Tổng hợp một số kết quả nghiên cứu về hệ thống điện NLMT kết hợp NL gió

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thiết kế, chế tạo hệ thống điện năng lượng mặt trời kết hợp năng lượng gió phù hợp với qui mô hộ gia đình (Trang 34 - 37)

3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn

1.3.3. Tổng hợp một số kết quả nghiên cứu về hệ thống điện NLMT kết hợp NL gió

trên thế giới và trong nước từ trước đến nay.

1.3.3.1. Một số nghiên cứu ở nước ngoài

1.3.3.2. Một số nghiên cứu trong nước

- Dự án phát điện kết hợp NLMT, sức gió tại ga Nha Trang: là dự án thử

nghiệm thuộc Chương trình mục tiêu Quốc gia ứng phó với biến đổi khí hậu. Hệ thống bao gồm: 20 tấm PMT, tổng công suất 5.000W với tổng diện tích lắp đặt gần 40m2, tổng công suất của hệ thống gió đạt ≈ 4,38kW, hệ thống ắc quy gồm 20 bình (Hình 1.22).

Hình 1.22. Hệ thống điện kết hợp NLMT và gió tại ga Nha Trang

- Khu công nghệ cao quận 9,thành phố Hồ Chí Minh: Đây là hệ thống kết hợp

NL gió và mặt trời đầu tiên của tập đoàn Intel tại châu Á. Sử dụng tua bin gió trục ngang, chiều cao 15m, cung cấp NL cho bóng đèn LED. Ngoài ra, tại đây còn có các loại xe chạy bằng NLMT trong nội bộ khu công nghiệp.

- Công viên Thanh Niên trên đường Trần Phú, Nha Trang năm 2013: Hệ thống

gồm 8 trụ đèn sử dụng cánh quạt với 3 cánh quạt có chiều dài mỗi cánh là 0,5m ngay công viên có chiều cao 10m, 12 trụ đèn sử dụng PMT có chiều cao 5m lắp đặt dọc theo sân bóng đá Thanh Niên. Hệ thống đèn sẽ tự động bật sáng khi trời tối.

- Hệ thống chiếu sáng công cộng tại phường Trảng Dài, thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai: Hệ thống gồm các trụ đèn sử dụng tua bin gió trục đứng kết hợp với

Hình 1.23. Hệ thống chiếu sáng tại phường Trảng Dài

1.4. Nhận xét và đề nghị hướng nghiên cứu

Qua phân tích, đánh giá các kết quả nghiên cứu nêu trên có thể thấy rằng tại các nước trên thế giới đã có những nghiên cứu, chế tạo những hệ thống điện NLMT kết hợp NL gió. Tuy nhiên, nếu nhập khẩu những hệ thống điện này về áp dụng thì giá thành thiết bị khá đắt, hiệu quả kinh tế không cao và có thể không phù hợp với điều kiện thời tiết ở Quảng Ngãi.

Ở nước ta, đã có một số công trình nghiên cứu thiết kế, chế tạo hệ thống điện NLMT kết hợp NL gió, nhưng chủ yếu dưới hình thức nghiên cứu lý thuyết và thử nghiệm, chưa được triển khai nhân rộng trong sản xuất do giá thành còn cao, làm việc không ổn định, chưa hiệu quả về kinh tế. Mặt khác, ở vùng xa, vùng cô lập hay kể cả các hộ gia đình vùng đồng bằng của Quảng Ngãi cũng rất cần có hệ thống điện này để cung cấp điện cho một số phụ tải sinh hoạt, sản xuất để chủ động trong sử dụng điện năng.

Từ những thực tế đã nêu trên, tôi đề xuất hướng nghiên cứu phù hợp với các mục tiêu như sau:

- Khảo sát, đánh giá tình hình sử dụng NLTT đặc biệt là NL gió và NLMT tại Việt Nam nói chung và Quảng Ngãi nói riêng.

- Tính toán, thiết kế hệ thống điện NLMT kết hợp NL gió với công suất 400W. - Tính toán, lựa chọn, thiết kế và chế tạo cánh tua bin gió trục đứng.

- Tính toán, thiết kế bộ điều khiển dàn pin mặt trời (PMT) theo hướng nắng (theo dõi điểm làm việc cực đại của pin NLMT).

- Chế tạo hệ thống điện NLMT kết hợp NL gió công suất 400W có khả năng làm việc ổn định.

CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thiết kế, chế tạo hệ thống điện năng lượng mặt trời kết hợp năng lượng gió phù hợp với qui mô hộ gia đình (Trang 34 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)