Tình hình nghiên cứu trong nước

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện quy trình chăm sóc nuôi dưỡng và phòng trị bệnh cho đàn lợn nái sinh sản tại trại lợn bùi thanh tiến, xã cao minh, thành phố phúc yên, tỉnh vĩnh phúc (Trang 37 - 38)

Ở Việt Nam một số nhà khoa học thú y đã có những nghiên cứu tổng kết về bệnh viêm tử cung. Nhưng những tư liệu nghiên cứu về bệnh viêm tử cung ở lợn nái cũng còn rất ít.

Theo Nguyễn Đức Lưu, Nguyễn Hữu Vũ (1999) [6], bệnh viêm tử cung ở đại gia súc nói chung là một quá trình bệnh lý phức tạp được thể hiện dưới nhiều thể khác nhau. Đây là một trong những nguyên nhân chính dẫn tới hiện tượng rối loạn sinh sản, ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng sinh sản của gia súc cái sinh sản.

Theo Nguyễn Văn Thanh và cs (2002) [12], viêm tử cung là một hội chứng thường xuất hiện trên lợn nái sau khi sinh. Lợn nái viêm tử cung sẽ bị tổn thương lớp niêm mạc. Từ đó gây ảnh hưởng sự tiết Prostagladin F2α và làm xáo trộn chu kỳ động dục làm tăng tình trạng chậm sinh và vô sinh. Trong đó, biểu hiện chậm động dục khi xảy ra sẽ làm giảm sức sinh sản của lợn nái, giảm số vòng quay lứa đẻ trong năm. Ngoài ra, phải tốn chi phí thuốc điều trị, phải loại thải sớm lợn nái do chậm động dục làm giảm hiệu quả kinh tế của trại chăn nuôi.

Lê Xuân Cương (1986) [2], lợn nái chậm sinh sản do nhiều nguyên nhân. Trong đó, tổn thương bệnh lý sinh dục tỷ lệ đáng kể. Khi lợn nái đẻ khó cần áp dụng các thủ thuật ngoại khoa. Nhưng sau đó thì niêm mạc đường sinh dục có thể bị tổn thương gây viêm tử cung.

Nguyễn Xuân Bình (2000) [1], bệnh viêm tử cung xảy ra ở những thời gian khác nhau. Nhưng bệnh xảy ra nhiều nhất vào thời gian sau khi đẻ 1 - 10 ngày.

Viêm tử cung là một trong nhiều tổn thương đường sinh dục trên lợn nái sau khi sinh. Khi có dịch tiết và dịch lẫn mủ chính là biểu hiện của viêm tử cung (Nguyễn Văn Thanh, 2002).

Cũng theo Nguyễn Văn Thanh và cs (2002) [12], có nhiều nguyên nhân gây ra bệnh viêm tử cung: Dinh dưỡng, tuổi, lứa đẻ, tình trạng sức khỏe chăm sóc, quản lý, vệ sinh, tiểu khí hậu chuông nuôi... Nhưng nguyên nhân chính luôn hiện trong tất cả các trường hợp là do vi sinh vật, nguyên nhân khác sẽ làm giảm sức đề kháng của cơ thể hoặc tạo điều kiện cho vi sinh vật xâm nhập và phát triển để gây nên các triệu chứng.

Đồng thời cũng có nhiều tác giả đã có những tổng kết về tỷ lệ mắc bệnh viêm tử cung ở lợn:

Theo Nguyễn Văn Thanh và cs (2002) [12] lợn nái sau khi sinh có chứng viêm tử cung chiếm tử cung chiếm tỷ lệ 42,4%. Viêm tử cung trên nhóm thuần chiếm 25,48%, trên nhóm lai chiếm 50,48%. Viêm tử cung xảy ra cao nhất là lứa 1 và lứa 2. Tỷ lệ chậm động dục ở nhóm lợn bị viêm tử cung.

Theo Trần Tiến Dũng và cs (2002) [4], bệnh viêm đường sinh dục ở lợn chiếm tỷ lệ cao từ 30 - 50%, trong đó cơ quan ngoài chiếm 20%, còn lại 80% là viêm tử cung.

Theo Trần Tiến Dũng và cs (2002) [4], tỷ lệ viêm tử cung sau khi đẻ lợn nái ngoại cũng cao từ 1,82% - 23,33%.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện quy trình chăm sóc nuôi dưỡng và phòng trị bệnh cho đàn lợn nái sinh sản tại trại lợn bùi thanh tiến, xã cao minh, thành phố phúc yên, tỉnh vĩnh phúc (Trang 37 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(57 trang)