Những hiểu biết về một số bệnh trên thường gặp trên lợn con

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng và phòng, trị bệnh cho lợn nái nuôi con tại trại lợn bùi mạnh cường, xã nghĩa đạo, huyện thuận thành, tỉnh bắc ninh (Trang 32 - 36)

2.2.8.4. Hội chứng tiêu chảy

* Nguyên nhân

- Theo nghiên cứu của Phạm Minh Hằng (2018) [10], lợn không được bổ sung vitamin và premix khoáng đầy đủ nguy cơ xảy ra tiêu chảy cao gấp 2,58 lần so với lợn được bổ sung các chất nói trên.

- Do thời tiết khí hậu: các yếu tố nóng, lạnh, mưa, nắng, hanh, ẩm thay đổi thất thường và điều kiện chăm sóc, nuôi dưỡng ảnh hưởng trực tiếp đến

cơ thể lợn, nhất là cơ thể lợn con chưa phát triển hoàn chỉnh, các phản ứng thích nghi của cơ thể (Đoàn Thị Kim Dung, 2004) [5].

- Lợn con bị nhiễm khuẩn: theo Phạm Sỹ Lăng (2009) [14], bệnh tiêu chảy ở lợn có nguyên nhân do vi khuẩn E. coli, Salmonella,...

Theo Nguyễn Đức Thủy (2015) [22], vi sinh vật bao gồm các loại virut, vi khuẩn và các loại nấm mốc. Hoạt động của hệ sinh thái trong đường ruột luôn được duy trì ở mức cân bằng và ổn định, một khi do một số yếu tố bất lợi làm giảm sức đề kháng của lợn thì vi sinh vật có hại trong đường ruột có cơ hội phát triển mạnh hơn vi sinh vật có lợi, gây mất cân bằng và dẫn đến lợn bị tiêu chảy.

- Do ký sinh trùng ký sinh trong hệ tiêu hoá là một trong những nguyên nhân gây hội chứng tiêu chảy. Ký sinh trùng ngoài việc lấy đi dinh dưỡng của lợn, tiết độc tố đầu độc cho lợn, chúng còn gây tác động cơ giới làm tổn thương niêm mạc đường tiêu hóa và là cơ hội khởi đầu cho quá trình nhiễm trùng. Có nhiều loại ký sinh trùng đường ruột tác động gây ra bệnh tiêu chảy như sán lá ruột lợn, giun đũa lợn... Ngoài tác động cơ giới lên thành ruột thì giun sán còn tiết độc tố có thể gây rối loạn tiêu hóa, làm lợn còi cọc chậm lớn và mở đường cho nhiều loại vi rút, vi khuẩn xâm nhập (Nguyễn Thị Bích Ngà, 2015) [19].

Theo Sa Đình Chiến và cs. (2016) [2], khẳng định rằng vi khuẩn E. coli là nguyên nhân gây bệnh phổ biến và quan trọng nhất của hội chứng tiêu chảy ở lợn. E. coli có sẵn trong đường ruột của lợn, nhưng không phải lúc nào cũng gây bệnh mà chỉ gây bệnh khi sức đề kháng của lợn giảm sút do chăm sóc nuôi dưỡng kém, điều kiện thời tiết thay đổi đột ngột, các bệnh kế phát.

- Do giai đoạn tuổi: theo Trần Đức Hạnh (2013) [9], lợn con ở 1 số tỉnh phía bắc mắc hội chứng tiêu chảy và chết với tỷ lệ trung bình là 31,84% và 5,37%; tỷ lệ mắc hội chứng tiêu chảy và chết giảm dần theo lứa tuổi, cao nhất

ở lợn con giai đoạn từ 21 - 40 ngày (30,97% và 4,93%) và giảm ở giai đoạn 41 - 46 ngày.

* Triệu chứng

- Dấu hiệu lâm sàng: xảy ra ở bất cứ ngày tuổi nào trong suốt giai đoạn bú mẹ nhưng thường được chia làm 2 giai đoạn, trước 5 ngày và khoảng 7 đến 14 ngày.

- Thể cấp tính: dấu hiệu duy nhất là lợn con đang khỏe mạnh chết đột ngột. Mổ khám cho viêm ruột, không tìm được dấu hiệu nào khác bên trong. Triệu chứng lâm sàng ở lợn con bị nhiễm bệnh là:

+ Lợn nằm chồng lên nhau, run rẩy ở một góc chuồng. + Vùng da xung quanh hậu môn và đuôi ướt.

+ Phân nước, màu kem, màu vàng. Trong nhiều trường hợp, phân có mùi tanh, khó ngửi. Phân lợn tiêu chảy thường dính trên da của những con lợn khác, màu cam hoặc trắng.

+ Lợn con tiêu chảy mất nước, mắt lõm, da nhăn, lông xù xì.

- Thể á cấp tính: triệu chứng tương tự thể cấp tính nhưng ít nghiêm trọng hơn, kéo dài hơn nhưng tử số ít hơn. Loại tiêu chảy này thường được nhìn thấy ở giai đoạn 7 - 14 ngày, biểu hiện phân từ lỏng như nước đến sáp như kem, thường có màu vàng hoặc trắng.

2.2.8.5. Hội chứng tiêu chảy cấp

* Nguyên nhân

-Theo Nguyễn Trung Tiến và cs. (2015) [24], dịch tiêu chảy cấp tính trên lợn (Porcine Epldemic Diarrhea - PED) là một bệnh truyền nhiễm cấp tính nguy hiểm do một loại vi rút thuộc họ Coronaviridae gây ra. Dịch PED xảy ra quanh năm nhưng thường phổ biến hơn vào mùa đông và trên 90% ca bệnh xảy ra ở lợn con dưới 7 ngày tuổi.

* Triệu chứng

-Phân vàng lỏng, có mùi tanh, bú ít lại.

-Nôn mửa ra sữa, lợn mất nước, lợn gầy gò, ốm yếu. -Dáng đi siêu vẹo, lông bết.

- Nằm lên bụng mẹ hoặc nằm chồng đống lên nhau cho ấm.

2.2.8.6. Hội chứng hô hấp

- Có tên gọi khác là bệnh suyễn hoặc viêm phổi địa phương.

* Nguyên nhân

- Do Mycoplasma là tác nhân chính kết hợp với hệ vi khuẩn như: Pasteurella multocida, Bordet, Chlamydia, Streptococcus, Staphylococcus…

- Lợn mẹ bị bệnh có thể truyền cho con trong thời gian mang thai.

- Do môi trường và chăm sóc quản lý: bệnh hô hấp liên quan mật thiết với tiểu khí hậu trong chuồng nuôi.

* Triệu chứng

- Sốt nhẹ 40,4 - 41oC, bắt đầu từ triệu chứng hắt hơi chảy nước mũi, sau đó chuyển thành dịch nhầy. Lúc đầu ho khan từng tiếng, ho chủ yếu về đêm, sau đó chuyển thành cơn, ho ướt nghe rõ nhất là vào sáng sớm đặc biệt là các buổi khi trời se lạnh, gió lùa đột ngột, nước mũi nước mắt chảy ra nhiều.

- Lợn thở thể bụng, nhiều con thở ngồi như chó thở. Rõ nhất là sau khi bị xua đuổi, có những con mệt quá nằm lỳ ra mà không có phản xạ sợ sệt, vẻ mặt rầu rĩ, mí mắt sụp, tai không ve vẩy. Xương sườn và cơ bụng nhô lên, hạ xuống theo nhịp thở gấp.

2.2.8.7. Bệnh viêm khớp

* Nguyên nhân

- Do vi khuẩn Streptococcus suis gây viêm khớp ở mọi lứa tuổi lợn, bệnh thường gây ra trên lợn con 1 - 6 tuần tuổi. Vi khuẩn xâm nhập qua đường miệng, cuống rốn, vết thương khi cắt đuôi, bấm nanh, các vết thương trên da, đầu gối khi chà sát trên nền chuồng, qua vết thiến.

* Triệu chứng

- Lợn con đi khập khiễng từ 3 - 4 ngày tuổi, khớp chân sưng lên vào ngày 7 - 15 sau khi sinh nhưng tử vong thường xảy ra lúc 2 - 5 tuần tuổi. Thường thấy viêm khớp cổ chân, khớp háng và khớp bàn chân. Lợn ăn ít, hơi sốt, chân lợn có hiện tượng què, đi đứng khó khăn, chỗ khớp viêm tấy đỏ, sưng, sờ nắn vào có phản xạ đau (Nguyễn Ánh Tuyết, 2015) [33].

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng và phòng, trị bệnh cho lợn nái nuôi con tại trại lợn bùi mạnh cường, xã nghĩa đạo, huyện thuận thành, tỉnh bắc ninh (Trang 32 - 36)