Hà Thị Hảo, Nguyễn Đức Trường (2017), Giáo trình chăn nuôi chuyên khoa, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.
II. Tài liệu Tiếng Anh
16. Andrew Gresham (2003), Infectious reproductive disease in pigs, in practice, pp.466 - 473.
17. Bidwel C. and William S. (2005), “Laboratory diagnosis of porcine infertility in the UK”, The Pig Journal, pp. 88 -106.
18. Christensen Raymond V., Atkins Nancy Ellen and Jensen Hans Eric (2007), “Pathology of udder lesions in sow”, J. Vet. Med. A Physiol Pathol Clin. Med., No. 54(9), pp. 491
19. Jan Gordon (1997), Controlled reproduction in pigs, CAB international, pp. 120 -127.
20. Smith Bradford B., Martineau Georges, Bisaillon Ariane. (1995), “Mammary gland and lactation problems”, Disease of swine, 7th edition, Iowa state university press, pp. 40 - 57.
MỘT SỐ HÌNH ẢNH THỰC TẬP TẠI TRẠI
Ảnh 1. Phối lợn nái Ảnh 2. Mổ herni lợn con
Ảnh 3. Thiến lợn đực con Ảnh 4.Rắc vôi sát trùng quanh trại
Ảnh 5.Thuốc ADE-B.COMPLEX Ảnh 6 . Thuốc sat trùng Omnicide
Ảnh 7 . Cho lợn con uống sữa Ảnh 8 . Thuốc NOVA –Fe +B12