Đánh giá của người dân về xây dựng mô hình nông thôn mới

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu thực trạng và đề xuất giải pháp xây dựng nông thôn mới tại xã tung qua lìn, huyện phong thổ, tỉnh lai châu (Trang 65)

* Tình hình chung của hộ điều tra

Bảng 4.20: Bảng tình hình lao động và thu nhập của các hộ điều tra Bản Số khẩu (người) Số lao động chính (người) Thu nhập (Triệu đồng/năm) Căng Ký 59 31 1.610 Hờ Mèo 54 34 1.385 Khấu Dào 67 47 1.030

(Nguồn: Kết quả phỏng vấn hộ gia đình năm 2019)

Theo kết quả điều tra khảo sát cho thấy tình hình dân số và lao động ở 3 vùng kinh tế (bản) của xã khác nhau. ỞbảnKhấu Dào đông dân hơn với 67 nhân khẩu và bảnHờ Mèo ít dân hơn. Về thu nhập thì bản Căng Ký có thu nhập cao nhất, thấp nhất là bảnKhấu Dào. 100% nguồn thu nhập từ nông nghiệp, các hộ là hộ thuần chăn nuôi, trồng trọt. Do vị trí địa lý ở xa trung tâm, trình độ văn hóa chưa cao, đông con mà tình hình kinh tế của bảnKhấu Dào thấp hơn các bản còn lại. Nhìn vào bảng 4.22 ta có thể thấy được sự khác nhau tình hình kinh tế xã hội của ba bản đại diện cho ba vùng kinh tế xã hội của xã.

Bảng 4.21: Bảng cơ cấu đất đai của các hộ gia đình

(số hộ n = 60)

Loại đất Đơn vị Diện tích bình quân

Đất trồng lúa m2 1.470,00 Đất trồng ngô m2 1.200,00 Đất trồng màu m2 250,08 Đất vườn tạp m2 74,64 Đất lâm nghiệp Ha 2,37 Đất ao m2 4,50

(Nguồn: Kết quả phỏng vấn hộ gia đình năm 2019)

Nhìn vào bảng 4.22 ta thấy các hộ điều tra chủ yếu là sản xuất nông nghiệp, diện tích đất trồng lúa là 1.470m2, diện tích đất trồng ngô là 1.200m2. Đất nuôi trồng thủy sản (đất ao) rất thấp chỉ có 4,50 m2. Diện tích đất lâm

nghiệp trung bình mỗi hộ là 2,37ha. Với điều kiện đất lâm nghiệp tương đối lớn như vậy tạo điều kiện cho người dân phát triển lâm nghiệp, tạo thêm nguồn thu cho gia đình.

* Sự tham gia của người dân trong xây dựng mô hình nông thôn mới

Khi tìm hiểu về khả năng tiếp cận chính sách phát triển nông thôn và mô hình phát triển nông thôn mới, 100% người dân đều có nghe thông tin về các chính sách. Tuy nhiên ở những thôn xa trung tâm xã không được thường xuyên cụ thể, nên nhiều người dân ở đây chưa hiểu rõ. Phần lớn các chính sách dân tiếp cận được thông tin qua các chính quyền địa phương (thông qua các buổi họp bản, đoàn thể (72,10%). Kênh thông tin thứ 2 được nói đến là kênh thông tin từ các thông tin đại chúng (10,40%), qua bạn bè hàng xóm (17,50%). Kênh thông tin được sử dụng nhiều nhất là từ cán bộ xã, thôn điều này cho thấy công tác tuyên truyền chiển khai của chính quyền địa phương của xã, thôn được quan tâm thực hiện.

Bảng 4.22: Các kênh tiếp cận thông tin của người dân về mô hình nông thôn mới

(ĐVT: %, số hộ n = 60)

Kênh thông tin BảnCăng

BảnHờ Mèo BảnKhấu Dào Trung bình

Tỷ lệ % số hộ được tiếp cận thông tin 100 100 100 100

Từ cán bộ xã, thôn 86,2 80,0 50,0 72,1

Từbạn bè, hàng xóm 3,3 4,2 23,6 10,4

Từ các phương tiện thông tin đại chúng 10,5 15.8 26,4 17,5

Bảng 4.23: Ý kiến của nông dân về chương trình xây dựng NTM tại xã Tung Qua Lìn

ĐVT: %, số nông dân cho ý kiến (n = 60)

Chỉ tiêu BảnCăng Bản Hờ Mèo Bản Khấu Dào Trung bình Rất cần thiết 85,0 70,0 90,0 81,7 Cần thiết 15,0 30,0 10,0 18,3 Không cần thiết 0,0 0,0 0,0 0,0

(Nguồn: kết quả phỏng vấn hộ gia đình năm 2019)

Qua bảng số liệu điều tra trên hầu hết người dân cả 3bản nghiên cứu đều biết về chương trình nông thôn mới, mặc dù sự hiểu biết của người dân còn rất mơ hồ vê chương trình nông thôn mới nhưng khi được hỏi thì đa phần ý kiến của người dân đều cho rằng chương trình nông thôn mới là rất cần thiết cho các địa phương (chiếm 81,70% số ý kiến), còn lại các hộ điều tra đều cho rằng chương trình nông thôn mới là cần thiết, không có ý kiến nào cho rằng chương trình nông thôn mới là không cần thiết. Điều này có thể thấy được người dân đã nhận ra được hiệu quả mà mô hình nông thôn mới mang lại.

Bảng 4.24: Nhận thức của người dân về chương trình nông thôn mới

ĐVT: %,số nông dân cho ý kiến (n = 60)

Mục đích xây dựng NTM Số lượng hộ

(n=60)

Tỷ lệ (%)

Xây dựng cơ sở hạ tầng 58 97

Nâng cao thu nhập cho người dân 56 93

Cải thiện cuộc sống của người dân bền vững trên tất cả các mặt kinh tế, văn hóa, xã hội, môi trường

45 75

(Nguồn: Kết quả phỏng vấn hộ gia đình năm 2019)

Nhìn vào bảng 4.26 thấy được người dân đã hiểu được mục đích của việc xây dựng mô hình nông thôn mới. 97% các hộ cho rằng mục đích của xây dựng

mô hình nông thôn mới là xây dựng cơ sở hạ tầng, 93% là nâng cao thu nhập cho người dân, 75% là cải thiện cuộc sống của người dân bền vững trên tất cả các mặt kinh tế, văn hóa, xã hội, môi trường.Do làm tốt công tác tuyên truyền, vận động xây dưng mô hình nông thôn mới cũng như những hiệu quả tích cực của mô hình nông thôn mới mang lại.

Bảng 4.25: Những công việc của người dân tham gia vào xây dựng mô hình nông thôn mới tại địa phương

STT Nội dung công việc Số lượng

hộ(n=60)

Tỷ lệ (%)

1 Bầu tiểu ban xây dựng nông thôn mới 56 93.3

2 Đóng góp ý kiến vào bản quy hoạch và bản đề án

xây dựng nông thôn mới 40 66,6

3 Đóng góp ý kiến vào việc lựa chọn nội dung thực hiện 18 30

4 Xây dựng kế hoạch thực hiện 0 0

5 Trực tiếp thi công thực hiện các công trình 58 96,7

6 Tập huấn khuyến nông khuyến lâm 48 28,8

7 Giám sát thi công công trình 2 3,3

8 Đóng góp vào các công trình xây dựng cơ sở hạ tầng

nằm trong nội dung chương trình NTM 60 100

(Nguồn: Kết quả phỏng vấn hộ gia đình năm 2019)

Qua số liệu trên, về công việc mà người dân tham gia vào xây dựng mô hình nông thôn mới ở địa phương thì thấy được người dân tham gia vào các công việc sau: Bầu tiểu ban xây dựng nông thôn mới; đóng góp ý kiến vào bản quy hoạch và bản đề án xây dựng nông thôn mới; đóng góp ý kiến vào việc lựa chọn nội dung thực hiện; trực tiếp thi công thực hiện các công trình; tập huấn khuyến nông khuyến lâm; đóng góp vào các công trình xây dựng cơ sở hạ tầng nằm trong nội dung chương trình NTM; Giám sát thi công công trình. Tuy nhiên tỷ lệ người tham gia vào các công việc là khác nhau: chỉ có3,3% ý kiến cho rằng có tham gia giám sátthi công công trình, 30% ý kiến có đóng góp ý

kiến vào việc lựa chọn nội dung thực hiện. Người dân tham gia đóng góp vào các công trình xây dựng cơ sở hạ tầng nằm trong nội dung chương trình NTM là nhiều nhất (100%).

Khi hỏi về việc tham gia đóng góp vào các công trình xây dựng cơ sở hạ tầng trong nội dung chương trình nông thôn mới bằng các hình thức khác nhau: tiền, công lao động, đất đai… thì 100% các hộ đều tham gia bằng việc đóng góp công lao động. Tuy nhiên, việc huy động nguồn lực cộng đồng cho xây dựng mô hình nông thôn mới cũng gặp khó khăn do trình độ người dân chưa cao.

Bảng 4.26: Ý kiến của người dân về chất lượng điều kiện cơ sở hạ tầng tại địa phương

STT Hạng mục Tốt Khá Trung bình Kém

1 Giao thông 6,67 76,66 10 6,67

2 Thủy lợi 1,67 56,67 31,67 9,99

3 Điện 45 43,33 10 1,67

4 Trường học 3,33 66,67 20 10

5 Nhà văn hóa thôn xã 0 56,67 38,33 5

6 Chợ nông thôn 0 0 0 100

7 Bưu điện 5 76,67 18,33 0

8 Y tế 5 76,67 18,33 0

(Nguồn: Kết quả phỏng vấn hộ gia đình năm 2019)

Khi được hỏi ý kiến về chất lượng cơ sở hạ tầng tại địa phương mình thì có 6,67% người dân cho là tốt,76,66% người dân cho là chất lượng khá, 10% chất lượng trung bình, có 6,67% chất lượng kém. Về thủy lợi có 56,67% đạt mức khá, 31,67% là ở mức trung bình, 9,99% cho là kém, chỉ có 1,67% cho là tốt. Điện chất lượng tốt đạt mức 45% và chất lượng kém là 1,67%, khá chiếm 43,33% còn lại là chất lượng đạt mức trung bình. Về trường học còn có 10% chất lượng kém còn lại đạt mức trung bình trở lên. Về nhà văn hóa có 3,33% đạt mức chất lượng tốt, 66,67% đạt mức chất lượng khá và và 20% chất lượng trung bình còn lại là đạt mức kém. Chợ nông thôn người dân đánh giá chỉ đạt

ở mức kém 100%, vì không có khu chợ tại xã. Về bưu điện có 5% mức tốt, có 76,67% đánh giá chất lượng khá còn lại là chất lượng trung bình. Về y tế thì đánh giá của người dân 5% mức tốt, 76,67% mức khá còn lại là trung bình. Như vậy qua ý kiến của người dân cho thấy hầu hết chất lượng điều kiện cơ sở hạ tầng đã được đầu tư nâng cấp đáp ứng nhu cầu của người dân, tuy nhiên vẫn còn một vài công trình cần được nhà nước cần hỗ trợ đầu tư xây dựng cũng như cải tạo, nâng cấp các công trình cơ sở hạ tầng, đảm bảo điều kiện tốt cho người dân sinh hoạt và phát triển kinh tế.

4.5. Những điểm mạnh, hạn chế yếu kém còn tồn tại và nguyên nhân

4.5.1. Những điểm mạnh của xã

- Người dân có kinh nghiệm, tích cực năng động sáng tạo trong sản xuất - Xã có tổng diện tích lúa nước 79,44ha sản lượng ước tính đạt 45 tạ/1ha. - Xã có vùng trồng ngô 1 vụ khoảng 521,06 ha.

- An ninh chính trị luôn được đảm bảo, ổn định và thuận lợi cho sự phát triển của xã.

- Có nguồn nhân lực dồi dào.

4.5.2. Những hạn chế yếu kém

- Tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm tăng nhưng chưa đều ở mọi lĩnh vực, tỷ trọng nông nghiệp còn cao. Chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi so với yêu cầu còn chậm.

- Việc ứng dụng tiến bộKHCN vào sản xuất còn thấp, năng suất chưa cao. Do phong tục tập quán của người dân ( đa số là dân tộc thiểu số).

- Phát triển nghành nghề tiểu thủ công nghiệp quy mô nhỏ, chưa thu hút vốn đầu tư chiếm tỷ trọng còn thấp trong cơ cấu kinh tế.

- Hoạt động thương mại - dịch vụ tuy có phát triển nhưng mới chỉ đáp ứng được những yêu cầu thiết yếu trong trao đổi mua bán của người dân.

- Giao thông: những năm qua với phương châm nhà nước với nhân dân cùng làm nhiều tuyến đường liên xã, thôn được bê tông hóa. Tuy nhiên cũng

có nhiều tuyến đường cũng cần phải được đầu tư xây dựng và nâng cấp trước đây bắt đầu có hiện tượng xuống cấp.

- Trường học: Những năm qua mặc dù đã được đầu tư xây dựng nhưng vẫn còn những điểm trường, phòng học và các trang thiết bị xuống cấp, chưa đáp ứng yêu cầu dạy và học.

4.5.3. Nguyên nhân hạn chế yếu kém

Dựa trên kết quả điều tra hộ nông dân và phỏng vấn cán bộ xã: tại xã Tung Qua Lìn còn một số khó khăn và hạn chế. Nguyên nhân của những hạn chế như sau:

- Một là: Trong sản xuất nông nghiệp tuy có sự chuyển biến theo hướng sản xuất hàng hóa, nhưng vẫn mang tính chất nhỏ lẽ thiếu bền vững, chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh còn thấp. Ngành nghề, tiểu thủ công nghiệp chiếm tỷ trọng thấp trong cơ cấu kinh tế chưa đáp ứng nhu cầu giải quyết việc làm tại chỗ cho nông dân và người lao động. Lĩnh vực thương mại, dịch vụ chưa được đầu tư để đáp ứng yêu cầu cho sự phát triển.

- Hai là: Xây dựng cơ sở hạ tầng như giao thông thiếu đồng bộ.

- Ba là: Trình độ dân trí còn thấp, công tácđào tạo nghề gắn với giải quyết việc làm còn nhiều bất cập, chất lượng cuộc sống về vật chất, tinh thần của người dân chưa cao. Công tác xóa đói giảm nghèo chưa thật sự bền vững.

- Bốn là: Do ảnh hưởng của thời tiết, giá cả thị trường diễn biến phức tạp, chỉ số giá tiêu dung tăng cao, nhất là hàng hóa sản xuất nông nghiệp, vật tư phân bón, thuốc BVTV, vật liệu xây dựng ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống của người dân.

- Năm là: Sự chỉ đạo của cấp ủy, điều hành của chính quyền trên một số lĩnh vực chưa tập trung, đôi lúc còn lúng túng, bị động chưa tháo gỡ kịp thời. Vai trò tham mưu của các ngành, của cán bộ chuyên môn tuy theo kịp yêu cầu phát triển của xã hội nhưng vẫn còn non trẻ.

4.6. Một số giải pháp nhằm duy trì và phát triển bền vững mô hình nông thôn mới trên địa bàn xã Tung Qua Lìn

Dựa trên kết quả phỏng vấn cán bộ xã, kết quả điều tra khảo sát và nghiên cứu kế hoạch chiến lược phát triển kinh tế xã hội của huyện, xã. Đề tài đưa ra những giải pháp như sau:

4.6.1. Giải pháp về vốn

- Huy động tối đa các nguồn vốn để tiếp tục duy trì mô hình nông thôn mới. Cùng với nguồn vốn hỗ trợ trực tiếp từ ngân sách nhà nước.

- Giải pháp huy động vốn: Huy động các nguồn lực sẵn có trong nhân dân tùy theo khả năng để đóng góp sức người, sức của; phát huy tính sáng tạo và sự tham gia đóng góp của nhân dân và các doanh nghiệp.

4.6.2. Giải pháp về quy hoạch

- Tiếp tục xây dựng nội dung các quy hoạch, phát huy các ý tưởng mới trong quy hoạch, đưa ra các mục tiêu thực hiện qua đó đẩy nhanh thực hiện quy hoạch.

4.6.3. Giải pháp về giao thông, thủy lợi

- Tăng cường đầu tư, nâng cấp các trục đường giao thông và hệ thống thủy lợi cần thiết đáp ứng nhu cầu của người dân.

- Thường xuyên kiểm tra, giám sát, tu sửa, bê tông hóa hệ thống giao thông và hệ thống thủy lợi đã có.

- Tuyên truyền, vận động người dân tham gia bảo vệ các công trình giao thông, thủy lợi. Có biện pháp xử phát đối với hành động, hành vi phá hoại công trình công cộng.

4.6.4. Giải pháp về giảm nghèo

- Tiếp tục hỗ trợ giảm nghèo, hỗ trợ hộ nghèo cải thiện nhà ở, nâng cao thu nhập cho người dân nghèo.

- Quan tâm công tác XĐGN giải quyết việc làm, tạo điều kiện cho người dân vay vồn đầu tư sản xuất, thực hiện tốt công tác ưu đãi người nghèo, giải

quyết tốt các chế độ chính sách đối với người có công và các trường hợp thuộc diện chính sách xã hội.

4.6.5. Giải pháp về phát triển giáo dục đào tạo

- Tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền phổ biến các tiêu chí phổ cập trung học, giao cho trường THCS, Hội khuyến học làm tốt công tác tham mưu, vận động số thanh niên trong độ tuổi tiếp tục tham gia học tập tại các trung tâm giáo dục thường xuyên, các trung tâm dạy nghề.

- Nâng cao tỷ lệ lao động qua đào tạo: Liên kết với một số trường dạy nghề mở lớp dạy nghề tại địa phương các nghề như: Quản lý điện, cơ khí, chăn nuôi, thú y...Thông báo cho các nhà trường tuyển sinh số lao động trẻ để đào tạo nghề nhằm cung cấp lao động có trình độ cho các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh, cụm công nghiệp xã.

- Đẩy mạnh, triển khai và thực hiện tốt công tác giáo dục. Mở các lớp đào tạo nghề cho lao động nông thôn

- Thực hiện chuyển dịch cơ cấu lao động theo hướng tăng dần tỷ trọng lao động trong các lĩnh vực công nghiệp xây dựng và thương mại dịch vụ; giảm dần tỷ trọng lao động trong lĩnh vực nông nghiệp.

- Đồng thời tập trung đào tạo hướng nghiệp để nâng cao trình độ chuyên môn cho lao động, giúp họ có nhiều khả năng tìm kiếm những công việc, việc làm phù hợp và cho thu nhập ổn định.

4.6.6. Giải pháp phát triển kinh tế

- Phát triển các ngành sản xuất nhằm tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân như:

+ Trồng trọt: Tập trung phát triển lâm nghiệp và các cây công nghiệp ngắn ngày. Giảm dần diện tích đất nông nghiệp một cách hợp lý để tăng dần các cụm công nghiệp, thúc đẩy sự chuyển dịch cơ cấu lao động.

+ Chăn nuôi: Giữ ổn định đàn trâu bò, tập trung phát triển đàn lợn và

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu thực trạng và đề xuất giải pháp xây dựng nông thôn mới tại xã tung qua lìn, huyện phong thổ, tỉnh lai châu (Trang 65)