Kết quả theo dõi và điều trị bệnh ở đàn lợn nái mang thai tại trại

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện quy trình chăm sóc nuôi dưỡng, phòng và điều trị bệnh cho lợn nái giai đoạn mang thai tại trại lợn minh châu, thành phố hạ long, tỉnh quảng ninh (Trang 52)

Vì các bệnh sảy thai, viêm đường sinh dục… là từ quá trình vệ sinh, chăm sóc nuôi dưỡng, kỹ thuật và khí hậu thay đổi nên em đã tiến hành theo dõi tình hình mắc bệnh trên đàn lợn nái mang thai theo dõi 3 tháng. Kết quả theo dõi được đánh giá tại bảng 4.8:

Bảng 4.8. Tình hình mắc các bệnh sảy thai và đẻ non, viêm đường sinh dục ở đàn lợn nái mang thai tại trại trong thời gian theo dõi

Tháng

Số nái theo dõi

(con)

Sảy thai và đẻ non Viêm đường sinh dục Số nái mắc (con) Tỷ lệ mắc (%) Số nái mắc (con) Tỷ lệ mắc (%) 9/2020 210 3 1,43 4 1,90 10/2020 189 2 1,06 3 1,60 11/2020 197 6 3,05 5 2,54 Tính chung 596 11 1,85 12 2,01

Từ kết quả ở bảng 4.8 cho thấy, tỷ lệ mắc các bệnh ở 596 nái mang thai trong 3 tháng theo dõi là: Sảy thai và đẻ non có 11 nái bị sảy, với tỷ lệ là 1,85%, Viêm đường sinh dục có nái mắc với tỷ lệ 2,01%. Ở từng tháng thì có tỷ lệ mắc các bệnh khác nhau, tỷ lệ chênh lệch tùy thuộc vào điều kiện, kỹ thuật chăm sóc của công nhân, thời tiết, khí hậu của tháng đó. Tháng 9 và tháng 10 thời tiết không quá nóng cũng không quá lạnh khá thuận lợi cho việc thực hiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng lợn nái đang mang thai nên tỷ lệ sảy thai và đẻ non cũng như tỷ lệ viêm đường sinh dục khá thấp. Sang tháng 11 thời tiết bắt đầu vào đông, thời tiết bắt đầu trở lạnh có gió mùa đông bắc, thời tiết mưa nắng thất thường dẫn đến tỷ lệ sảy thai và đẻ non cũng như tỷ lệ viêm đường sinh dục cao hơn các tháng trước.

Từ kết quả theo dõi trên, được sự hỗ trợ từ cán bộ kỹ thuật của trại, em đã tiến hành điều trị, kết quả được thể hiện ở bảng 4.9.

Bảng 4.9. Kết quả điều trị lợn nái mang thai bị sảy thai và đẻ non, viêm đường sinh dục trong thời gian theo dõi tại trại

Tên bệnh

Phác

đồ Tên thuốc điều trị

Liều lượng, cách dùng Kết quả Số nái điều trị (con) Số nái khỏi (con) Tỷ lệ (%) Sảy thai và đẻ non 1 Nova-oxytocin Tiêm bắp 2 - 3 ml/lần/con 11 9 81,80 Hitamox LA Tiêm bắp 15 - 20 ml/lần/con ADE + B.comlex

Thuốc tím 0,1% Thụt rửa 1lần/con

Viêm đường

sinh dục

1

Nova-oxytocin Tiêm bắp 2 ml/lần/con

8 7 87,50

ADE + B.comlex Tiêm bắp

15 - 20 ml/lần/con Hitamox LA 2 Nova-oxytocin Tiêm bắp 2 - 3 ml/lần/con 4 4 100 Cefquinom 150 LA Tiêm bắp 15 - 20 ml/lần/con ADE + B.comlex

PHẦN 5

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 5.1. Kết luận

Trong 6 tháng thực tập tại trại em đã được chỉ dạy những thao tác, kỹ thuật trong chăm sóc, nuôi dưỡng và sử dụng thuốc để điều trị bệnh cho lợn nái chửa. Những công việc em đã được thực hiện là:

- Tham gia quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng cho đàn lợn nái trong giai đoạn mang thai (cho lợn ăn, tắm chải, dọn vệ sinh..)

- Học hỏi kinh nghiệm và kỹ thuật tiêm phòng trong công tác tiêm phòng vaccine cho đàn lợn nái trong giai đoạn mang thai.

- Tham gia vào công tác chẩn đoán và điều trị một số bệnh trong giai đoạn mang thai cụ thể là:

- Theo dõi và điểu trị cho 11 trường hợp heo nái bị sảy thai và đẻ non, trong đó có 9 trường hợp được chữa khỏi chiếm 81.80%

- Khi lợn sảy thai và đẻ non, ta sử dụng kháng sinh phổ rộng hitamox LA để kháng viêm. trong trường hợp thai chết, bị phân hủy, thối rữa trong tử cung khiến lợn mẹ bị viêm tử cung. Sử dụng thuốc tím KMnO4 0,1% để thụt rửa, sát trùng niêm mạc tử cung, tránh viêm nhiễm tử cung. Phác đồ điều trị sau sảy thai với hitamox LA cộng với thụt rửa bằng KMnO4 0,1% đạt 83,30%.

- Theo dõi và điểu trị cho 8 trường hợp lợn nái bị viêm đường sinh dục bằng hitamox LA trong đó có 7 trường hợp được chữa khỏi chiếm 87.50%

- Theo dõi và điều trị cho 4 trường hợp lợn nái bị viêm đường sinh dục bằng cefquinom 150 LA trong đó 100% trường hợp lợn nái được chữa khỏi

- Đối với viêm đường sinh dục trong quá trình mang thai do dụng cụ phối quá cứng, không được vô trùng, làm niêm mạc đường sinh dục, dẫn đến viêm nhiễm đường sinh dục. Em đã tiến hành điều trị với hai phác đồ, sử dụng hai lọai thuốc kháng sinh là hitamox LA và cefquinom 150 LA trong điều trị

viêm đường sinh dục đem lại hiệu quả khá cao. Điều trị bằng hitamox LA có tỷ lệ khỏi đạt 87,50%; điều trị bằng Cefquinom 150 LA đạt 100%. Hailoại thuốc kháng sinh trên đều có hiệu quả điều trị tương đương, tuy nhiên, khuyến cáo nên sử dụng cefquinom 150 LA cho lợn nái mang thai vì thuốc không tồn dư kháng sinh nên không làm giảm hậu quả của thuốc, giảm bớt hiện tượng nhờn thuốc, giảm chi phí điều trị, thời gian khỏi bệnh nhanh hơn.

- Tham gia vào quy trình phối giống cho lợn nái

Ngoài công việc học tập và rèn luyện kỹ thuật trên chuồng,những giờ nghỉ ngơi tôi đã được tham gia vào các hoạt động vui chơi ở trại, học được nhiều kỹ năng và kinh nghiệm sống bổ ích ở trại, đây chính là một cột mốc kỉ niệm là bài học đắt giá, là hành trang vững chắc để tôi mang theo trên con đường học tập.

5.2. Đề nghị

Trong thời gian tới, tại trại lợn Minh Châu cần thực hiện tốt quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng và vệ sinh phòng, trị bệnh cho đàn lợn nái mang thai để giảm tỷ lệ mắc các bệnh sinh sản và các bệnh khác nói chung.

Trang trại cần đảm bảo công nhân luôn đầy đủ, có kỹ thuật tốt, trách nhiệm cao với công việc. Sự phân chia công việc hợp lí, phù hợp với sức khỏe, kinh nghiệm, chuyên môn của công nhân làm việc tại trại.

Công tác thú y cần đẩy mạnh việc sử dụng thử nghiệm các loại thuốc mới có hiệu quả cao hơn, các loại thuốc đó yêu cầu phải an toàn đối với lợn nái mang thai, không gây ra ảnh hưởng có hại đến sự phát triển của bào thai.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

I. Tài liệu Tiếng Việt

1. Trần Ngọc Bích, Nguyễn Thị Cẩm Loan, Nguyễn Phúc Khánh (2016), “Khảo sát tình hình viêm nhiễm đường sinh dục lợn nái sau khi sinh và hiệu quả điều trị của một số loại kháng sinh”, Tạp chí Khoa học kỹ thuật Thú y, Tập XXIII (số 5).

2. Nguyễn Xuân Bình (2000), Phòng trị bệnh heo nái - heo con - heo thịt, Nxb Nông nghiệp - Hà Nội.

3. Phạm Hữu Doanh, Lưu Kỷ (2003), Kỹ thuật nuôi lợn nái mắn đẻ sai con, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.

4. Trần Tiến Dũng, Dương Đình Long, Nguyễn Văn Thanh (2002), Giáo trình sinh sản gia súc, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội

5. Đoàn Thị Kim Dung, Lê Thị Tài (2002), Phòng và trị bệnh lợn nái để sản xuất lợn thịt siêu nạc xuất khẩu, Nxb Nông nghiệp - Hà Nội.

6. Nguyễn Bá Hiên, Huỳnh Thị Mỹ Lệ (2012), Giáo trình bệnh truyền nhiễm thú y, Nxb Đại học Nông nghiệp, Hà Nội

7. Phạm Sỹ Lăng, Phan Địch Lân, Trương Văn Dung (2002), Bệnh phổ biến ở lợn và biện pháp phòng trị, tập II, Nxb Nông nghiệp

8. Lê Văn Năm (1999), Cẩm nang bác sĩ thú y hướng dẫn phòng và trị bệnh lợn cao sản, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội

9. Nguyễn Ngọc Phục (2005), Công tác vệ sinh thú y trong chăn nuôi lợn, Nxb lao động xã hội, Hà Nội.

10.Trần Văn Phùng, Từ Quang Hiển, Trần Thanh Vân, Hà Thị Hảo (2004),

Giáo trình chăn nuôi lợn, Nxb. Nông nghiệp, Hà Nội.

11.Nguyễn Thanh Sơn, Nguyễn Quế Côi (2005), Chăn nuôi lợn trang trại, Nxb Lao động - Xã hội.

12.Nguyễn Văn Thanh, Nguyễn Thị Thương, Giang Hoàng Hà (2015), Bệnh thường gặp ở lợn nái sinh sản chăn nuôi theo mô hình gia trại, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.

13.Hoàng Toàn Thắng và Cao Văn (2006), Giáo trình sinh lý vật nuôi, Nxb Nông nghiệp.

14.Phạm Chúc Trinh Bạch (2011), Giáo trình chăn nuôi lợn nái, Bộ Nông nghiệp và phát triển Nông thôn.

II. Tài liệu Tiếng Anh

15.Jan Gordon (1997), Controlled reproduction in pigs, CAB international.

16.Taylor D. J. (1995), Pig diseases 6th edition, Glasgow university, U.K.Urban, V. P., Schnur, V. I., Grechukhin, A. N. (1983), “The metritis mastitis agalactia syndome of sows as seen on a large pig farm”, Vestnik sel,skhozyaistvennoinauki.

17.UrbanV. P., SchnurV. I., Grechukhin A. N. (1983), “The metritis, mastitis agalactia syndome of sows as seen on a large pig farm”,

MỘT SỐ HÌNH ẢNH KHI THỰC HIỆN CHUYÊN ĐỀ

Ảnh 1: Thuốc amox 15% Ảnh 2: Thuốc hitamox LA

Ảnh 5: Khai thác lợn đực

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện quy trình chăm sóc nuôi dưỡng, phòng và điều trị bệnh cho lợn nái giai đoạn mang thai tại trại lợn minh châu, thành phố hạ long, tỉnh quảng ninh (Trang 52)