Phương pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu thực trạng và đề xuất giải pháp xây dựng nông thôn mới tại xã tung qua lìn, huyện phong thổ, tỉnh lai châu (Trang 35)

* Phương pháp thuthập số liệu thứ cấp:

- Thu thập thông tin từnhững số liệu đã công bố chính thức của cơ quan Nhà nước, trung ương, tỉnh, huyện, xã về xây dựng nông thôn mới ở cấp độ vĩ mô và ở địa bàn nghiên cứu. Thu thập thông tin từ những báo cáo khoa học đã được công bố, các tài liệu thống kê do các cơ quan của UBND xã Tung Qua Lìnvà các thôn thuộc xã Tung Qua Lìn cung cấp;

* Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp: * Chọn điểm nghiên cứu:

- Chọn 3 bản: Căng Ký, Hờ Mèo, Khấu Dào đại diện cho 3 vùng của xã Tung Qua Lìnvề điều kiện tự nhiên, kinh tế-xã hội và xây dựng mô hình nông thôn mới làm điểm nghiên cứu, điều tra. Sử dụng phương pháp điều tra theo bảng hỏi. Chọn hộ điều tra theo phương pháp ngẫu nhiên, phỏng vấn 20 hộ nông dân/bản, tổng số mẫu điều tra/3 thôn là 60 hộ.

* Phương pháp xử lý và phân tích thông tin: Sau khi thu thập được các thông tin, tiến hành xử lý và phân tích thông tin tại phần mềm excel.

- Phương pháp phân tổ thống kê: Những thông tin sau khi thu thập được sẽ được phân tổ theo các nhóm tiêu chí. Phương pháp phân tổ sẽ giúp ta nhìn nhận rõ ràng các sự kiện để có được những đánh giá chính xác nhất đối với tình hình phát triển hạ tầng kinh tế -xã hội xã Tung Qua Lìn.

- Phương pháp so sánh: Là phương pháp được sử dụng rộng rãi trong công tác nghiên cứu. Thông qua phương pháp này mà ta rút ra được các kết luận về hiệu quả công tác phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội xã Tung Qua Lìn.

- Phương pháp thống kê mô tả: Dựa trên các số liệu thống kê để mô tả sự biến động cũng như xu hướng phát triển của một hiện tượng kinh tế xã hội. Mô tả quá trình thực hiện công tác phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội xã Tung Qua Lìn.

3.4. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu

- Số lượng tiêu chí đạt chuẩn - Tổng số nhân khẩu

- Tổng số hộ

PHẦN 4

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 4.1. Điều kiện tự nhiên kinh tế xã hội xã Tung Qua Lìn

4.1.1. Điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên

4.1.1.1. Vị trí địa lý

Tung Qua Lìn là xã vùng cao biên giới đặc biệt khó khăn, tổng diện tích đất tự nhiên của xã là 3207,62 ha, dân số là 2468 khẩu 471 hộ, toàn xã 5bản, 6 dân tộc anh em cùng sinh sống gồm có Mông, Hà nhì, Kinh, Thái, Tày,Mường.

Phía Đông giáp huyện Vị Xuyên, phía Nam giáp xã Bản Nhùng, phía Bắc giáp xã Thèn Chu Phìn và phía Tây giáp xã Tân Tiến của huyện Hoàng Su Phì.

4.1.1.2. Đặc điểm địa hình

Địa hình Tung Qua Lìn là đồi núi dốc bị chia cắt mạnh bởi các dãy núi đất và các khe suối tạo thành các dải đất bằng hẹp, dân cư phân bố không đều, thôn xa nhất cách trung tâm xã 10 km, đường giao thông tiếp nối giữa các thôn còn gặp nhiều khó khăn.

- Dạng địa hình núi đất đỏ vàng là dạng địa hình phân bố chủ yếu trên diện tích xã (chiếm khoảng 90% diện tích tự nhiên của xã). Vùng núi cao chạy theo hình cánh cung, có độ cao trung bình từ 700 – 900m. Ở đây, thảm thực vật ngoài rừng tự nhiên nghèo và các loại cây lúp xúp đã được trồng bổ sung bởi các loại cây được trồng theo dự án và rừng tái sinh. Vẫn còn nhiều diện tích chỉ có cây bụi thưa thớt trên triền đồi cao cần phải quy hoạch thành rừng tái sinh trong thời gian tới.

- Dạng địa hình thung lũng nhỏ không đồng đều

Giống như một số nơi khác trong tỉnh Lai Châu, có dạng địa hình đồi thoải xen bát úp; dạng địa hình này thích hợp cho mục đích nông lâm kết hợp; sườn đồi thoải độ dốc thấp gần nguồn nước thích hợp cho phát triển cây ăn quả.

Thảm thực vật vẫn còn tính chất nguyên sinh vốn có thể hiện rõ nét trên nhiều khoảnh rừng núi cao.

Nhìn chung, do điều kiện địa hình không mấy phức tạp. Nguồn tài nguyên đất đai khá phù hợp với một số cây ăn quả như vải,nhãn, hồng… đặc biệt là cây lâm nghiệp như thông, keo…

4.1.1.3. Khí hậu, thời tiết, nhiệt độ, độ ẩm và chế độ mưa

Tung Qua Lìn nằm ở vị trí tiểu vùng lạnh và mưa ít ở phía Đông (huyện Phong Thổ), chịu ảnh hưởng của khí hậu vùng núi phía Bắc: Mùa hè mưa nhiều, mùa đông lạnh khô và mưa ít. Lượng bức xạ tổng cộng hàng năm là 114 Kcal/cm2, trong các tháng mùa hè (tháng 4 đến tháng 10) đều lớn hơn 10 Kcal/cm2/tháng. Tháng có bức xạ thấp nhất là tháng 2 cũng lớn hơn 5,5 Kcal/cm2/tháng. Nhiệt độ trung bình hàng năm là 21,40C, tháng có nhiệt độ trung bình thấp nhất là tháng 1 (50C). Tháng có nhiệt độ trung bình cao nhất là tháng 7 (380C). Nhiệt độ thấp nhất trong chu kỳ 20 năm ghi được là -10C.

Lượng mưa trung bình năm là 1.448 mm với 132 ngày mưa, tập trung chủ yếu từ tháng 4 đến tháng 10 (1.243,4 mm). Tháng có lượng mưa cao nhất là tháng 7 (278,3 mm).Chế độ mưa cũng phân thành 2 mùa rõ rệt. Mùa mưa kéo dài từ tháng 5 đến tháng 9 và chiếm trên 76% lượng mưa cả năm. Mùa khô kéo dài từ tháng 10 đến tháng 4 năm sau và chiếm trên 24% lượng mưa cả năm.

4.1.1.4. Tình hình sử dụng đất đai

Đất đai trên xã chủ yếu thuộc đất feralit, địa hình đồi núi cao xen kẽ khe suối và dải đất hẹp thích hợp các cây công nghiệp ngắn ngày, cây lâm nghiệp và cây ăn quả. Phần lớn đất đai chủ yếu là để để sản xuất nông nghiệp, xã cần có sự điều chỉnh hợp lý hơn để đưa hết diện tích đất chưa sử dụng vào sản xuất.

Cụ thể tình hình sử dụng đất được thể hiện ở bảng 4.1

Bảng 4.1. Tình hình sử dụng đất xã Tung Qua Lìn năm 2019

Tiêu chí

Diện tích (ha)

Cơ cấu (%)

A.Tổng diên tích đất tự nhiên 3207,62 100

I. Tổng diện tích đất nông nghiệp 2524,13 78,96

1. Đất sản xuất nông nghiệp 1435,08 44,74

2. Đất lâm nghiệp 1087,75 33,91

3. Đất nuôi trồng thuỷ sản 1,44 0,04

II. Đất phi nông nghiệp 112,62 3,51

1. Đất ở 30,76 0,95

2. Đất chuyên dung 63,42 1,98

3. Đất nghĩa trang. nghĩa địa 0,92 0,02

4. Đất sông, ngòi, kênh, rạch, suối 17,49 0,54

III. Đất chưa sử dụng 570,87 17,80

(Nguồn: UBND xã Tung Qua Lìn cung cấp năm 2019)

Qua bảng 4.1 ta thấy được tổng diện tích đất tự nhiên của xã là 3207,62ha. Được chia làm 3207,62 nhóm đất chính là đất nông nghiệp, đất phi nông nghiệp và đất chưa sử dụng.

Trong đó đất sản xuất nông nghiệp (2524,13 ha) chiếm 44,74% tổng diện tích đất tự nhiên. Đất trồng cây lâm nghiệp là 1087,75 hachiếm 33,91% tổng diện tích đất tự nhiên. Đất sản xuất nông nghiệp chủ yếu dùng vào trồng cây trông hàng năm và đất trồng cây lâu năm, đất trồng cây lâu năm tạo điều kiện phát triển lương thực và phát triển các cây công nghiệp ngắn ngày hàng năm. Đất lâm nghiệp chiếm diện tích tương đối lớn tạo điều kiện cho phát triển trồng rừng tại địa phương. Đất nuôi trồng thủy hải sản chiếm tỷ lệ nhỏ (1,44ha) chiếm 0,04% không thuận lợi trong việc nuôi trồng thủy hải sản.

Nhóm đất phi nông nghiệp được chia thành 4 nhóm: đất ở, đất chuyên dùng và đất nghĩa trang, nghĩa địa, đất sông suối và mặt nước chuyên dùng. Trong đó đất ở chiếm 0,95% (30,76 ha), đất chuyên dùng chiếm 1,98% (63,42ha), đất nghĩa trang, nghĩa địa chiếm 0,02% (0,92 ha), đất sông suối và mặt nước chuyên dùng chiếm 0,54% (17,49 ha). Đất chuyên dùng chủ yếu sử dụng vào mục đích công cộng phục vụ nhu cầu của nhân dân.

Nhóm thứ 3 là nhóm đất chưa sử dụng chiếm 17,8% (57087ha) nguyên nhân là do có hộ chuyển từ nông nghiệp sang công nghiệp bỏ đất, do đất đồi núi chưa được khai phá. Vì vậy cần phải cải tạo và đưa vào để sử dụng để tránh tình trạng lãng phí đất.

4.1.1.5. Tài nguyên rừng

Diện tích đất lâm nghiệp của Tung Qua Lìn theo số liệu năm 2019 có tổng diện tích đất tự nhiên là 1087,75ha trong đó, diện tích đất quy hoạch cho lâm nghiệp là 821,04ha. Tổng diện tích đất quy hoạch cho lâm nghiệp nằm trong phạm vi ranh giới quản lý hành chính của xã, đã được nhà nước giao cho các chủ rừng (tính chất cá nhân hộ gia đình) quản lý sản xuất kinh doanh và sử dụng theo luật đất đai và luật bảo vệ phát triển rừng. Trong đó đất giao cho hộ gia đình là 313,19ha, hiện trạng tài nguyên rừng hiện nay do hộ quản lý là rừng trồng chủ yếu là cây thông. Độ che phủ rừng của xã đạt 42,16%.

4.1.1.6. Môi trường

Môi trường ở đây khá trong lành, chưa có hiện tượng ô nhiễm do trên địa bàn xã không có cơ sở sản xuất kinh doanh tập trung.

4.1.1.7. Cơ sở hạ tầng a. Giao thông – Thủy lợi

* Về thủy lợi: Năm 2019 xã đã vận động nhân dân nạo vét 23,321 km kênh mương đảm bảo đủ điều kiện cho nước thông suốt từ đầu mối đến mặt ruộng, có phương án chuẩn bị chống hạn khi cần thiết.

* Về giao thông: Nhìn chung hệ thống giao thông của xã Tung Qua Lìnphân bố không đều tới các khu dân cư của xã. Xã nhựa hóa 4,5 km đường trục xã. Còn đường trục thôn và liên thôn tổng số 33,8 km trong đó mới chỉ bê tông hóa được 5,3/33,8 km.

b. Y tế - giáo dục

* Về giáo dục: Công tác phổ cập giáo dục được quan tâm thực hiện, chất lượng dạy và học tiếp tục được nâng cao.Hệ thống trường, lớp học cơ sở vật chất trang thiết bị dạy học được bổ sung để đáp ứng yêu cầu giảng dạy. Xã Tung Qua Lìn hiện nay có 3 trường và 10 điểm trường, trong đó:

-Trường mầm non: 1 trường chính và 6 điểm trường. Tổng số lớp học là 14 lớp với tổng số trẻ là 279 em, duy trì sĩ số 100%.

-Trường tiểu học: 1 trường chính và 5 điểm trường. Tổng số lớp là 18 lớp, tổng số học sinh: 265 em, duy trì sĩ số 265/265 học sinh, đạt 100%.

-Trường THCS: 1 trường chính có tổng số lớp là 4 lớp với 124 học sinh. Duy trì sĩ số 124/124 học sinh, kết quả xét tốt nghiệp chuyển cấp 26/26 học sinh, đạt 100%.

Do điều kiện địa hình, dân số phân bố lẻ tẻ nhiều em học sinh ở cách xa với trường học nên hình thành các điểm trường để phục vụ nhu cầu được đến lớp của con em ở vùng sâu vùng xa.Tuy nhiên điều kiện ở các điểm trường vẫn chưa đáp ứng được hết yêu cầu trong tình hình mới.

* Về y tế: Trạm y tế xã được đầu tư xây dựng ở khu vực UBND xã, gồm 4 giường bệnh, 2 phòng, trang thiết bị được đầu tư cơ bản để phục vụ cho nhu cầu khám chữa bệnh thông thường của bà con nông dân trong xã, công tác chăm sóc sức khoẻ nhân dân được cấp uỷ chính quyền quan tâm chỉ đạo mạng lưới y tế từ xa đến thôn được thường xuyên củng cố, bồi dưỡng tay nghề, chất lượng khám, chữa bệnh được nâng lên, các chương trình mục tiêu y tế thực hiện đều đặn kế hoạch, tỷ lệ tiêm chủng đối với trẻ dưới 1 tuổi đạt 99,5%, tỷ lệ suy dinh dưỡng giảm. Thực hiện tốt công tác kiểm tra an toàn thực phẩm. Chương trình chuẩn y tế quốc gia được duy trì có hiệu quả.

c. Điện - Bưu chính viễn thông

* Điện: Hiện nay mạng lưới điện quốc gia đã đến 5/5 bản của Tung Qua Lìn, đó cũng là một điều kiện thuận lợi cho sinh hoạt, sản xuất cũng như thưởng thức văn hoá của đồng bào các dân tộc trong xã.

* Bưu chính viễn thông: Được sự quan tâm của ngành bưu điện, xã đã hình thành một điểm bưu điện văn hoá xã, bước đầu phần nào đáp ứng nhu cầu thông tin liên lạc và sách báo của nhân dân trong xã ở điều kiện hiện tại.

4.1.1.8. Văn hóa thể thao

Nhìn chung các thôn đều có nhà văn hóa riêng. Nhân dân trong xã tích cực tham gia văn hóa văn nghệ, thể thao nâng cao chất lượng sống. Trong nhiều năm qua, hoạt động văn hóa có nhiều chuyển biến, phong trào xây dựng quy ước làng văn hóa được quan tâm và theo tiêu chí xây dựng nông thôn mới mà xã đang thực hiện có 4/5 thôn được công nhận là thôn văn hóa chiếm 80%. Phong trào thể thao được phát huy với nhiều cuộc thi được mở ra trên quy mô trong và ngoài xã như: Bóng đá, cầu lông, bên cạnh đó xã còn tích cực tham gia hưởng ứng các chương trình, phong trào mà huyện đưa ra, giao lưu văn hóa văn nghệ với các xã lân cận trong huyện và tỉnh. Tuy nhiên xã vẫn còn yếu về phong trào thể dục thể thao do thiếu địa điểm vui chơi, giải trí.

4.1.1.9. Nhận xét chung

Tài nguyên đất đai và điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội ở xã Tung Qua Lìn có một số điều kiện thuận lợi cho phát triển nông nghiệp lâm nghiệp. Đất lâm nghiệp chiếm tỷ lệ tương đối thấp so với diện tích tự nhiên của xã, nhưng cơ cấu diện tích, mùa vụ đã được chú ý. Mạng lưới điện quốc gia đã giúp cho đời sống sinh hoạt và sản xuất của nhân dân được thuận lợi hơn. Được sự hỗ trợ của các tổ chức khuyến nông khuyến lâm của huyện, tỉnh và các phòng ban chuyên môn của huyện Phong Thổ, trong vài năm trở lại đây, nhân dân trong xã đã trồng thêm được nhiều loại cây ăn quả mang lại giá trị kinh tế đáng kể trong quá trình phát triển kinh tế của địa phương. Về lâm nghiệp, có nhiều dựán hỗ trợ trồng rừng phủ xanh đồi trọc đã tạo điều kiện cho người dân phát triển lâm nghiệp. Bên cạnh đó việc xây dựng mô hình nông thôn mới đã mang hại hiệu quả tích cực đối với cuộc sống của người dân nơi đây.Tuy nhiên nền sản xuất chủ yếu vẫn là nền sản xuất nông nghiệp thuần nông. Quy mô sản xuất còn nhỏ và phân tán, sản phẩm chưa được chế biến theo hướng sản xuất hàng hoá nên giá trị kinh tế chưa cao.

4.2. Thực trạng phát triển kinh tế - xã hội của xã Tung Qua Lìn giai đoạn 2019-2019 đoạn 2019-2019

4.2.1. Dân số và lao động của xã Tung Qua Lìn năm 2019

* Dân số, lao động

số nhân khẩu là 2.468 người,số nhân khẩu trong độ tuổi lao động là 1.240 đa số là lao động sản xuất nông nghiệp. Mật độ dân số bình quân là 43 người/km2. Dân cư được phân bố ở5 bản, gồm 6 dân tộc chính là Mông, Hà Nhì, Kinh, Thái, Tày, Mường.

Những năm trước đây, hiện tượng di cư đi nơi khác kiếm ăn cũng có xảy ra.

Nền kinh tế của xã Tung Qua Lìn còn chưa phát triển so với mặt bằng chung của toàn huyện. Cụ thể trong tổng số471 hộ trên địa bàn xã có 262 hộ nghèo.

Số hộ nghèo trên địa bàn xã có nguyên nhân chủ yếu là thiếu đất sản xuất, thiếu vốn. Trình độ dân trí còn thấp nên ảnh hưởng không nhỏ đến việc tiếp thu những thành tựu khoa học kỹ thuật tiên tiến vào sản xuất và đời sống. Tuy nhiên trong những năm gần đây trình độ dân trí của người dân đã và đang được nâng cao, thông qua các cuộc vận động học tập, thực hiện toàn dân xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư được tổ chức triển khai ởcác thôn bản.

Cụ thể dân số và lao động của xã được thể hiện trong bảng 4.2 như sau:

Bảng 4.2. Tình hình dân số và lao động xã Tung Qua Lìn năm 2019

Chỉ tiêu ĐVT Năm 2019

SL CC (%)

I. Tổng số nhân khẩu Khẩu 2468 100

1.Khẩu NN Khẩu 2182 88.4

2. Khẩu phi NN Khẩu 286 11.6

II. Tổng số hộ Hộ 518 100 1. Hộ NN Hộ 485 93.5 2. Hộ phi NN Hộ 33 6.5 III. Tổng số LĐ 1403 100 1. LĐ NN LĐ 1172 83.5 2. LĐ phi NN LĐ 231 16.5

(Nguồn:phòng thống kê UBND xã Tung Qua Lìn năm 2019)

Nhìn vào bảng trên ta thấy được trong tổng số2468 nhân khẩu có tới 88,4%

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu thực trạng và đề xuất giải pháp xây dựng nông thôn mới tại xã tung qua lìn, huyện phong thổ, tỉnh lai châu (Trang 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)