Giới hạn của đề tài nghiên cứ u

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xác định và phân chia lập địa thích hợp cho trồng rừng tại huyện bát xát tỉnh lào cai (Trang 36)

Luận văn giới hạn bởi 3 xã và thị trấn vùng thấp của huyện Bát Xát, đa số là người dân tộc Kinh, Dáy và Tày;

Các xã Cốc San, Tòng Sanh, Bản Qua và thị trấn Bát Xát đa số người dân tích cực trồng rừng và cung cấp nguyên liệu cho 3 xưởng bóc cỡ nhỏ

(thuộc hộ gia đình) để xuất khẩu sang Trung Quốc và xuất sang thị trường các tỉnh vùng xuôi.

CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

2.1.1. Đối tượng nghiên cu

- Phân chia lập địa vi mô trên đất được quy hoạch để sản xuất lâm nghiệp. - Rừng trồng thuộc phạm vi quản lý của ban quản lý rừng phòng hộ huyện Bát Xát

- Đất rừng và rừng thuộc phạm vi quản lý sử dụng của các hộ dân ở các xã của huyện Bát Xát.

2.1.2. Phm vi nghiên cu

Luận văn giới hạn bởi 3 xã và thị trấn vùng thấp của huyện Bát Xát, đa số là người dân tộc Kinh, Dáy và Tày.

2.1.3. Thi gian tiến hành

Từ 10/ 2019 đến tháng 10/2020.

2.2. Nội dung nghiên cứu

2.2.1. Xác định đặc đim lp địa ti khu vc nghiên cu

+ Nghiên cứu đặc điểm khí hậu: (nhiệt độ, cường độ mưa, số tháng khô hạn, ngập úng)

+ Nghiên cứu xác định đặc điểm vềđịa hình, địa thế

+ Xác định đặc điểm về thổ nhưỡng

+ Xác định đặc điểm của lớp phủ thực vật và các tác động

2.2.2. Nghiên cu phân chia điu kin lp địa phc v cho vic trng rng

- Xác định các tiêu chí phân chia điều kiện lập địa khu vực;

- Tổng hợp các yếu tố chủ đạo, tiến hành phân chia các dạng lập địa, nhóm dạng lập địa và hướng sử dụng các nhóm lập địa tại huyện Bát Xát tỉnh Lào Cai

2.2.3. Đánh giá mc độ thích hp ca cây trng trên các dng lp địa

Đánh giá mức độ thích hợp theo 4 cấp (Rất thích hợp, thích hợp, ít thích hợp và không thích hợp với một số loài cây trồng phổ biến tại khu vực nghiên cứu.

2.2.4. Phân tích thun li, khó khăn nhm đề xut nhng gii pháp trong s

dng lp địa trng rng đạt hiu qu.

2.3. Phương pháp nghiên cứu

2.3.1. Phương pháp lun nghiên cu

Hình 3.1. Khung lô gic nghiên cu 2.3.2. Phương pháp nghiên cu c th

2.3.2.1. Phương pháp kế thừa tài liệu, số liệu

- Kế thừa các tài liệu, kết quả nghiên cứu, đánh giá về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội và tài nguyên rừng tỉnh Lào Cai.

- Kế thừa các kết quả nghiên cứu về lập địa trong và ngoài nước. Mục tiêu nghiên cứu Tổng hợp kiến thức, Kế thừa tài liệu sẵn có Khảo sát và chọn điểm nghiên cứu Điều tra chuyên sâu các nội dung nghiên cứu Xử lý và phân tích số liệu, tài liệu

Phân chia lập địa, đánh giá cây trồng và đề xuất hưởng sử dụng lập địa bền

- Kế thừa các tài liệu liên quan đến nội dung nghiên cứu của đề tài đó là: Bản đồ hiện trạng rừng, bản đồ đất, bản đồ địa hình, các đặc điểm về địa hình số liệu khí tượng thuỷ văn, điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của khu vực.

2.3.2.2. Điều tra thực địa

Bước 1: Lập tuyến điều tra và mạng lưới OTC

- Trên toàn bộ diện tích khu vực nghiên cứu của các xã chúng tôi tiến hành lập tuyến điều tra đại diện. Các tuyến khảo sát được xác định trên cơ sở

tham khảo các tư liệu và bản đồ.

Tuyến điều tra được lập tùy theo điều kiện phân bố diện tích rừng trồng, có thể lập tuyến song song, hoặc tuyến dích dắc, hoặc tuyến hình quạt (phóng xạ) để tiếp cận những địa hình phức tạp. Khoảng cách giữa các tuyến tuỳ thuộc tỷ lệ bản đồ và dao động trong khoảng trung bình.

Trên mỗi tuyến điều tra bố trí và lập OTC đại diện cho địa hình, diện tích OTC là 500m2. Do địa hình ở đây qua khảo sát sơ bộ chủ yếu là đồi núi thấp, vì vậy nếu gặp đất đồi núi mới lập ô, khoảng cách lập ô tuỳđiều kiện địa hình và hiện trạng sử dụng đất. Số lượng OTC rút mẫu 2% tổng diện tích rừng trồng.

Bước 2: Điều tra, theo dõi và thu thập số liệu trên địa bàn các xã.

Điều tra về khí hậu:

Thừa kế số liệu mới nhất tại khu vực nghiên cứu về các chỉ tiêu: - Nhiệt độ trung bình năm (T)

- Nhiệt độ trung bình tháng nóng nhất (t) - Lượng mưa trung bình năm (R)

- Số tháng khô hạn (S)

Từ kết quả này, đối chiếu vào phụ biểu 01, chúng tôi sẽ có kết quả về dạng khí hậu.

Điều tra ẩm lập địa

- Dựa vào đặc trưng khí hậu, đặc điểm địa hình, đất đai và thực bì để

phán đoán chế độ ẩm lập địa. Yếu tố này phụ thuộc rất nhiều yếu tố khác và thường xuyên có sự biến đổi nên cần theo dõi trong cả quá trình.

- Điều tra dạng ẩm lập địa phải được tiến hành trong điều kiện trời nắng

ổn định và không mưa.

- Dạng lập địa được chia làm 4 cấp theo bảng sau:

Dạng ẩm lập địa

hiệu Các đặc trưng

Khô 3 Lập địa ởđỉnh, giông, núi thực vật che phủ ít

Mát 2 Lập địa ở sườn yên ngựa, sườn đồi, có thực vật che phủ Ẩm 1 Lập địa ở chân sườn, ven khe

Ẩm ướt 1+ Lập địa ở khe, suối, rậm rạm luôn ẩm ướt - Ẩm lập địa điều tra được tổng hợp vào phiếu sau:

Phiếu điều tra ẩm lập địa Số hiệu OTC

Ẩm lập địa tương ứng Ký hiệu

Điều tra địa hình, địa thế

- Sử dụng bản đồ địa hình hoặc máy định vị GPS để xác định độ cao tuyệt đối, dùng địa bàn để xác định phương hướng, độ dốc. Chiếu độ cao vào phụ biểu 02, chúng tôi có kết quả về dạng địa hình. Chiếu độ dốc vào phụ biểu 05, chúng tôi có kết quả về dạng địa thế.

Phiếu điều tra địa hình - địa thế

Tuyến ……….. Ngày điều tra……….

Số hiệu OTC……….... Người điều tra…………...

Vị trí OTC Hướng phơi Địa hình Địa thế Độ cao tuyệt đối (m) Độ cao tương đối (m) Kiểu địa hình Ký hiệu Độ dốc Ký hiệu Điều tra vềđất

Lập ô tiêu chuẩn có diện tích 500m2 đi qua các dạng địa hình và các trạng thái rừng khác nhau. Trên mỗi ô tiêu chuẩn tiến hành đào một phẫu diện đất và thu mẫu đất. Việc thu thập và phân tích các mẫu đất sẽ được thực hiện theo

đúng quy trình đã ban hành (cẩm nang đánh giá đất và phân chia lập địa). Mẫu

đất được lấy và bảo quản theo đúng quy trình, việc phân tích mẫu được tiến hành trong phòng thí nghiệm. Kết quả nghiên cứu tổng quan và tham vấn ý kiến của những chuyên gia có kinh nghiệm trong lĩnh vực này cho thấy các chỉ

PHIẾU ĐIỀU TRA LẬP ĐỊA

Tên điều tra viên: ...

Địa điểm: Xã: ... Huyện ... Tỉnh ...

Đồi bát úp: Núi thấp: Núi TB: Núi cao: Bằng phẳng:

Độ cao so với mặt biển: ...

* V trí: Chân: Sườn dưới: Sườn trên: Đỉnh: * Độ dày tng đất < 30cm: 30-50cm: 50cm: *Độ dc < 15O: 5- 25O : 25- 35O: > 35O: * Thành phn cơ gii: Cát pha: Thịt nhẹ: Thịt trung bình: Thịt nặng: Đá mẹ ...loại đất ... * Xói mòn: Mức độ: Mạnh Vừa Yếu * Thm thc vt . Rừng thứ sinh: Rừng trồng: Cây bụi: Trảng cỏ: Đất trống: Mô t phu din Sơ đồ PD Tầng Độ sâu (cm) Màu sắc Độ ẩm Độ xốp Tỷ lệ đá lẫn (%) Thành phần cơ giới - Nghiên cu đặc đim ca lp ph thc vt:

Thông qua yếu tố thực vật để đánh giá về tính chỉ thị của thực vật đối với đất (độ phì và mức độ thoái hoá đất) và sức sản xuất của lập địa.

- Mô tả hiện trạng thực vật bao gồm:

* Mô tả các loài cây chính * Tầng cây bụi * Tầng thảm tươi * Điều tra tái sinh

Kết quảđiều tra ghi vào biểu điều tra thực vật (Phiếu điều tra thực vật).

- Tuy nhiên để tìm hiểu rõ hơn về tình hình sinh trưởng và tiềm năng sản xuất của các loại cây trồng nguyên liệu chủ yếu phục vụ cho nội dung đánh giá mức độ thích hợp cây trồng cũng như có được những đề xuất chính xác hơn trong việc lựa chọn tập đoàn cây trồng nguyên liệu công nghiệp tại khu vực nghiên cứu, đề tài đã tiến hành lập 5 ô dạng bản ở vị trí 4 góc và vị trí giữa của mỗi OTC và điều tra như sau:

+) Điều tra tầng cây cao: Sử dụng thước kẹp kính, thước sào, Bumlei, máy đo độ tàn che để xác định các chỉ tiêu D1.3, Hvn và độ tàn che.

+) Điều tra cây tái sinh, cây gỗ nhỏ: Trên OTC lập 5 ô dạng bản ở vị trí 4 góc và ở giữa của ô rồi tiến hành điều tra.

+) Điều tra cây bụi, thảm tươi: Tiến hành điều tra loài cây chủ yếu, độ

che phủ, tình hình sinh trưởng…

+) Các số liệu thu thập được ghi và phiếu sau:

Phiếu điều tra hiện trạng thực vật rừng

Tuyến……… Trạng thái thực vật………

Số hiệu OTC……….. Ngày điều tra……….

Diện tích OTC……… Người điều tra…...………

Các chỉ tiêu Tầng cây cao Cây tái sinh Cây bụi, thảm tươi

Loài cây ưu thế Độ tàn che HVN

D1.3

Số cây trong OTC Năm trồng

* Xác định độ tàn che

Sử dụng phương pháp điều tra theo điểm bằng máy xác định độ tàn che KB-2. Trên mỗi OTC, xác định 100 điểm phân bốđều, nhìn vào kính của máy

đo cường độ xác định độ tàn che nếu thấy tán lá tầng cây cao che kín, thì điểm

đó ghi số 1, nếu không có gì che lấp, ghi số 0 và nếu những điểm còn nghi ngờ

thì ghi 1/2.

* Điều tra cây tái sinh

Cây tái sinh là những cây còn non, sống dưới tán rừng từ giai đoạn cây mạ cho đến khi chúng bắt đầu tham gia vào tán rừng. Thu thập các số liệu về

cây tái sinh như tên loài, đường kính gốc, chiều cao, nguồn gốc và phân cấp chất lượng cây tái sinh theo tiêu chí:

+ Cây tốt là cây thân thẳng, không cụt ngọn, sinh trưởng phát triển tốt, không sâu bệnh.

+ Cây xấu là những cây cong queo, cụt ngọn, sinh trưởng phát triển kém, sâu bệnh.

+ Còn lại là những cây trung bình.

Kết quả điều tra được ghi vào phiếu điều tra ô tiêu chuẩn.

2.3.3. Công tác ni nghip 2.3.3.1. Tổng hợp các yếu tố cấu thành dạng lập địa và chuyển về dạng ký hiệu Bảng tổng hợp các dạng lập địa Tuyến Số hiệu OTC Các yếu tốđặc trưng Dạng lập địa

2.3.3.3. Đánh giá mức độ thích hợp đất đai

Phương pháp đánh giá: Dựa vào so sánh đặc điểm khí hậu, đất đai và yêu cầu của từng loài cây trồng đối với các yếu tố đó để phân chia ra các mức độ thích hợp khác nhau. Đỗ Đình Sâm, Ngô Đình Quế, Vũ Tấn Phương.

+ S1: Rất thích hợp + S2: Thích hợp khá

+ S3: Thích hợp trung bình + N: Không thích hợp hoặc hạn chế đối với cây trồng.

Các yếu tố đánh giá được lựa chọn là: Thành phần cơ giới, Độ dày tầng

đất, độ dốc, độ cao, lượng mưa, trạng thái thực vật

Việc phân chia các ngưỡng thích hợp dựa vào đặc điểm sinh thái từng loài cây qua tài liệu tham khảo và kết quả thực tiễn trồng rừng trong nhiều năm

CHƯƠNG 3

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 3.1. Kết quả các yếu tố cấu thành dạng lập địa

Phân chia lập địa cấp vi mô là phân chia cho từng vùng cụ thể, phân chia cho cấp huyện, cấp xã, cấp thôn bản và cụ thể đến từng đơn vịđất đai.

Dạng lập địa gồm 5 yếu tố chính: Điều kiện khí hậu, loại đất, độ dốc, Độ

dày tầng đất và tỉ lệđá lẫn, thực bì

3.1.1. Dng khí hu

Qua thu thập và thừa kế số liệu về khí hậu, thủy văn huyện Bát Xát - tỉnh Lào Cai, với công tác điều tra điều kiện cụ thể của từng xã:

+ Xã Tòng Sành: Có lượng mưa trung bình năm là 2.500 – 27.940 mm/n

ăm và nằm trong khoảng >2.500 mm/năm; Nhiệt độ bình quân năm là 23,4

0C và nằm trong khoảng từ 20 – 24 0C; Số tháng khô hạn trong năm là 2 tháng và nằm trong khoảng 1 – 2 tháng; nhiệt độ bình quân tháng lạnh là nhỏ hơn 150C và nằm trong khoảng nhỏ hơn 150C. Như vậy khi đối chiếu vào phụ biểu B1 (trong phần phụ lục) ta có được dạng khí hậu của xã Tòng Sành là 84.

+ Xã Bản Qua: Có lượng mưa trung bình năm là 1.551,7 mm/năm và nằm trong khoảng 1.501 - 2.000 mm/năm; Nhiệt độ bình quân năm là 23,7 0C và nằm trong khoảng từ 20 – 24 0C; Số tháng khố hạn trong năm là 2 tháng và nằm trong khoảng 1 – 2 tháng; nhiệt độ bình quân tháng lạnh là 16,70C và nằm trong khoảng 15- 190C. Như vậy khi đối chiếu vào phụ biểu B1 (trong phần phụ lục) ta có được dạng khí hậu của xã Bản Qua là 60.

+ Xã Cốc San: Có lượng mưa trung bình năm là 1.450 - 1685 mm/năm và nằm trong khoảng 1501 - 2000 mm/năm; Nhiệt độ bình quân năm là 23,4 0C và nằm trong khoảng từ 20 – 24 0C; Số tháng khố hạn trong năm là 2 tháng và nằm trong khoảng 1 – 2 tháng; nhiệt độ bình quân tháng lạnh là nhỏ hơn 150C

và nằm trong khoảng >150C. Như vậy khi đối chiếu vào phụ biểu B1 (trong phần phụ lục) ta có được dạng khí hậu của xã Cốc San là 77.

+ Thị trấn Bát Xát: Có lượng mưa trung bình năm là 1.661,1 mm/năm và nằm trong khoảng 1501 - 2000 mm/năm; Nhiệt độ bình quân năm là 24,2 0C và nằm trong khoảng từ 20 – 24 0C; Số tháng khố hạn trong năm là 2 tháng và nằm trong khoảng 1 – 2 tháng; nhiệt độ bình quân tháng lạnh là nhỏ hơn 17,20C và nằm trong khoảng 15 - 190C. Như vậy khi đối chiếu vào phụ biểu B1 (trong phần phụ lục) ta có được dạng khí hậu của xã Bát Xát là 60, giống với kiểu khí hậu của Bản Qua.

Bảng 3.1. Phân chia dạng khí hậu của các xã trong khu vực nghiên cứu Chỉ tiêu Tòng Sành Bản Qua Côc San Thị trấn

R (mm/năm) 2.500 - 27.940 1551,7 1.450 - 1.685 1661,1 T (0C) 23,40C 23,7 23,40C 24,2 S (tháng) 2 2 2 2 t (0C) <100C 16,7 <150C 17,2 Tổng hợp 84 60 77 60 Ghi chú: - R (mm/năm) là tổng lượng mưa trung bình các năm (mm/năm). - T (0C) là nhiệt độ bình quân năm (0C). - S (tháng) là số tháng khô hạn (số tháng). - t (0C) là nhiệt độ bình quân tháng lạnh nhất (0C). 3.1.2. Dng m lp địa

Qua kết quảđiều tra, theo dõi trên các OTC, chúng tôi có kết quả các dạng ẩm lập địa như sau:

Bảng 3.2: Kết quả các dạng ẩm lập địa tại khu vực nghiên cứu Tên xã Số tuyến điều tra Số OTC điều tra Dạng ẩm lập địa hiệu Tòng Sành 2 10 9 Mát 1 ẩm 2 1 Cốc San 2 10 7 Mát 3 Ẩm 2 1 Bản Qua 2 10 10 Mát 2 Thị trấn 2 10 10 Mát 2

Qua bảng trên ta thấy: Trong tổng số 40 OTC được điều tra ở các xã và thị trấn cho thấy ẩm lập địa tại khu vực nghiên cứu chủ yếu là mát 36 OTC chiếm 90%, còn ẩm lập địa chỉ có 4 OTC chiếm 10%.

Vị trí có ẩm lập địa mát thì ở đó có nhiều cây, độ che phủ cao, cây sinh trưởng tốt.

Trong 40 OTC điều tra thì duy nhất 4 dạng ẩm lập địa do vị trí OTC nằm chân đồi, ven khe có nhiều cây bụi, dây leo mọc chằng chịt duy trì nguồn nước. Còn lại là dạng ẩm lập địa mát. Dạng ẩm lập địa ẩm nằm chủ yếu ở xã Cốc San (3OTC có dạng ẩm lập địa ẩm).

Từ kết quả này chúng tôi thấy các xã có độ cao so với mặt nước biển cao như Tòng Sành, Cốc San, Bản Qua, Thị Trấn Bát Xát thì số OTC có ẩm lập địa

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xác định và phân chia lập địa thích hợp cho trồng rừng tại huyện bát xát tỉnh lào cai (Trang 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(76 trang)