Hiện nay, ngành chăn nuôi lợn trên thế giới đang rất phát triển, các nước không ngừng đầu tư cải tạo chất lượng đàn giống và áp dụng các biện pháp khoa học kỹ thuật tiên tiến nhằm nâng cao năng suất chăn nuôi. Tuy nhiên vấn đề hạn chế bệnh sinh sản là một vấn đề tất yếu cần phải giải quyết,
đặc biệt là bệnh viêm đường sinh dục. Đã có rất nhiều nhà khoa học nghiên cứu về bệnh viêm đường sinh dục và đã đưa ra các kết luận giúp cho người chăn nuôi lợn nái sinh sản hạn chế được bệnh này. Tuy vậy, tỷ lệ mắc bệnh viêm đường sinh dục trên đàn lợn nái sinh sản vẫn rất cao.
Do đó theo Smith và cs (1995) [15], tăng cường vệ sinh chuồng trại, vệ sinh thân thể lợn nái là yếu tố quan trọng trong việc phòng ngừa nhiễm trùng sau khi sinh. Khi mổ khám những lợn vô sinh đã xác định được nguyên nhân do cơ quan sinh sản là 52,5%, lợn nái đẻ lứa đầu là 32,1%, lợn nái cơ bản có những biến đổi bệnh lý: Viêm vòi tử cung có mủ. Điều trị bệnh viêm vú trong thời kỳ cho sữa là một yếu tố cơ bản trong khống chế bệnh viêm vú. Nó phải được tiến hành sớm và đạt kết quả, xác định nguyên nhân không chỉ dựa vào triệu chứng lâm sàng mà phải tính đến các chỉ tiêu chăn nuôi và có thể dựa vào các kết quả của 30 phòng thí nghiệm. Sự hiểu biết đầy đủ các phương pháp điều trị, nhất là về dược lực học và dược động học cho phép đáp ứng tốt hơn cách điều trị. Chữa bệnh viêm vú cho lợn nái hướng vào việc đưa ra các phương pháp chữa kết hợp. Dùng Novocain phong bế phối hợp với điều trị bằng kháng sinh cho kết quả tốt. Để phong bế thần kinh tuyến sữa, tác giả đã dùng dung dịch Novocain 0,5% liều từ 30 - 40 ml cho mỗi túi vú.
Thuốc tiêm vào mỗi thuỳ vú bệnh, sâu 8 - 10 cm. Dung dịch Novocain còn được bổ sung 100 - 200 ngàn đơn vị penicillin hay kháng sinh khác. Đồng thời, lợn nái còn được tiêm bắp cùng một loại kháng sinh trong Novocain này, từ 400 - 600 đơn vị, mỗi ngày 2 - 3 lần.
Theo Glawisschning và Bacher (1992) [14], nguyên nhân gây bệnh phân trắng lợn con chủ yếu là do vệ sinh chuồng trại kém, thức ăn thiếu dinh dưỡng, chăm sóc quản lý không tốt. Lợn mẹ bị viêm vú, viêm tử cung, lợn mẹ ăn không đúng khẩu phần.
Phần 3
ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN 3.1. Đối tượng
- Đàn lợn nái ngoại giai đoạn đẻ và nuôi con nuôi tại trang trại.
3.2. Địa điểm và thời gian thực hiện
- Địa điểm: Trại lợn Bùi Thanh Tiến thành phố Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc. - Thời gian thực hiện: từ ngày 24/07/2020 đến ngày 31/12/2020.
3.3. Nội dung thực hiện
- Đánh giá tình hình chăn nuôi tại trại lợn Bùi Thanh Tiến thành phố Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc.
- Thực hiện quy trình chăm sóc nuôi dưỡng cho đàn lợn nái sinh sản. - Thực hiện quy trình phòng bệnh cho đàn lợn nái tại cơ sở.
- Tham gia chẩn đoán và phòng trị bệnh tại cơ sở. - Tham gia vào các công tác khác tại cơ sở.
3.4. Các chỉ tiêu và phương pháp thực hiện
3.4.1. Các chỉ tiêu theo dõi thực hiện
- Tình hình chăn nuôi tại trại lợn Bùi Thanh Tiến trong 3 năm (2019 -2020). - Thực hiện việc chăm sóc và nuôi dưỡng đàn lợn nái tại trại.
- Thực hiện theo dõi tình hình sinh sản đàn lợn nái. - Thực hiện công tác vệ sinh phòng bệnh
- Thực hiện công tác chẩn đoán và điều trị bệnh trên đàn lợn nái và đàn lợn con tại trại.
- Thực hiện công tác khác tại trại.
3.4.2. Phương pháp thực hiện
* Đánh giá tình hình chăn nuôi tại trại
Để đánh giá tình hình chăn nuôi tại cơ sở chúng em tiến hành thu thập thông tin từ cơ sở, kết hợp với kết quả theo dõi tình hình thực tế tại cơ sở của bản thân.
* Quy trình chăm sóc nuôi dưỡng đàn lợn nái tại trại
Trực tiếp thực hiện các quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng lợn tại cơ sở. * Quy trình vệ sinh chuồng nuôi hàng ngày
Sử dụng quy trình đang được áp dụng cho đàn lợn nái nuôi tại trại và theo dõi đánh giá hiệu quả.
* Chẩn đoán và điều trị bệnh thường gặp trên đàn lợn nái và lợn con. - Để xác định tình hình nhiễm bệnh trên đàn lợn, tiến hành theo dõi lợn thông qua phương pháp chẩn đoán lâm sàng. Quan sát các biểu hiện như: trạng thái cơ thể, dịch rỉ viêm, phân..., tình trạng sức khỏe của lợn con, khả năng vận động, màu phân.... Từ các triệu chứng thu thập được tiến hành chẩn đoán và điều trị bệnh cho lợn.
- Lập sổ theo dõi đàn lợn cần điều tra bằng cách theo dõi, ghi chép những lợn có biểu hiện lâm sàng, triệu chứng lâm sàng.
* Phương pháp theo dõi và thu thập thông tin.
+ Điều tra trực tiếp: Hỏi phụ trách, kĩ sư trong chuông, công nhân của trại và thông qua sổ sách.
+ Theo dõi trực tiếp để lấy thông tin: Trực tiếp tham gia vào việc chăm sóc nuôi dưỡng, chẩn đoán, điều trị lợn nái đẻ để lấy thông tin và dữ liệu.
3.4.3. Công thức tính và xử lý số liệu 3.4.3.1. Các công thức tính - Tỉ lệ lợn mắc bệnh: Tỷ lệ lợn mắc bệnh (%) = x 100 - Tỷ lệ lợn khỏi: Tỷ lệ khỏi (%) = x 100
3.4.3.2. Phương pháp xử lý số liệu
- Các số liệu thu thập được xử lý theo phần mềm Microsoft Excel 2010. ∑số lợn mắc bệnh
∑ số lợn theo dõi ∑ số con khỏi bệnh
Phần 4
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
4.1. Tình hình chăn nuôi lợn tại trại lợn Bùi Thanh Tiến Xã Cao Minh - Thành Phố Phúc Yên - Tỉnh Vĩnh Phúc qua 3 năm từ 2018 - năm 2020 Thành Phố Phúc Yên - Tỉnh Vĩnh Phúc qua 3 năm từ 2018 - năm 2020
Bảng 4.1. Tình hình chăn nuôi tại trại lợn Bùi Thanh Tiến qua 3 năm 2019 - 2020 STT Loại lợn 2018 (con) 2019 (con) 2020 (con) 1 Lợn đực giống 2 3 3 2 Lợn nái sinh sản 90 110 130 3 Lợn con 2200 3000 3900 4 Lợn thịt 1980 2640 3610 Tổng 4272 5753 7643
(Nguồn: Số liệu thống kê của trại trong 3 năm)
Qua bảng trên ta có thể thấy: kết quả sản xuất của trại tăng lên theo từng năm: số lợn nái sinh sản từ năm 2018 là 90 nái, tới năm 2019 tăng lên 110 nái tăng, 2020 tăng 130 nái. Trung bình mỗi năm tăng thêm 20 nái sinh sản. Số lợn con sinh cai sữa từ năm 2018 là 1980 con chiếm 46,35 % nhưng đến năm 2020 là 3610 con chiếm 47,23 %.
Từ năm 2018 đến 2020 số đầu lợn tăng lên cho thấy quy mô chăn nuôi lợn của trại có xu hướng phát triển theo hướng ổn định. Số lượng nuôi các loại lợn của trại là rất khác nhau và có sự chênh lệch rõ rệt trong đó số lợn con và lợn thịt là cao nhất. Những lợn nái nhập về trại sẽ được theo dõi tỉ mỉ các số liệu có liên quan đến từng nái như: Số tai, ngày phối giống, số lứa đẻ, ngày đẻ dự kiến, ngày đẻ thực tế, số con sơ sinh, số con chọn nuôi, ngày cai sữa... sẽ được ghi trên thẻ gắn với từng nái trong chuồng. Hàng tháng vẫn có sự loại thải những con nái sinh sản kém, không đủ tiêu chuẩn để làm giống nên số lượng lợn nái trong ba năm có xu hướng tăng lên nhưng không nhiều.
Những nái sinh sản được nhập thêm về trại chủ yếu nhằm gia tăng quy mô đàn cũng như phát triển chăn nuôi theo hướng ổn định hơn. Do đó mà số lợn đực giống cũng tăng lên để phù hợp với nhu cầu khai thác tinh dịch để phối giống cho lợn nái.
4.2. Kết quả thực hiện quy trình chăm sóc và nuôi dưỡng đàn lợn tại trại
Trong thời gian thực tập tại trang trại được sự giúp đỡ của ban lãnh đạo và đội ngũ cán bộ công nhân viên trong trang trại cùng với sự cố gắng của bản thân tôi đã thu được các kết quả sau:
Bảng 4.2. Số lượng lợn nái trực tiếp chăm sóc nuôi dưỡng tại trại qua 5 tháng thực tập
Tháng Nái đẻ nuôi (con) Số lượng lợn (con)
8 28 342 9 24 309 10 39 435 11 17 206 12 22 291 Tổng 130 1583
Kết quả bảng 4.2 cho thấy trong thời gian em thực tập tại trại số lợn nái đẻ, nuôi con được em chăm sóc và nuôi dưỡng là 130 con tương ứng với tổng số lợn con là 1583 con. Qua số lợn con được sinh ra ta thấy năng suất sinh sản của lợn nái cái [Yorshire & Landrace] số lứa đẻ/nái/năm là 2,53 (114 ngày mang thai + 25 ngày nuôi con + 5 ngày thời gian từ cai sữa đến lên giống = 144 => 365/144 = 2,53).
Như chúng ta đã biết quá trình chăm sóc, nuôi dưỡng ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe và khả năng sinh sản của lợn nái. Do vậy đòi hỏi người chăn nuôi cần phải chú ý đến các khâu có liên quan đến quá trình chăm sóc, nuôi dưỡng. Sau thời gian thực tập trên, được sự chỉ bảo của các anh chị kỹ thuật trong trại em đã nắm bắt được quy trình chăm sóc và nuôi dưỡng lợn nái sinh
sản và lợn con được thực hiện tại trại. Bản thân em cũng đã rút ra được rất nhiều những kinh nghiệm riêng cho mình, đã học hỏi và mở mang được rất hiều kiến thức bổ ích từ những loại thức ăn hỗn hợp dành riêng cho từng thời kỳ của lợn nái sinh sản cho đến lợn con theo mẹ và sau cai sữa, đến cách phân chia khẩu phần ăn sao cho phù hợp với từng lợn nái trên chuồng như bầu với tiêu chuẩn ăn 2,2 - 3,5 kg/con/ngày với 1 bữa trên ngày, còn đối với nái gần đến ngày sinh thì phải giảm thức ăn từ 3kg xuống còn 1kg/ngày nhằm tránh tình trạng lợn ăn quá no, trong quá trình tiêu hoá và co bóp làm chèn ép thai, ăn quá no không có sức rặn, gây nên hiện tượng khó đẻ, thai chết lưu. Bên cạnh đó em cũng được học hỏi các thao tác kỹ thuật để chăm sóc lợn mẹ tốt cũng như phòng được bệnh cho lợn con đó là: Bầu vú của lợn mẹ luôn phải sạch sẽ, chuồng trại phải thoáng mát, phun sát trùng và rắc vôi theo định kỳ. Vệ sinh sạch sẽ, tắm chải cho lợn bầu trước khi đẻ 7 ngày, tuy nhiên cũng không nên tắm lợn nái thường xuyên vào những ngày lạnh, ẩm ướt vì sẽ làm ẩm chuồng, độ ẩm không khí tăng, vi sinh vật dễ phát triển trong môi trường làm lợn nái và lợn con dễ nhiễm bệnh. Cần phải giữ cho nhiệt độ trong chuồng phù hợp với từng mùa. Đối với lợn mẹ sau khi đẻ phải cung cấp đầy đủ dinh dưỡng, giữ cho chuồng trại luôn khô ráo, sạch sẽ, giữ ấm cho lợn con và tuyệt đối không tắm cho lợn con.
4.2.1. Kết quả thực hiện quy trình đỡ đẻ cho lợn nái tại trại
Bảng 4.3. Tình hình sinh sản của lợn nái nuôi tại trại Tháng Số nái đẻ (con) Nái đẻ thường (con) Tỷ lệ (%) Nái đẻ khó phải can thiệp (con) Tỷ lệ (%) 8 28 26 92,86 2 7,14 9 24 23 95,83 1 4,17 10 39 36 92,31 3 7,69 11 17 16 94,12 1 5,88 12 22 20 90,91 2 9,09 Tổng 130 121 93,08 9 6,92
Qua bảng 4.3 trên là tình hình sinh sản của lợn nái trong 5 tháng vừa qua em thực tập tại trại. Kết quả theo dõi có 130 nái đẻ thì trong đó có 121 nái đẻ bình thường chiếm tỷ lệ 93,08%, có 9 nái đẻ khó phải can thiệp chiếm tỷ lệ 6,92%.
Nái đẻ khó trên chuồng phải can thiệp thường là nái già sắp loại thải, đã đẻ qua nhiều lứa nên sức rặn đẻ yếu nên không đẩy được thai ra ngoài.
Từ đó qua 5 tháng học tập tại chuồng đẻ em đã có được rất nhiều kinh nghiệm cho bản thân như: em đã học kỹ năng đỡ đẻ, hoàn thành được các thao tác như lau sạch dịch nhớt trên người lợn con tránh lợn bị ngạt khí hay buộc rốn cắt rốn sao cho lợn con không bị mất máu và cho ra ngoài bú sữa đầu sớm nhất có thể.
Trong quá trình đỡ đẻ có những con đẻ khó, được sự chỉ bảo của cán bộ kỹ thuật với những thao tác can thiệp kịp thời cả lợn mẹ và lợn con đều được an toàn. Từ đó em đã đúc kết được những bài học cho bản thân để áp dụng vào những ca đẻ khó như sau:
-Không can thiệp móc lợn khi lợn đẻ ở trạng thái bình thường.
-Phải trực liên tục cho đến khi lợn nái đẻ xong hoàn toàn, nhau ra hết. -Khi thấy có biểu hiện lợn đẻ khó, vỡ ối mà không có biểu hiện rẳn đẻ, lợn con đã ra đến cổ tử cung nhưng do trọng lượng lớn nên không ra ngoài được, cần phải can thiệp ngay.
-Thấy nái đẻ lâu, thời gian kéo dài ta có thể dùng oxytoxin với liều 2ml/con kết hợp với các thao tác xoa bầu vú nhẹ nhàng kích thích cho lợn mẹ.
-Nếu các biện pháp không được ta can tiệp bằng tay: rửa sạch âm hộ của lợn nái, đeo găng tay cao su có bôi vazơlin chụm năm đầu ngón tay đưa vào cơ quan sinh dục của lợn nái, lựa chiều kéo thai ra ngoài theo từng nhịp dặn của lợn mẹ.
-Khi lợn con được can thiệp ra ngoài bị ngạt cần hô hấp nhân tạo ngay, lau sạch dịch ở mũi, 2 tay nắm chắc 2 chân của lợn con đưa lên đưa xuống nhịp nhàng.
4.2.2. Kết quả theo dõi các chỉ tiêu về số lượng lợn con theo mẹ
Bảng 4.4. Một số chỉ tiêu sinh sản về số lượng lợn con của lợn nái
Tháng Nái đẻ (con) Số lợn con đẻ ra/tháng (con) Số lợn con cai sữa (con) Tỷ lệ lợn con cai sữa (%) 8 28 342 335 97,95 9 24 309 300 97,09 10 39 435 412 94,71 11 17 206 193 93,69 12 22 291 267 91,75 Tổng 130 1583 1507 95,20
Qua bảng 4.4 cho thấy:
Trong quá trình thực tập em theo dõi 130 lợn mẹ, số lợn con sơ sinh là 1583 con, số lợn con sống đến cai sữa là 1507 con và đạt tỷ lệ cai sữa là 95,20%. Do khâu thủ thuật đỡ đẻ, ngoại khoa thực hiện tốt, chăm sóc nuôi dưỡng đảm bảo quy trình.
Số lượng lợn con bị chết chiếm tỷ lệ thấp 4,8%. Nguyên nhân là do lợn mẹ đè chết, do loại thải, một số lợn con mắc bệnh dẫn đến chết. Vì vậy trong quá trình chăm sóc, nuôi dưỡng cần để ý để giảm tỷ lệ chết do bị đè.
4.2.3. Kết quả phòng bệnh cho lợn nái tại trại
4.2.3.1. Kết quả công tác vệ sinh sát trùng
Việc vệ sinh sát trùng chuồng trại có vai trò rất quan trọng trong chăn nuôi. Vệ sinh bao gồm nhiều yếu tố: Vệ sinh môi trường xung quanh, vệ sinh đất nước, vệ sinh chuồng trại... Bảng 4.5 dưới đây là kết quả em đã thực hiện vệ sinh, sát trùng tại trại.
Bảng 4.5. Kết quả thực hiện vệ sinh, sát trùng tại trại
Stt Công việc Số lượng
(lần)
Kết quả (lần)
Tỷ lệ (%)
1 Vệ sinh chuồng trại hàng ngày 150 150 100
2 Phun sát trùng định kỳ xung
quanh chuồng trại 75 75 100 3 Quét và rắc vôi đường đi 150 150 100
Số liệu bảng 4.5 ta có thể thấy trong thời gian 5 tháng thực tập tại trại em đã thực hiện vệ sinh, sát trùng chuồng đạt tỷ lệ 100% so với số công việc được giao. Việc vệ sinh, sát trùng hàng ngày luôn được trại quan tâm và làm thường xuyên hàng ngày. Theo quy định của trại việc vệ sinh chuồng và rắc vôi đường đi sẽ được thực hiện ít nhất 1 lần/ngày. Phun sát trùng xung quanh chuồng trại được tiến hành định kỳ 1 - 2 ngày/tuần.