Biện pháp vệ sinh phòng bệnh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng và phòng, trị bệnh cho lợn con giai đoạn từ sơ sinh đến 21 ngày tuổi tại trang trại nguyễn văn khanh, huyện thanh hà, tỉnh hải dương (Trang 49 - 51)

Trước khi lợn con được sinh ra, các ô chuồng và các vận dụng xung quanh, đều được cọ rửa sạch sẽ, tiếp đó là phun thuốc khử trùng tiêu độc và để trống chuồng từ ngày 4 - 5 ngày, sau đó mới chuyển nái lên để chờ đẻ. Trong thời gian lợn nái chờ đẻ hàng ngày phân được hót sạch để đảm bảo lúc lợn con sinh ra các ô chuồng đều đảm bảo vệ sinh sạch sẽ.

Mỗi cửa chuồng đều có hố sát trùng, trước khi vào chuồng đều phải dẫm qua hố sát trùng (tỷ lệ nước sát trùng trong hố 1:200). Hố sát trùng được thay vào đầu mỗi buổi sáng khi công nhân và kĩ sư vào chuồng đều phải đi qua hố sát trùng. Hàng ngày phun sát trùng toàn chuồng đặc biệt là những chuồng lợn đang đẻ sẽ được phun rất cẩn thận.

Đường tra thức ăn, đường lấy phân lúc nào cũng được giữ khô ráo và sạch sẽ. Phân được tập trung đưa ra kho hàng ngày không để tồn đọng ở trong chuồng.

Mỗi người làm trong chuồng đều quan sát và để ý rất kĩ, những thảm lót của lợn con bị bẩn đều được thay bằng thảm mới, vì những thảm ướt, bẩn sẽ dễ làm mầm bệnh phát triển.

Trong thời gian thời tiết lạnh, nhiệt độ thấp, những ô có lợn con bị tiêu chảy đều được lau sạch bằng nước sát trùng. Lợn con bị tiêu chảy được tắm bằng nước ấm pha nước sát trùng (tỉ lệ 1:3200), sau đó được thả vào quây úm

và rắc bột mistral để lợn con nhanh khô và cơ thể nhanh ấm. Còn khi thời tiết nóng hệ thống dàn mát ở đầu chuồng và quạt gió ở cuối chuồng được hoạt động cố định. Vào mùa đông các dàn mát ở đầu chuồng ngưng hoạt động và trở thành bức tường che chắn đồng thời các các bóng đèn sưởi trong các ổ úm được bật lên đảm bảo cho nhiệt độ ở trong chuồng đủ ấm.

Qua đó ta thấy việc vệ sinh phòng bệnh, nhằm nâng cao sức đề kháng cho đàn lợn là vấn đề được đặc biệt quan tâm. Cùng với việc vệ sinh thức ăn, nước uống, vật nuôi, dụng cụ chăn nuôi, sinh sản... thì việc vệ sinh chuồng trại, cải tạo tiểu khí hậu chuồng nuôi luôn được cán bộ thú y và đội ngũ công nhân thực hiện chặt chẽ. Kết quả thực hiện vệ sinh, phòng bệnh tại trại được trình bày ở bảng 4.6:

Bảng 4.6: Kết quả vệ sinh, phòng bệnh tại cơ sở

Công việc Kế hoạch đặt ra (lần) Số lượng công việc đạt được (lần) Tỷ lệ hoàn thành (%)

Vệ sinh chuồng trại hàng ngày 122 109 89,34

Phun sát trùng 64 52 82,25

Quét và rắc vôi 120 98 81,67

Nhìn vào bảng 4.6 ta có thể thấy việc vệ sinh, sát trùng hàng ngày luôn được trại quan tâm và làm thường xuyên hàng ngày. Theo quy định của trại việc vệ sinh chuồng và rắc vôi đường đi sẽ được thực hiện ít nhất 1 lần/ngày, và trong thời gian 4 tháng thực tập tại trại em đã thực hiện được 109 lần vệ sinh chuồng (đạt tỷ lệ 89,34%) và 98 lần rắc vôi bột đường đi (đạt tỷ lệ 81,67%) so với kế hoạch của trại đề ra. Phun sát trùng xung quanh chuồng trại được tiến hành định kỳ 4 lần/tuần. Nếu trại có tình hình dịch bệnh thì sẽ được

tăng cường việc phun sát trùng hàng ngày. Qua đó, em đã biết được cách thực hiện việc vệ sinh, sát trùng trong chăn nuôi như thế nào cho hợp lý nhằm hạn chế được dịch bệnh cũng như nâng cao sức đề kháng cho vật nuôi

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng và phòng, trị bệnh cho lợn con giai đoạn từ sơ sinh đến 21 ngày tuổi tại trang trại nguyễn văn khanh, huyện thanh hà, tỉnh hải dương (Trang 49 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(64 trang)