Hình thức đẻ của lợn nái cũng là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến tỷ lệ mắc hội chứng M.M.A. Để đánh giá mức độ ảnh hưởng của yếu tố này đến khả năng mắc bệnh, em đã tiến hành theo dõi 290 lợn nái trong quá trình đẻ.
Kết quả theo dõi được thể hiện ở bảng 4.7.
Bảng 4.7. Tỷ lệ nái mắc hội chứng M.M.A theo hình thức đẻ Hình thức đẻ Số nái theo dõi
(con) Số nái mắc (con) Tỷ lệ mắc (%) Đẻ tự nhiên 213 9 4,22 Đẻ có sự can thiệp 77 32 41,55 Tính chung 290 41 14,13
Kết quả ở bảng 4.7. cho thấy:
Hội chứng M.M.A xảy ra ở cả lợn nái đẻ tự nhiên và đẻ có sự can thiệp. Tuy nhiên tỷ lệ mắc hội chứng M.M.A khi đẻ tự nhiên chiếm tỷ lệ thấp (4,22%),
Nguyên nhân dẫn đến sự khác nhau này là do: lợn nái của trại đều là lợn ngoại nên đẻ con khá to. Những nái đẻ lứa 1 thường phải can thiệp khi đẻ. Bên cạnh đó những nái đã đẻ nhiều lứa có sức khỏe và thể trạng kém, việc sinh đẻ gặp khó khăn, lợn rặn đẻ khó, thời gian đẻ kéo dài. Tất cả những nguyên nhân trên đều dẫn đến hiện tượng khó đẻ, thường phải can thiệp bằng tay hoặc dụng cụ sản khoa nên dễ làm tổn thương niêm mạc đường sinh dục, gây viêm đường sinh dục.
Ngoài ra, một số nái đẻ theo hình thức đẻ tự nhiên vẫn có thể mắc bệnh viêm đường sinh dục vì trong quá trình mang thai và sinh đẻ, những nái này có sức đề kháng suy giảm nên vi khuẩn có sẵn trong cơ thể gặp điều kiện thuận lợi phát triển và gây bệnh.
Như vậy, việc đỡ đẻ không hợp lý, chưa đúng kỹ thuật, vội vàng can thiệp làm cho lợn đẻ bình thường trở nên khó khăn hơn, làm tổn thương hoặc rách cơ quan sinh dục và đồng thời gây viêm nhiễm cơ quan sinh dục. Điều này khẳng định dùng tay móc thai đang là một trong những nguyên nhân chính gây ra viêm tử cung. Theo Đào Trọng Đạt và cs. (2000) [6] cho rằng phương pháp đỡ đẻ không đúng kỹ thuật là nguyên nhân chính gây viêm tử cung. Đặc biệt các trường hợp đẻ khó phải can thiệp bằng tay và dụng cụ.