Tổng quan về các kiểu tuabin gió

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thiết kế, chế tạo hệ thống điện năng lượng mặt trời kết hợp năng lượng gió phù hợp với qui mô hộ gia đình (Trang 30 - 31)

3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn

1.2.4. Tổng quan về các kiểu tuabin gió

Có nhiều kiểu thiết kế khác nhau cho tua bin gió, và được phân ra làm hai loại cơ bản chính: Tua bin gió trục ngang (HAWT) và tua bin gió trục đứng (VAWT). Các cánh quạt gió thường có các dạng hình dáng: cánh buồm, mái chèo, hình chén đều được dùng để bắt NL gió để tạo ra mô men quay trục tua bin như hình 1.16.

Tua bin gió trục ngang có rô to kiểu chong chóng với trục chính nằm ngang. Số lượng cánh quạt có thể thay đổi, tuy nhiên thực tế cho thấy loại 3 cánh là có hiệu suất cao nhất. HAWT có các thành phần cấu tạo nằm thẳng hàng với hướng gió, cánh quạt quay được truyền động thông qua bộ nhông và trục. Loại tua bin trục ngang không bị ảnh hưởng bởi sự xáo trộn luồng khí (khí động học), nhưng yêu cầu phải có một hệ thống điều chỉnh hướng gió bằng cơ khí để đảm bảo các cánh quạt luôn luôn hướng thẳng góc với chiều gió.

Tua bin gió trục đứng có cánh nằm dọc theo trục chính đứng. Loại này không cần phải điều chỉnh cánh quạt theo hướng gió và có thể hoạt động ở bất kỳ hướng gió nào. Việc duy tu bảo quản và duy trì vận hành rất dễ dàng vì các bộ phận chính như

máy phát, hệ thống truyền động đều được đặt ngay trên mặt đất. Tuy nhiên, nó cần có không gian rộng hơn cho các dây chằng chống đỡ hệ thống.

Hình 1.16. Cấu tạo tua bin gió trục đứng và trục ngang

1. Chiều gió đến của HAWT 2. Đường kính rô to 3. Chiều cao của Hub 4. Cánh rô to

5. Hộp số 6. Máy phát

7. Vỏ 8. Tháp HAWT

9. Chiều gió phía sau rô to 10. Chiều cao rô to

11. Tháp VAWT 12. Độ cao kính xích đạo

13. Cánh rô to với góc bước cố định 14. Nền rô to

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thiết kế, chế tạo hệ thống điện năng lượng mặt trời kết hợp năng lượng gió phù hợp với qui mô hộ gia đình (Trang 30 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)