Năng suất sinh sản của lợn nái có mối liên quan chặt chẽ và phụ thuộc vào 2 yếu tố: di truyền và ngoại cảnh. Yếu tố di truyền phụ thuộc vào đặc tính con giống, các giống lợn khác nhau thì có tính năng sản xuất khác nhau. Yếu tố ngoại cảnh bao gồm thức ăn dinh dưỡng, vệ sinh thú y, chuồng trại. Mặt khác năng suất sinh sản của lợn nái được thể hiện qua nhiều chỉ tiêu như: Số trứng rụng, tỷ lệ thụ thai, số con đẻ ra còn sống, số con cai sữa/lứa, thời gian chờ phối,… Các chỉ tiêu này có hệ số di truyền thấp nên chúng chịu sự tác động mạnh mẽ của các điều kiện ngoại cảnh.
Yếu tố di truyền
Giống
Là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến các chỉ tiêu sinh sản của lợn nái. Các giống lợn khác nhau có khả năng sinh sản rất khác nhau. Theo Schimidlin (1986), năng suất sinh sản của lợn nái phụ thuộc vào giống, tác giả cho biết số con đẻ ra của 5 phẩm giống Landrace, Yorkshire, Hampshire, (LY), (YL) lần lượt là 10,64; 10,25; 8,75; 9,96; 10,08 con/ổ.
Căn cứ vào khả năng sinh sản và sức sản xuất thịt, các giống lợn được chia làm bốn nhóm chính như sau:
+ Các phẩm giống đa dụng như: Yorkshire, Landrace và một số dòng nguyên chủng được xếp vào loại có khả năng sản xuất thịt và sinh sản khá.
+ Các phẩm giống chuyên dụng “dòng bố” như Pietrain, Duroc có khả năng sinh sản trung bình nhưng khả năng sản xuất thịt cao.
+ Các phẩm giống chuyên dụng “dòng mẹ” như Yorkshire, Landrace, đặc biệt một số giống chuyên sản của Trung Quốc như Taihu (điển hình là Meishan) có khả năng sinh sản đặc biệt cao nhưng khả năng cho thịt kém.
+ Các phẩm giống địa phương có đặc tính chung là khả năng sinh sản và sức sản xuất thịt kém, xong có khả năng thích nghi tốt với môi trường nên thường lai cải tiến với các giống lợn ngoại.
Phương pháp nhân giống
Phương pháp nhân giống ảnh hưởng rõ rệt đến năng suất sinh sản của lợn nái như tỷ lệ nuôi sống, khối lượng sơ sinh và khối lượng của đàn con. Khi nhân giống tạp giao thì đàn con tạo ra có tỷ lệ nuôi sống cao hơn so với nhân giống thuần chủng. Ở nước ta sử dụng phương pháp lai kinh tế (đực ngoại x nái nội) cho thấy khối lượng sơ sinh cái hơn so với lợn nội.
Ngoài ra, năng suất sinh sản còn chịu ảnh hưởng của các yếu tố di truyền khác như kiểu gene, cá thể,...
Yếu tố ngoại cảnh
Ngoài các yếu tố di truyền thì yếu tố ngoại cảnh cũng ảnh hưởng rất rõ ràng và có ý nghĩa đến năng suất sinh sản của lợn nái.
Có nhiều yếu tố ngoại cảnh ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của lợn nái như: chế độ nuôi dưỡng, tuổi, khối lượng phối, phương thức phối, lứa đẻ, mùa vụ, nhiệt độ môi trường, thời gian chiếu sáng, bệnh tật,... (Dierckx et al., 1997; Sohst, 1997; Riha et al., 2000)
Chế độ nuôi dưỡng
Dinh dưỡng là yếu tố hết sức quan trọng để đảm bảo khả năng sinh sản của lợn nái cả về chất lượng và số lượng.
giữa chu kỳ tiết sữa sẽ có tác dụng làm giảm thời gian động dục trở lại hơn là tăng lượng thức ăn thu nhận cho lợn nái tiết sữa ở giai đoạn cuối, tăng lượng thức ăn thu nhận cho lợn nái tiết sữa ở giai đoạn giữa và cuối chu kỳ tiết sữa sẽ có tác dụng làm tăng khối lượng cai sữa hơn là tăng ở giai đoạn đầu.
Tăng lượng thức ăn thu nhận ở lợn nái tiết sữa sẽ làm tăng sản lượng sữa và tăng khả năng tăng khối lượng cho lợn con.
Mục tiêu của nuôi dưỡng lợn nái là làm sao cho số ngày không sản xuất ít nhất, khối lượng cơ thể tăng phù hợp trong từng kì có chửa và có khối lượng cơ thể thích hợp trong thời kì nuôi con.
- Nhu cầu protein:
Đây là thành phần dinh dưỡng quan trọng trong khẩu phần ăn của lợn, tùy từng giai đoạn khác nhau thì nhu cầu protein của lợn là khác nhau. Lợn nái hậu bị đạt khối lượng 90 - 120 kg thì nhu cầu protein thô là 15 - 16%, lợn nái mang thai khối lượng cơ thể từ 130 - 170 kg thì nhu cầu protein thô là 13%, đối với lợn nái nuôi con khối lượng cơ thể từ 165 -180 kg thì nhu cầu protein thô là 15% (CP-Group).
Nhu cầu vitamin và khoáng chất:
Vitamin và khoáng chất rất cần thiết cho lợn nái nuôi con và lợn con theo mẹ vì khoáng chất tham gia vào cấu trúc cơ thể và chuyển hóa năng lượng. Có khoảng hơn 15 axit amin được coi là thành phần không thể thiếu trong khẩu phần ăn gia súc. Khẩu phần ăn cho nái chửa cần lượng vitamin A là 7980 UI/con (khi thiếu thì lợn nái chậm động dục, đẻ non, sảy thai, teo thai, khô mắt), vitamin D là 400 UI/con (nếu thiếu lợn bị còi cọc, khối lượng sơ sinh thấp, lợn nái sau khi đẻ dễ bị bại liệt chân sau, liệt do hấp thụ canxi và phospho thấp), vitamin E là 119,1 UI/con (thiếu lợn bị chậm động dục, chết phôi),... Khoáng gồm 2 nhóm chính là khoáng đa lượng (Ca, P, Na,...) nếu thiếu thì làm xương chi phát triển không bình thường, xương thai phát triển kém và
khoáng vi lượng (Fe, Zn,...) nếu thiếu thì lợn bị thiếu máu, giảm sức đề kháng.
Mùa vụ
Mùa vụ có ảnh hưởng đến số con đẻ ra/ổ. Mùa có nhiệt độ cao là nguyên nhân làm lợn nái có tỷ lệ sinh sản thấp, tỷ lệ chết ở lợn con cao, nhiệt độ cao làm lợn nái thu nhận thức ăn thấp, tỷ lệ hao hụt lợn nái tăng và tỷ lệ động dục sau cai sữa giảm.
Strees nhiệt có thể làm tỷ lệ thụ thai tới 20%, giảm số phôi sống 20% và do đó làm giảm thành tích sinh sản của lượn nái (theo Peltoniemi et al., 2000).
Tuổi và lứa đẻ
Lứa để là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của lợn nái vì có sự khác nhau về chức năng theo tuổi của lợn nái. Khả năng sinh sản của lợn nái thường thấp nhất ở lứa đẻ thứ nhất, đạt cao nhất là lứa 3,4,5 và sau đó gần như là ổn định và có xu hướng giảm đi khi lứa đẻ tăng lên. Gordon (1997) cho biết số con đẻ ra/ổ tăng từ lứa đẻ thứ 4, ở lứa đẻ thứ 8 trở đi, số lợn con mới đẻ bị chết tăng lên. Số con đẻ ra/ổ có quan hệ chặt chẽ đến tuổi của lợn nái và giảm nhanh sau 4,5 tuổi. Lợn đẻ lứa đầu tiên thường có số con đẻ ra, khối lượng sơ sinh nhỏ hơn so với những lứa đẻ sau (Colinet al., 1998). Lợn đẻ lứa đầu thường hay sợ hãi do đó tỷ lệ thụ thai thấp và tỷ lệ chết cao (Grandinson et al., 2005).
Số lần phối và phương thức phối giống
Số lần phối giống trong một lần động dục ở lợn nái có ảnh hưởng tới số con đẻ ra/ổ, thông thường nếu tăng số lần phối giống khi con cái động dục sẽ tăng tỷ lệ thụ thai và tăng số con đẻ ra. Do lợn là loài đa thai, thời gian rụng trứng dài, nên nếu phối nhiều lần sẽ tăng được tần số gặp nhau giữa tế bào sinh dục đực và tế bào sinh dục cái. Với kỹ thuật hiện nay, tính được chính xác thời gian động dục cũng như rụng trứng của con nái, nên đa số các trại phối hai lần trong một chu kỳ động dục. Theo Anon (dẫn từ Ian Gordon,
1997), phối giống kết hợp giữa thụ tinh nhân tạo và nhảy trực tiếp có thể làm tăng 0,5 lợn con so với phối riêng rẽ.
Có hai phương thức phối giống là phối trực tiếp và thụ tinh nhân tạo. Phương thức phối trực tiếp cho tỷ lệ đậu thai cao hơn, những phương thức thụ tinh nhân tạo được ứng dụng rộng rãi trong chăn nuôi hiện nay do giảm được chi phí, nhanh gọn trong công tác thụ tinh, hạn chế lây bệnh, khai thác được tối đa con đực. Phương thức thụ tinh nhân tạo có tỷ lệ đậu thai không cao do sự kích thích sinh dục thấp. Tuy nhiên hiện nay kỹ thuật thụ tinh nhân tạo được cải tiến, giảm tối thiểu những vấn đề dẫn đến tỷ lệ thụ thai kém, bằng cách tính đúng thời điểm phối, khoảng thời gian trứng rụng và thao tác phối chuẩn xác. Để có kết quả cao hiện nay ở các trại chăn nuôi cho phối giống bằng phương pháp phối kép (2 lần), lần sau cách lần trước khoảng 10 - 12 giờ.
Ảnh hưởng của thời gian cai sữa
Thời gian cai sữa có ảnh hưởng đến khoảng cách lứa đẻ, số lứa đẻ/nái/năm.Để rút ngắn thời gian nuôi con cần tiến hành cai sữa sớm cho lợn con và cho lợn con tập ăn sớm khi lợn con ở 5 - 7 ngày.
Ảnh hưởng của lợn đực giống
Trong chăn nuôi con đực có vị trí quan trọng ảnh hưởng đến đời sau về nhiều đặc tính trội của con đực như màu lông, thể chất, tính cao sản, tỷ lệ nạc, sức đề kháng,... Và điều quan trọng nhất ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất sinh sản chính là chất lượng tinh dịch, tinh trùng có khỏe thì tỷ lệ thụ thai mới cao, từ đó dẫn đến số con đẻ ra và còn sống sẽ cao, giảm tỷ lệ thai dị tật. Đánh giá chất lượng tinh dịch qua tổng số tinh trùng có khả năng thụ tinh trong một lần phối giống (VAC).
VAC = V x A x C Trong đó:
A: Hoạt lực tinh trùng (tỷ lệ tinh trùng tiến thẳng)
C: Nồng độ tinh trùng (số lượng tinh trùng trong 1ml tinh dịch)