Ngoài việc chăm sóc, nuôi dưỡng, phòng trị bệnh cho lợn và tiến hành chuyên đề khoa học, tôi còn tham gia một số công việc sau:
- Đỡ đẻ cho lợn nái.
- Làm công tác ngoại khoa trên lợn con 1 ngày tuổi: mài nanh, cắt đuôi, bấm số tai, thiến lợn đực.
- Mổ hecni cho lợn con từ 7 đến 14 ngày tuổi. - Truyền dịch cho lợn nái mới đẻ, sốt, bỏ ăn. - Xử lý lợn lòi dom.
- Loại thải lợn nái.
Bảng 4.11. Kết quả thực hiện các công việc khác
STT Nội dung công việc Số lượng (con) Kết quả (an toàn/khỏi) Số lượng (con) Tỷ lệ (%) 1. Đỡ đẻ cho lợn 364 359 98,79
2. Mài nanh, cắt đuôi, bấm số tai 4335 4335 100
3. Thiến lợn đực 2117 2114 99,85
4. Xử lý lợn lòi dom 15 15 100
5. Truyền dịch cho lợn nái 160 160 100
6. Mổ héc ni 17 16 94,12
8. Thụ tinh nhân tạo cho lợn 565 560 99,11
Kết quả của bảng 4.11. cho thấy quá trình thực hiện các công việc khác ở tại farm của bản thân em. Luôn cố gắng hoàn thành tốt công việc được giao, để học hỏi kinh nghiệm nâng cao tay nghề. Thực hành các kiến thức đã được học trên giảng đường dưới sự chỉ dẫn và giám sát của các anh chị quản lý farm.
Phần 5
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 5.1. Kết luận
Qua theo dõi tình hình mắc hội chứng M.M.A ở đàn lợn nái ngoại ở trại S2 công ty MNS Farm Nghệ An, em sơ bộ kết luận như sau:
1- Tỷ lệ lợn nái mắc hội chứng M.M.A tại trại là 14,13%.
2- Tỷ lệ mắc hội chứng M.M.A ở lợn nái nhiều nhất ở tháng 8 (24,13%), tháng 9 (18,97%) và ít hơn ở các tháng khác.
3- Hội chứng M.M.A xảy ra nhiều nhất ở nái đẻ từ lứa 5 đến lứa 6 (17,34%) , lứa 1 đến lứa 2 (13,33%) và thấp nhất ở lứa 3 đến lứa 4 (11,49%).
4- Tỷ lệ mắc hội chứng M.M.A ở những lợn nái đẻ có sự can thiệp cao hơn nhiều so với những lợn nái đẻ tự nhiên (41,55% so với 4,22%).
5- Giữa hội chứng viêm tử cung, viêm vú, mất sữa ở lợn mẹ và hội chứng tiêu chảy ở lợn con có mối tương quan thuận với nhau. Đàn lợn con sinh ra từ những nái mẹ mắc hội chứng M.M.A bị mắc hội chứng tiêu chảy với tỷ lệ khá cao 60,28%. Nếu kết hợp điều trị nái mẹ và lợn con thì hiệu quả điều trị cao và rút ngắn thời gian điều trị.
6- Kết quả điều trị hội chứng M.M.A cao với tỷ lệ khỏi bệnh là 97,56%.
5.2. Đề nghị
Trong thời gian thực tập tại trại, em thấy có một số tồn tại cần phải khắc phục, vì vậy em có một số ý kiến đề xuất như sau:
- Cán bộ kỹ thuật trong trại cần hướng dẫn chu đáo hơn cho công nhân cách phát hiện lợn ốm kịp thời.
- Công tác tiêm phòng và vệ sinh phòng bệnh cần thực hiện tốt hơn nữa. - Nhà trường và khoa tiếp tục cử sinh viên xuống các trang trại thực tâp tốt nghiệp để nâng cao kỹ năng nghề cho sinh viên.
- Tiếp tục theo dõi hội chứng M.M.A ở lợn nái với số lượng nhiều hơn, phạm vi rộng hơn và phân tích các chỉ tiêu ảnh hưởng tới bệnh để có các biện pháp phòng và trị bệnh hiệu quả.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
I. Tài liệu tiếng Việt
1.Nguyễn Xuân Bình (2002), Phòng trị bệnh heo nái - heo con - heo thịt, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.
2.Lê Xuân Cường (1986), Năng suất sinh sản của lợn nái, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.
3.Nguyễn Thị Dân (2004), Sinh sản heo nái và sinh lý heo con. Nxb Nông Nghiệp TPHCM.
4.Phạm Hữu Doanh, Lưu Kỷ (2003), Kỹ thuật nuôi lợn nái mắn đẻ sai con, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.
5.Trần Tiến Dũng, Dương Đình Long, Nguyễn Văn Thanh (2002), Giáo trình
sinh sản gia súc, Nxb Nông Nghiệp.
6.Đào Trọng Đạt, Phan Thanh Phượng, Lê Ngọc Mỹ, Huỳnh Văn Kháng (2000), Bệnh ở lợn nái và lợn con, Nxb Nông Nghiệp.
7.Nguyễn Mạnh Hà, Trần Huê Viên, Phan Văn Kiểm (2003), Giáo trình truyền
giống nhân tạo, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.
8.Trương Lăng (2000), Hướng dẫn điều trị các bệnh lợn, Nxb Đà Nẵng. 9.Lê Văn Năm, Trần Văn Bình và Nguyễn Thị Hương (1997), Kinh nghiệm
phòng và trị bệnh cho lợn cao sản, Nxb Nông Nghiệp.
10.Nguyễn Hữu Ninh, Bạch Đăng Phong (2000), Bệnh sinh sản gia súc, Nxb Nông Nghiệp.
11.Nguyễn Như Pho (2002), “Ảnh hưởng của một số yếu tố kỹ thuật chăn nuôi
đến hội chứng MMA và khả năng sinh sản heo nái”. Luận án tiến sỹ Nông
Nghiệp, trường Đại học Nông Lâm Tp Hồ Chí Minh.
12.Nguyễn Văn Thanh (2013), Nghiên cứu một số chỉ tiêu và bệnh đường
13.Nguyễn Văn Thanh, Nguyễn Thị Thương, Giang Hoàng Hà (2015), Bệnh
thường gặp ở lợn nái sinh sản và chăn nuôi theo mô hình gia trại, Nxb
Nông Nghiệp, Hà Nội.
14.Trịnh Đình Thâu, Nguyễn Văn Thanh (2015), Tình hình bệnh viêm tử cun
trên đàn lợn nái ngoại và các biện pháp phòng trị, Nxb Nông Nghiệp.
15.Nguyễn Thiện, Nguyễn Tấn Anh (1993), Thụ tinh nhân tạo cho lợn ở Việt
Nam, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.
16.Đặng Đình Tín (1985), Sản khoa và bệnh sản khoa thú y, Trường ĐH Nông nghiệp I, Hà Nội.
II. Tài liệu tiếng Anh
17.Bilkei, G. Horn, A (1991), “Observations on the therapy of M.M.A complex in swine”, Berliner und munchener rieraztliche-wochenaschrift, 104 (12), pp.421 - 423.
18.Bilkei, G. Boleskei, A.(1993), “The effects of feeding regimes in the last month of gestation on the body condition and reproductive performance of sow of different body condition and parity”, Tieraztliche Umschau, 48(10), pp. 629 - 635.
19.F.Madec, C.Neva (1995). “Inflammation of the uterus and reproductive function of the sow”.
20.Macs và cs (2017), Reproductive diseases in livestocks, Egyptian International
Center For Agriculture, Course on Animal Production and Health.
21. Paul Hughes, James Tilton (1996), Maximising pig production and reproduction,
Campus, Hue Universiti of Agriculture and Forestry, pp. 23 - 27.
III. Tài liệu Internet
22.https://vi.wikipedia.org 23.https:doan.edu.vn
24. Nguyễn Văn Điền (2015), Kinh nghiệm xử lí bệnh viêm tử cung ở lợn
MỘT SỐ HÌNH ẢNH CỦA CHUYÊN ĐỀ
Hình 1: Lợn bị viêm tử cung Hình 2: Thụt rửa lợn viêm tử cung
Hình 3: Lợn con bị tiêu chảy Hình 4: Tiêm điều trị lợn mắc bệnh
Hình 5: Previron Hình 6: Stepen LA