Đối với lợn nái mang thai thường bị các bệnh liên quan đến đường sinh dục, nguyên nhân là do quá trình vệ sinh chuồng trại chưa hợp lý, chuồng trại vệ sinh bẩn, hoặc do kỹ thuật phối giống chưa đúng hoặc quá mạnh dẫn đến xây sát đường sinh dục dẫn đến viêm đường sinh dục... bên cạnh đó, một số lợn bị sảy thai do nhiều yếu tố gây nên. Trong thời gian thực tập tại chuồng lợn nái chửa, em đã theo dõi, chẩn đoán cho các lợn nghi ngờ bị bệnh. Kết quả được trình bày ở bảng
Bảng 4.7. Tình hình mắc các bệnh sảy thai và đẻ non, viêm đường sinh dục ở đàn lợn nái mang thai tại trại trong thời gian thực tập
Tháng
Số nái theo dõi (con)
Sảy thai và đẻ non Viêm đường sinh dục Số nái mắc (con) Tỷ lệ mắc (%) Số nái mắc (con) Tỷ lệ mắc (%) 9/2020 171 3 1,75 4 2,34 10/2020 193 4 2,07 3 1,55 11/2020 187 8 4,28 5 2,67 Tính chung 551 15 2,72 12 2,18
Từ kết quả ở bảng 4.7 cho thấy, tỷ lệ mắc các bệnh ở 551 nái mang thai trong 3 tháng theo dõi là: Sảy thai và đẻ non có 15 nái bị sảy thai, với tỷ lệ là 2,72%, Viêm đường sinh dục có nái mắc với tỷ lệ 2,18%. Ở từng tháng thì có tỷ lệ mắc các bệnh khác nhau, tỷ lệ chênh lệch tùy thuộc vào điều
kiện, kỹ thuật chăm sóc của công nhân, thời tiết, khí hậu của tháng đó. Tháng 9 và tháng 10 thời tiết không quá nóng cũng không quá lạnh khá thuận lợi cho việc thực hiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng lợn nái đang mang thai nên tỷ lệ sảy thai và đẻ non cũng như tỷ lệ viêm đường sinh dục khá thấp. Sang tháng 11 thời tiết bắt đầu vào đông, thời tiết bắt đầu trở lạnh có gió mùa đông bắc, thời tiết mưa nắng thất thường dẫn đến tỷ lệ sảy thai và đẻ non cũng như tỷ lệ viêm đường sinh dục cao hơn các tháng trước.Ngoài ra viêm tử cung và sảy thai trên lợn nái còn do một số nguyên nhân khác như: do xây xát trong quá trình di chuyển và hoạt động chạy nhảy của lợn, thiếu ding dưỡng ốm yếu, sức đề kháng giảm không chống lại được vi trùng xâm nhập gây viêm tử cung. Sót nhau dễ dẫn đến viêm tử cung, không được vệ sinh sát trùng sajhc sẽ trong và sau quá trình đẻ. Từ kết quả theo dõi trên, được sự hỗ trợ từ cán bộ kỹ thuật của trại, em đã tiến hành điều trị , kết quả được thể hiện ở bảng 4.8.
Bảng 4.8. Kết quả điều trị lợn nái mang thai bị sảy thai và đẻ non, viêm đường sinh dục trong thời gian theo dõi tại trại
Tên bệnh Phác
đồ Tên thuốc điều trị
Liều lượng, cách dùng Kết quả Số nái điều trị (con) Số nái khỏi (con) Tỷ lệ (%) Sảy thai Và đẻ non 1 Nova-oxytocin Tiêm bắp 2 - 3 ml/lần /con 15 13 86,67 Hitamox LA Tiêm bắp 15 - 20 ml/lần /con ADE + B.comlex Thuốc tím 0,1% Thụt rửa 1lần/ con Viêm đường sinh dục 1
Nova -oxytocin Tiêm bắp 2 ml/lần /con
8 7 87,5
ADE + B.comlex Tiêm bắp 15 -20 ml/lần/con Hitamox LA 2 Nova-oxytocin Tiêm bắp 2 - 3 ml/lần/con 4 4 100 Cefquinom 150 LA Tiêm bắp 15 -20 ml/lần/con ADE + B.comlex
Từ kết quả thu được ở bảng 4.8 có thể thấy:
Khi lợn sảy thai và đẻ non, ta sử dụng kháng sinh phổ rộng Hitamox LA để kháng viêm, trong trường hợp thai chết, bị phân hủy, thối rữa trong tử cung khiến lợn mẹ bị viêm tử cung. Sử dụng thuốc tím KMnO4 0,1% để thụt rửa, sát trùng niêm mạc tử cung, tránh viêm nhiễm tử cung. Phác đồ điều trị sau sảy thai với Hitamox LA cộng với thụt rửa bằng KMnO4 0,1% đạt 86,67%
Đối với viêm đường sinh dục trong quá trình mang thai do dụng cụ phối quá cứng, không được vô trùng, làm niêm mạc đường sinh dục, dẫn đến viêm nhiễm đường sinh dục. Em đã tiến hành điều trị với hai phác đồ, sử dụng hai lọai thuốc kháng sinh là Hitamox LA và Cefquinom 150 LA trong điều trị viêm đường sinh dục đem lại hiệu quả khá cao. Điều trị bằng Hitamox LA có tỷ lệ khỏi đạt 87,5%; điều trị bằng Cefquinom 150 LA đạt 100%. Hai loại thuốc kháng sinh trên đều có hiệu quả điều trị tương đương, tuy nhiên, khuyến cáo nên sử dụng Cefquinom 150 LA cho lợn nái mang thai vì thuốc không tồn dư kháng sinh nên không làm giảm hậu quả của thuốc, giảm bớt hiện tượng nhờn thuốc, giảm chi phí điều trị, thời gian khỏi bệnh nhanh hơn.
Từ kết quả trên,việc chẩn đoán đúng bệnh và lựa chọn đúng thuốc điều trị là rất quan trọng. Chọn đúng thuốc, trị đúng bệnh thì kết quả điều trị cao nâng cao được năng suất chăn nuôi, giảm bớt chi trong chăn nuôi.
4.5. Kết quả phối giống cho lợn nái
Ngoài việc thực hiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng, phòng và điều trị bệnh cho đàn lợn nái em còn tham gia một số công việc khác như phối giống cho lợn nái, …Ngày nay ngành chăn nuôi đang trên đà xu hướng phát triển rất mạnh các khâu trong quá trình chăn nuôi đều rất quan trọng một trong những quy trình đó là quy trình phối giống lợn đây là quy trình kỹ thuật quyết định số lượng con trong đàn, hiệu quả kinh tế lứa lợn nuôi . Kết quả đó được theo dõi trong 6 tháng và trình bày cụ thể ở bảng 4.9 như sau:
Bảng 4.9: Kết quả phối tinh lợn theo dõi tại trại trong 6 tháng thực tập Tháng Số nái phối
(con)
Số nái đậu thai (con) Tỷ lệ đậu thai (%) 7/2020 130 115 88,6 8/2020 423 382 90,5 12/2020 418 407 97,4 Tính chung 971 904 93,09
Qua bảng 4.9 cho thấy: Việc phối giống cho đàn lợn nái đạt tỷ lệ rất cao qua các tuần, tháng phối. Thông qua kết quả ở trên giúp cá nhân em học hỏi được rất nhiều kinh nghiêm, để đạt được kết quả cao như trên chúng em đã áp dụng đúng quy trình kỹ thuật mà công ty CP đề ra, cũng như vận dụng hết những kiến thức được học tập tại trường để vận dụng vào thực tế.
Tỷ lệ phối giống đạt cao như vậy sở dĩ là do phát hiện thời điểm phối giống thích hợp nhất, thao tác phối giống đúng kỹ thuật nên đã đem lại tỷ lệ phối giống cho lợn nái đạt tỷ lệ cao. Đồng thời trong thời gian phối giống đã phát hiện và loạt thải sớm những cá thể không đủ chất lượng giống tốt, một phần là do trong quá trình khai thác tinh các anh cán bộ kỹ thuật và công nhân ở trại đã có những thao tác đúng kỹ thuật giúp kích thích lợn đực giống xuất tinh đạt hiệu quả cao. Đồng thời cũng theo dõi và phát hiện sớm những con đực giống có phẩm chất không tốt loại thải hoặc không khai thác nữa mà sử dụng làm lợn đực thí tình.
Chính vì vậy mà kết quả khai thác tinh cũng rất cao và đây cũng là nguyên nhân làm cho tỷ lệ nái đậu thai cao.
Qua đây cho thấy mỗi một khâu trong quá trình chăn nuôi là vô cùng quan trong, nắm được chắc các quy trình các biện pháp kỹ thuật sẽ giúp người chăn nuôi đạt được năng xuất kinh tế cao, năng xuất đàn lợn được đảm bảo chất lượng. Quy trình phối giống hiệu quả sẽ đem đến chất lượng con giống tốt.
PHẦN 5
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ