* Vị trí địa lý
Phường Yên Thịnh có tổng diện tích tự nhiên là 4,07 ha, có vị trí giáp ranh các xã phường như sau:
- Phía Đông Bắc giáp TT Yên Bình - Phía Tây Nam giáp phường Đồng Tâm - Phía Nam giáp xã Tân Thịnh.
- Phía Tây Bắc giáp xã Minh Bảo
*Địa hình, địa mạo
Với địa hình phường đất đồi rừng chiếm diện tích chủ yếu, do vậy thích hợp với trồng rừng sản xuất kết hợp bảo vệ môi trường, song lại rất khó khăn cho việc sử dụng đất cho xây dựng các cơ sở hạ tầng kỹ thuật của thành phố do phải chi phí rất lớn cho san tạo mặt bằng, vì vậy các khu dân cư, các cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội, kỹ thuật của thành phố chủ yếu được bố trí tập trung dọc theo các tuyến đường, được quy hoạch, thiết kế tương đối phù hợp với địa hình tự nhiên
Vị trí của phường Yên Thịnh gần trung tâm TP nên thuận tiện cho việc giao lưu, phát triển kinh tế, văn hóa đời sống với các xã phường và các vùng lân cận.
* Khí hậu
- Phường Yên Thịnh nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa cùng với điều kiện địa lý tự nhiên
- Khí hậu của phường mang tính chất tiểu vùng khí hậu nóng ẩm, mưa nhiều.
- Nhiệt độ trung bình trong năm: 22,980C, nhiệt độ cao tương đối là 39,40C nhiệt độ thấp nhất là 4,30C. Do điều kiện khí hậu trái đất có xu thế ngày càng nóng lên, bởi vậy một vài năm gần đây nhiệt độ trung bình trong năm là 23,40C, nhiệt độ thấp nhất trong năm 10,50C nhiệt độ cao nhất trong năm 39,80C.
- Lượng mưa: Lượng mưa trung bình cả năm đạt 2339,5mm, năm có lượng mưa cao nhất 3256mm, năm thấp nhất 1284mm.
- Độ ẩm không khí bình quân cả năm từ 85-87%, độ ẩm cao nhất trong năm là 94% (tháng 3), thấp nhất là 80%.
* Hệ thống thủy văn:
Là địa phương có lượng mưa lớn, cung cấp lượng nước lớn cho các suối, hồ.
Hệ thống các hồ tự nhiên, hồ nhân tạo, các hồ thuỷ lợi, ao nuôi thuỷ sản ở thành phố khá đa dạng và phong phú, hệ thống các suối và ao hồ góp phần cải tạo vi khí hậu, tạo cảnh quan môi trường sinh thái, vừa giữ chức năng thoát nước mặt và nước thải, đồng thời giữ vai trò điều hoà, phục vụ cho phân lũ trong mùa mưa. Nhưng do đặc điểm của địa hình, sự thay đổi bất lợi của thời tiết, hậu quả của nạn phá rừng từ nhiều năm trước và quá trình đô thị hoá đã làm thay đổi lượng nước mặt giữa hai mùa, mùa mưa và mùa khô. Mùa khô mực nước ở các sông suối đều ở mức thấp nhất, dòng chảy của nhiều khe suối bị cạn kiệt gây ra tình trạng thiếu nước cho sản xuất và sinh hoạt của nhân dân. Trong mùa mưa, lưu lượng và mực nước các suối có lưu vực tăng nhanh, gây ra lũ quét và ngập úng, cần phải có những giải pháp tích cực và đồng bộ nhằm hạn chế tối đa mặt tiêu cực này.