Tình hình mắc bệnh của lợn nái và lợn con tại trại

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng và phòng, trị bệnh cho lợn nái nuôi con tại trại lợn bùi mạnh cường, xã nghĩa đạo, huyện thuận thành, tỉnh bắc ninh (Trang 52 - 55)

Để xác định được tình hình mắc bệnh trên đàn lợn nái sinh sản tại trại. Bằng kiến thức đã học, cùng với sự hướng dẫn của cán bộ kỹ thuật và quản lý trại hàng ngày em tiến hành theo dõi, quan sát về những biểu hiện của đàn lợn rồi tiến hành chẩn đoán và điều trị một số bệnh xảy ra tại trại sau:

* Bệnh bại liệt

- Triệu chứng:

+ Xuất hiện sau đẻ 2 - 3 ngày, lúc đầu con vật đi lại khó, đi không vững, hay nằm, hai chân sau yếu hơn và mỗi lần đứng lên đều ghì vào thành.

+ Con vật mệt mỏi, kém ăn hoặc bỏ ăn.

- Chẩn đoán: lợn nái bị bại liệt sau đẻ. - Điều trị:

+ Hằng ngày trở mình cho con vật tránh bầm huyết, hoại tử da tránh kế phát tới viêm phổi và chướng bụng đầy hơi.

+ Tách con con ra trước mới điều trị và dùng phác đồ như sau

 Calcium - F: 1 ml/10 kg TT , 1 lần/ngày.

 Vitamin ADE: 0,1 ml/10 kg TT, 1 lần/ngày.

 Strychnin: 0,1 ml/10 kg TT, 1 lần/ngày.

Điều trị liên tục từ 3 - 5 ngày.

* Bệnh viêm tử cung

Dùng nhiệt kế thủy ngân để đo ở trực tràng lợn nái ngày 2 lần. Đo trong 3 phút (sáng 7 - 9 giờ, chiều 16 - 18 giờ).

- Triệu chứng:

+ Sốt nhẹ (40 - 41oC), giảm ăn hay bỏ ăn.

+ Dịch nhầy chảy ra từ âm hộ, lúc đầu màu trắng loãng đục hoặc phớt vàng.

- Chẩn đoán: lợn nái bị viêm tử cung. - Điều trị:

+ Dufamox: 1 ml/10 kg TT, 1 lần/ngày. + Oxytoxin: 0,1 ml/10 kg TT, 1 lần/ngày. + Analgin: 1 ml/10 kg TT, 1 lần/ngày. Điều trị 3 ngày liên tục.

* Bệnh viêm khớp

- Triệu chứng:

+ Lợn đi khập khiễng, khớp chân sưng lên, viêm tấy đỏ ở cổ chân, khớp bàn chân, sờ nắn vào có phản xạ đau.

+ Lợn ăn ít, hơi sốt (40 - 40,5oC). - Chẩn đoán: lợn bị viêm khớp. - Điều trị: + Dufamox: 1 ml/10 kg TT, 1 lần/ngày. + Catosal: 1 ml/10 kg TT, 1 lần/ngày. + Shotapen: 1ml/ 10 kg TT, 1 lần/ngày. Điều trị liên tục 3 - 4 ngày.

* Hội chứng tiêu chảy

- Triệu chứng:

+ Phân lỏng, có màu trắng hoặc vàng nhớt, phân dính đít. + Lợn gầy, ốm yếu.

- Điều trị:

+ Dufamox: 1 ml/10 kg TT, 1 lần/ngày. + Atropin: 1 ml/10 kg TT, 1 lần/ngày. + Uống men han - goodway.

Điều trị liên tục 3 - 5 ngày.

* Hội chứng hô hấp

- Triệu chứng:

+ Lợn bỏ ăn, gầy còm, lông xù.

+ Thở thể bụng, có khi ngồi thở, bụng hóp lại, da trắng nhợt.

+ Lợn bị bệnh không tranh vú với các con khác nên ngày càng gầy yếu.

- Chẩn đoán: lợn con mắc bệnh về đường hô hấp. - Điều trị:

+ Florject: 0,3 ml/10 kg TT, 1 lần/ngày. + Han - tophan: 1 ml/10 kg TT, 1 lần/ngày. Điều trị liên tục 1 - 3 ngày.

Trong thời gian thực tập tại trại qua quá trình theo dõi lợn nái và lợn con tại trại, các bệnh hay xảy ra trên đàn lợn trình bảy ở bảng 4.7.

Bảng 4.6. Tình hình mắc bệnh của lợn nái và lợn con tại trại từ 24/07/2020 - 31/12/2020 Chỉ tiêu Loại lợn, tên bệnh Số lợn theo dõi (con) Số lợn mắc bệnh (con) Tỷ lệ mắc bệnh (%) Lợn nái

Bại liệt sau đẻ

47

2 4,25

Viêm tử cung 4 8,51

Viêm khớp 3 6,38

Lợn con

Hội chứng tiêu chảy

578

69 11,94

Viêm khớp 15 2,59

Kết quả bảng 4.7 cho thấy, tỷ lệ lợn nái mắc bệnh viêm tử cung là cao nhất chiếm 8,51%; bệnh viêm khớp chiếm tỷ lệ 6,38% bệnh bại liệt sau đẻ chiếm tỷ lệ 4,25% và. Trong 578 con lợn con có 69 lợn con mắc hội chứng tiêu chảy chiếm tỷ lệ 11,94%; có 32 lợn con mắc hội chứng hô hấp chiếm tỷ lệ 5,54%; có 15 lợn con mắc bệnh viêm khớp chiếm tỷ lệ 2,59%. Tỷ lệ lợn con tiêu chảy mắc bệnh nhiều như vậy bởi vì thời tiết thay đổi thất thường. Áp lực dịch bệnh vào khoảng thời gian đấy lớn nên thường xuyên phun sát trùng, làm vôi khiến độ ẩm càng cao.

Như vậy, để giảm thiểu tỷ lệ mắc các bệnh trên lợn cần nâng cao sức đề kháng, điều chỉnh thức ăn thích hợp, chuồng nuôi phải khô - thoáng - sạch - ấm, nước uống sạch và đủ. Ở lợn con, khi sinh ra cho bú sữa đầu ngay và nhiều nhất có thể, luôn giữ ấm cơ thể, tránh để nền ướt và không để bị gió lùa. Từ đó em thấy rằng, trong chăn nuôi việc chăm sóc, nuôi dưỡng và phòng trị bệnh cho lợn nái vô cùng quan trọng vì khi lợn nái nhiễm bệnh không những ảnh hưởng trực tiếp đến con nái bị bệnh, mà còn ảnh hưởng đến chất lượng đàn lợn con.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng và phòng, trị bệnh cho lợn nái nuôi con tại trại lợn bùi mạnh cường, xã nghĩa đạo, huyện thuận thành, tỉnh bắc ninh (Trang 52 - 55)