4. Phạm vi nghiêncứu
2.6. Các chỉ tiêu và phương pháp theodõi
Cách lấy mẫu và theo dõi các chỉ tiêu áp dụng theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khảo nghiệm giá trị canh tác và giá trị sử dụng của giống ngô (QCVN 01 – 56:2011/BNNPTNT) cụ thể như sau:
2.6.1. Thời gian sinh trưởng, phát triển của các giốngngô
- Ngày gieo: ghi nhận ngày gieo của cácgiống.
- Ngày mọc: khi có khoảng 50% số cây/ômọc.
- Ngày trỗ cờ: khi có khoảng 50% số cây/ôtrỗ cờ.
- Ngày phun râu: khi có khoảng 50% cây/ô phun râu.
- Ngày chín sữa (TGST): từ khi gieo đến khi thu bắp tươi.
2.6.2. Chiều cao cây và tốc độ tăng trưởng chiều cao cây
- Chiều cao cây (cm): đo từ gốc sát mặt đất đến mút lá cao nhất để tính chiều cao từng thời kỳ, định kỳ 7 ngày đo một lần.
-Tốc độ tăng trưởng chiều cao cây (cm/ngày) tính theocông thức: (H2 – H1)/t. Trongđó:
H1: chiều cao cây đo lần 1. H2: chiều cao cây đo lần 2. t: thời gian giữa hai lần đo.
2.6.3. Số lá và tốc độ ra lá của các giốngngô
Động thái ra lá: đếm số lá trên 5 cây theo dõi cố định, định kỳ 7 ngày 1lần. Tốc độ ra lá (lá/ngày): tính theo công thức: (L2 – L1)/t,
Trong đó:
L2: số lá đếm được ở lần quan sát thứ hai. t: thời gian giữa hai lần quan sát.
* Diện tích lá, chỉ số diện tích lá ở các thời kỳ chính (thời kỳ ngô 7 - 9 lá, thờikỳ trước trổ cờ 15 ngày, thời kỳ chínsữa).
- Diện tích lá được tính theo công thức: S = D x R x 0,75 x ∑số lá(m2) Trongđó: D: Chiều dài trung bìnhcủa lá/cây(m)
R: Chiều rộng trung bìnhcủa lá/cây (m)
∑số lá: Tổng số lá xanh trên cây vào thời gian theo dõi 0,75: Là hệ số điều chỉnh k
- Chỉ số diện tíchlá:
LAI (Leaf area Index) = Diện tích lá (S)/cây x số cây/(m2)(m2lá/m2đất)
2.6.4. Chiều cao cây cuối cùng và chiều cao đóngbắp
-Chiều cao cây (cm) cuối cùng được đo sau trỗ 15 ngày (giai đoạn chín sữa) trên cây mẫu ở mỗi ô (cùng cây đo chiều cao), tính từ mặt đất đến đỉnh bông cờ.
-Chiều cao đóng bắp (cm), Đo từ gốc sát mặt đất đến đốt mang bắp hữu hiệu phía dưới(bắp thứ nhất) của cây mẫu vào giai đoạn chín sữa.
2.6.5. Độ bao phủ bắp và tổng số bắp thuhoạch
-Độ che kín bắp: Quan sát các cây trong ô ở giai đoạn chín sáp, đánh giá theo thang điểm từ 1 - 5 trong đó:
Điểm 1 (rất kín): Lá bi kín đầu bắp và vượt khỏi bắp Điểm 2 (kín): Lá bi bao kín đầubắp
Điểm 3 (hơi hở): Lá bi bao không chặt đầu bắp
Điểm 4 (hở): Lá bi không che kín bắp để hở đầu bắp Điểm 5 (rất hở): Bao bắp rất kém đầu bắp hở nhiều
Tổng số bắp thu hoạch: ghi nhận tổng số bắp của 5cây mẫu đã đánh dấu trên mỗi ô. Tiếp đó thu toàn bộ bắp còn lại trên ô, cân các bắpnày.
2.6.6. Khả năng chống chịu sâu bệnh hại và đổngã
- Khả năng chống chịu sâu, bệnhhại
Theo dõi một số sâu, bệnh hại chủ yếu trên cây ngô: sâu đục thân, đục trái, rệp cờ, bệnh khô vằn vàđược đánh giá từ cấp 1 đến cấp5.
* Sâu đục thân, đục bắp:Tính tỷ lệ % số cây, số bắp bị sâu gây hại Điểm 1: dưới 5% số cây, số bắp bịsâu.
Điểm 2: 5 - < 15% số cây, số bắp bịsâu. Điểm 3: 15 - < 25% số cây, số bắp bịsâu. Điểm 4: 25 - < 35% số cây, số bắp bịsâu. Điểm 5: 35 - <50% số cây, số bắp bịsâu.
* Rệp cờ và bệnh khô vằn: được đánh giá theo thang điểm từ 1 đến 5 tương
ứng với các mức độ gây hại: Điểm 1: không nhiễm.
Điểm 2: nhiễm nhẹ (từ 5 – 15% ). Điểm 3: nhiễm vừa (từ 16 – 30%). Điểm 4: nhiễm nặng (từ 31 – 50%).
Điểm 5: nhiễm rất nặng (> 50% số lá bị rệp, bị bệnh).
* Bệnh rỉ sắt hại lá ngô: được đánh giá theo thang điểm từ 1 đến 5 tương ứng
với các mức độ gây hại:
Điểm 1: < 1 diện tích lá bị bệnh. Điểm 2: từ 1 – 5 diện tích lá bị bệnh. Điểm 3: > 5 – 25 diện tích lá bị bệnh. Điểm 4: > 25 – 50 diện tích lá bị bệnh. Điểm 5: > 50 diện tích lá bị bệnh. - Khả năng chống đổngã
Theo dõi số cây bị đổ sau các đợt gió to và trước khi thu hoạch.
- Đổ rễ: cây bị nghiêng một góc bằng hoặc lớn hơn 30 độ so với chiều thẳng đứng củacây.
- Đổ gãy thân: cây bị gãy ở đoạn thân phía dưới bắp trước khi thu hoạch.
Khả năng chống đổ, gãy được chia làm 5 mức tươngđương từ 1 đến 5 điểm: Điểm1 (tốt) có dưới 5% cây bị đổ, gãy.
Điểm 2 (khá) từ 5-15% cây bị đổ, gãy.
Điểm 3 (trung bình) từ 16-30% cây bị đổ, gãy. Điểm 4 (kém) từ 31 – 50% cây bị đổ, gãy.
2.6.7. Các yếu tố cấu thành năngsuất và năng suất
-Chiều dài bắp (cm): đo từ đáy đến mútbắp.
-Số hàng hạt/bắp: đếm số hang hạt/bắp.
-Số hạt/hàng: đếm sốhạt/hàng.
-Số bắp/cây: đếm tổng số bắp/tổng số cây trên ô.
-Đường kính bắp (cm): đo ở giữabắp.
-Khối lượng 1.000 hạt tươi (g): cân khối lượng lượng 1000 hạt tươi lúc thu hoạch.
-NSLT:(tạ/ha) = số bắp/m2 x số hh/b x số h/h x P1000 x 10.000 Trong đó: + hh/b: số hàng hạt/bắp. + h/h: số hạt/hàng bắp. + P1000: Trọng lượng 1.000 hạt. - NS thực thu (tạ/ha) = số bắp/m2x KLTB/bắpx 10.000 x K (0,8) Trong đó: + K là hệ số sử dụng đất
- Năng suất thân lá tươi: được xác định bằng cách thu hoạch toàn bộ sinh khối cây ngô, tách bắp ngô sau khi đã lột bỏ vỏ bao ra riêng ở từng ô, sau đó quy ra 1 ha.
- Đánh giá chất lượng cảm quan: khi thu hoạch bắp tươi mang về nấu chín và nhờ 10 người ngẫu nhiên bình thườngđánh giá các tiêu chí cảm quan sau:
+ Chỉ tiêu: Độ dẻo có 5 điểmđánh giá sau: Điểm 1: Rất dẻo
Điểm 2: Dẻo trung bình Điểm 3: Hơi dẻo
Điểm 4: Ít dẻo Điểm 5: Không dẻo
+ Chỉ tiêu: Hương thơm có 5 mứcđiểmđánh giá sau: Điểm 1: Rất thơm
Điểm 2: Thơm
Điểm 5: Không có mùi thơm
+ Chỉ tiêu: Độ ngọt có 5 mứcđiểmđánh giá sau: Điểm 1:Rất ngọt
Điểm 2:Ngọt Điểm 3:Ngọt vừa Điểm 4:Ít ngọt Điểm 5:Không ngọt
+ Chỉ tiêu: Màu sắc hạt bắp luộc có 6 mứcđiểmđánh giá sau: Điểm 1: Màu trắng
Điểm 2: Trắng trong Điểm 3: Trắng đục Điểm 4: Màu vàng Điểm 5: Màu tím
Điểm 6: Màu không đồng nhất
2.7. Quy trình kỹ thuật áp dụng
- Làm đất:Đất được cày, bừa 2 lần, cày sâu 18 - 20 cm, nhặt sạch cỏ dại, sau
đó lên luống và chia ô thí nghiệm trước khi gieo hạt 10 ngày.
- Giống: ngâm ủ hạt giống của 6 giống thí nghiệm trong 24 tiếng trước khi gieo.
- Phương pháp gieo: gieo sâu 3 - 5 cm mỗi hốc gieo 2 hạt, khi cây có 3-4 lá thì
tỉa bớt và để mỗi hốc 1cây.
- Phânbón sử dụng:
+ 10tấn phânchuồng/1ha.
+ Phân vô cơ : N (kg) :P2O5(kg): K2O(kg): 120:90:90. Tương đương vớilượngphân:
+ Đạm Urê:260,8kg/ha. + Lân Supe:500kg/ha. + Kaliclorua: 150kg/ha.
- Phương pháp bón:
+ Bón lót: 100% phân chuồng và 100% phân lân super. + Bón thúc chia làm 3 lần:
Lần 1: Bón khi ngô có 3- 5 lá: 1/3 lượng đạm + 1/2 lượng kali Lần 2: Bón khi ngô có 7 - 9 lá: 1/3 lượng đạm + 1/2 lượng kali Lần 3: Bón trước khi ngô trỗ cờ 10-15 ngày: 1/3 lượng đạm còn lại
- Chăm sóc
+ Vun xới và bón thúc
Khi ngô có 3- 5 lá: Xới đất bón thúc lần 1 và vun nhẹ quanh gốc.
Khi ngô có 7- 9 lá: Xới đất bón thúc lần 2 và vun cao quanh gốc để tăng khả năng chốngđổ ngã cho cây ngô.
+ Tưới nước: Đảm bảo đủ độ ẩm cho ngô, đặc biệt vào các thời kỳ ngô 7 – 9lá, ngô xoáynõn (trước khi trỗ cờ 10-12 ngày), kết thúcthụ phấn đến chín sữa (sau khi trỗ cờ 10-15 ngày) cần tưới đồngđều.
- Thu hoạch:Khi ngô ở thời kỳ chínsữa
2.8. Tình hình thời tiết, khí hậu khu vực thời gian làm thí nghiệm
Đất đaivà khí hậu là những yếu tố cơ bản và quan trọng nhất của sản xuất nông nghiệp, là điều kiện trước tiên và không thể thiếu để cónăng suất cao và ổn định. Các yếu tố nhiệt độ, ẩm độ, lượng mưa... đều có ảnh hưởng đến năngsuất ngôtrựctiếpthôngquacácquátrìnhsinhlý liên quan đến sự tạo hạt hoặc ảnh hưởng gián tiếp thông qua sự phát triển của sâu bệnhtới quá trình sinh trưởng, phát triển của cây trồng. Theo dõi diễn biến khí hậu thời tiết trong thời gian thí nghiệm được trình bày ở Bảng2.1 sau:
Bảng 2.1.Tình hình thời tiết, khí hậu vụ Xuân năm 2017.
Thời gian Nhiệt độ (0C) Độ ẩm trung bình (%) Tổng lượng bốc hơi (mm) Tổng số giờ nắng (giờ) Tổng lượng mưa Lượng mưa ngày lớn nhất Trung bình Cao nhất Thấp nhất Lượng mưa (mm) Số ngày mưa Lượng mưa (mm) Ngày xảy ra 02/2017 24.1 31.3 18.0 83 64.5 138 145.9 13 66.9 03 03/2017 25.9 32.5 19.6 80 74.6 256 20.0 04 18.5 19 04/2017 27.5 37.0 21.4 81 80.2 235 118.2 06 72.2 19
Nhiệtđộ
Đây là yếu tố ảnh hưởng lớn đến quá trình sinh trưởng và phát triển của cây trồng, yêu cầu về nhiệt độ của mỗi loại cây trồng là khác nhau.Cây ngô là cây ưa nóng, yêu cầu về tổng nhiệt độ cao hơn nhiều loài cây trồng khácđể hoàn thành chu kỳ sống. Cây ngô cần tổng nhiệt độ từ 1.700 - 3.7000C tuy nhiên nhu cầu nhiệt độ còn tuỳ thuộc vào từng giống, từng giai đoạn sinh trưởng.Giai đoạn mọc mầm yêu cầu nhiệt độ tối thích là từ 28 –300C, giai đoạn thụ phấn là 18 - 220 C, giai đoạn chín tích luỹ vật chấtkhô vào hạt yêu cầu nhiệt độ là 22 - 250 C Ngô Hữu Tình (1997) [17].QuasốliệuBảng2.1chothấy nhiệt độ không khí trung bình từ đầu tháng 2 đến tháng 4 dao động từ 24,10C-27,50C,thuậnlợichongôsinhtrưởng vàpháttriển.tháng 02 nhiệt độ những ngày mới gieo hạt nằm trong khoảng 270C - 31,30C tương đối thích hợp cho sự mọc mầm của hạt ngô, giai đoạn trỗ cờ nhiệt độ trung bình là 25,90C (cuối tháng 3), giai đoạn vào chắc nhiệt độ trung bình là 27,50C (đầu tháng 4) rất thuậnlợi cho cây thụ phấn và tích lũy vật chất khô.
Ẩm độ và lượng mưa
Ẩm độ không khí và ẩm độ đất có ý nghĩa rất quan trọng tới đời sống của cây ngô, tuy nhiên ở mỗi thời kỳ, mỗi giai đoạn khác nhau thì yêu cầu về độ ẩm khác nhau. Giai đoạn mọc mầm đến 3 lá cây ngô yêu cầu độ ẩm là 60-65%, giai đoạn trước trỗ cờ - tung phấn, phun râu từ 10 - 15 ngày đến chín sữa độ ẩm đất thích hợp lúc này là 75 - 80% đây là giai đoạn khủng hoảng nhất về nước, các giai đoạn khác yêu cầu thấp hơn.Số liệu theodõi ởBảng 2.1 cho thấy ẩm độ ở vụ Xuân các giai đoạn là tương đối thuận lợi cho sự sinh trưởng, phát triển của các giống ngô thí nghiệm. Tuy nhiên giai đoạn ngô mọc mầm đến 3 - 4 lá,ẩm độ trung bình cao(TB 83%) phần nào đã ảnh hưởng tới quá trình sinh trưởng giai đoạn đầucủa các giống thínghiệm. Đến giai đoạn ngô trỗ cờ, tung phấn và chín sữa, ẩm độ trung bình là rất thuận lợi cho sự thụ phấn thụ tinh và chín của các giống ngô thí nghiệm, góp phần làm tăng năng suất ngô.
Lượng mưa có liên quan mật thiết tới năng suất, chất lượng sản phẩm.Nếu thiếu nước ở giai đoạn cây con, giai đoạn trỗ cờ, tungphấn, giai đoạn vào chắc sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng tới năng suất, chất lượngsản phẩm. Nếu thiếu nước trầm trọng có thể dẫn đến thất thu, ngược lại lượng mưa quá nhiều cũng ảnh hưởng không nhỏ đến năng suất đặcbiệt ở giai đoạn trỗcờ,tung phấn. Qua số liệu Bảng 2.1 cho thấy lượng mưa ở các tháng phân bố không đều, giai đoạn đầu gieo trồng (tháng2) tổng lượng mưa là145,9 mm nên rất thuận lợi cho cây ngôgiai đoạn nảy mầm và sinh trưởng của cây con. Giai đoạn trước trỗ (tháng 3) tổng lượng mưa giai đoạn là tương đối thấp này chỉ đạt 20,0mm nên đã ảnh hưởng rất nhiều đến sự phát triển của cây ngô và chúng tôi đã phải bổ sung thêm lượng nước cho ngô bằng cách tưới nước theo hàng cho ngô từ 3 - 5 ngày 1 lần Đếngiai đoạn trỗ cờ, tung phấn tổng lượng mưa(tháng 4) là 118,2 mm là tương đối
thuận lợichoquá trình thụ phấn, thụ tinh và quá trình tích luỹ vật chất khô của các giống ngô tham gia thí nghiệm.
Số giờ nắng
Đối với cây ngô, một loại cây thuộc nhóm C4 thì quá trình quang hợp của cây ngô ảnh hưởng rất lớn đến năng suất. Qua theo dõi số giờ nắng ở Bảng 2.1chúng tôi nhận thấy: tổng số giờ nắng qua các tháng từ 138 - 256 giờ. Vào giaiđoạn ngô trỗ cờ, tung phấn và chín sữa, số giờ nắng là 235 - 256 giờ (tháng 3, 4) rất thuận lợi cho sự thụ phấn thụ tinh và chín của các giống ngô thí nghiệm.
Nhìn chung, thời tiết vụ Xuân 2017đã diễn biến khá thuận lợi cho cây ngô sinh trưởng phát triển, tung phấn, trổ cờ và phun râu.
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨUVÀ THẢO LUẬN
3.1.Thời gian sinh trưởng và phát triển của các giống ngô
Ngô là một trong những loại cây lương thực chính trên thế giới thích nghi được trên nhiều vùng khí hậu, đất đai khác nhau. Tuỳ theo đặc điểm của từng giống và các yếu tố ngoại cảnh khác nhau mà các giống có thời gian sinh trưởng và phát dục khác nhau. Theo dõi quá trình sinh trưởng và phát dục của các giống ngô có ý nghĩa rất quan trọng trong việc canh tác, bố trí thời vụ sản xuất cũng như lai tạo giốngngô.
Trong những năm gần đây, các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước đã lai tạo và chọn lọc ra được các giống ngô lai mới cho năng suất cao, thời gian sinh trưởng ngắn, có khả năng chống chịu được với nhiều điều kiện bất thuận của môi trường. Thời gian sinh trưởng và phát dục của giống ngô là một trong những yếu tố quan trọng trong việc xác định được thời vụ gieo trồng, đồng thời áp dụng được các biện pháp kỹ thuật canh tác phù hợp với các giống tạo điều kiện tốt cho từng giai đoạn sinh trưởng và phát triển của chúng. Quá trình sinh trưởng và phát triển của cây ngô phụ thuộc rất nhiều yếu tố như đặc tính giống, điều kiện ngoại cảnh, khả năng thâm canh, khả năng chống chịu, ngoài ra trong quá trình sinh trưởng, phát triển cây ngô cũng cần có sự chăm sóc vàđầu tư đúng yêu cầu của từng loại giống ngô. Kết quả về thời gian sinh trưởng từ khi gieo đến chín sinh lý của các giống được trình bày ở Bảng 3.1 sau:
Bảng 3.1. Thời gian sinh trưởng từ khi gieo đến chín sinh lý
Giống Mật độ (cây/ha) Ngày mọc (NSG) Ngày trổ cờ (NSG) Ngày phun râu (NSG) Ngày chín sữa (NSG) ADI601(đ/c) 57.000 (đ/c) 5 49 52 71 55.000 5 49 52 71 62.000 5 48 52 71 HN88 57.000 (đ/c) 5 47 50 68 55.000 5 46 49 67 62.000 5 46 49 67 HN90 57.000 (đ/c) 6 48 52 70 55.000 6 49 52 70 62.000 6 48 52 70 MX4 57.000 (đ/c) 5 47 50 69 55.000 5 47 51 70 62.000 5 47 51 70 MX6 57.000 (đ/c) 6 46 50 69 55.000 6 46 50 69 62.000 6 46 50 69 MAX68 57.000 (đ/c) 4 45 48 67 55.000 4 45 48 66
Qua số liệu theo dõi ở Bảng 3.1 cho thấy:
- Giai đoạn từ gieo đến mọc: Thời gian từ gieo đến mọc của các giống ngô biến động từ 4 - 6 (NSG), giống MAX68 có thời gian gieo đến mọc ngắn hơn các giống khác chỉ 4 (NSG). Giữa các mức mật độ, giai đoạn từ gieo đến mọc là không có sự khác nhau rõ rệt về thời gian giữa các giống.
- Giai đoạn từ gieo đến trổ cờ: Thời gian từ gieo đến trổ cờ của các giống ngô biến động từ 45 - 49 (NSG), giống có thời gian gieo đến trổ cờ dài ngày nhất là giống đối chứng ADI601 ở mức mật độ 55.000 và 57.000 cây/ha là 49 (NSG) và HN90 (49 NSG ở mức mật độ 55.000 cây/ha ), giống có thời gian trổ cờ sớm hơn là giống MAX68 với 45 (NSG) ở cả 3 mức mật độ. Giữa các mức mật độ khác nhau thời gian từ gieo đến trỗ cờ chênh lệch là 1 ngày ở tấc cả các giống.Kết quả này cho thấy, yếu tố mật độ cũng không ảnh hưởng nhiều đến quá trình từ gieo đến trỗ cờ của các giống.
Giai đoạn từ trổ cờ đến phun râu: Nhìn chung thời gian từ trổ cờ đến phun râu của các giống dao động từ 3 - 4 (NSG). Giống MAX68 có thời gian từ gieo đến phun râu ngắn nhất 48 (NSG) ở cả 3 mức mật độ.Giống đối chứng ADI601 và HN90 có thời gian từ gieo đến phun râu dài nhất 52 (NSG) ở cả 3 mức mật độ.Giai đoạn này ở các mức mật độ khác nhau thời gian từ gieo đến phun râu cũng chỉ chênh lệch là 1 ngày ở các giống MX4 và HN88.Các giống còn lại không cho thấy sự ảnh hưởng của mật độ liên quan đến giống.
Giai đoạn từ gieo đến chín sữa: Giống có thời gian từ gieo đến chín sữa ngắn nhất là giống MAX68 (biến động từ 66 - 67 NSG) và giống HN88 (biến động từ 67 - 68 NSG). Giống có thời gian từ gieo đến chín sữa dài ngày nhất là giống đối chứng ADI601 (71 NSG), các giống khác có thời gian từ gieo đến chín sữa từ 69 - 70 (NSG).Giai đoạn này, chỉ có giống MAX68, MX4 và HN88 là có sự chênh lệch thời gian 1 ngày giữa các mức mật độ.
Như vậy, qua kết quả thu thập được thì thời gian sinh trưởng ở các mật độ khác