Kết quả thực hiện công tác chăm sóc, nuôi dưỡng và quản lý đàn lợn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện quy trình chăm sóc nuôi dưỡng và phòng trị bệnh cho đàn lợn thịt tại công ty cổ phần khai thác khoáng sản thiên thuận tường (Trang 38 - 42)

Trong thời gian thực tập tại trại, em cùng kỹ sư trại tiến hành chăm sóc nuôi dưỡng đàn lợn thịt đạt năng suất cao và chất lượng tốt. Trang trại thường xuyên thực hiện công tác vệ sinh chuồng trại, khu vực xung quanh cũng như môi trường chung, đảm bảo các điều kiện vệ sinh thú y và tạo môi trường thuận lợi để lợn sinh trưởng phát triển nhanh, đạt hiệu quả kinh tế cao.

Chuồng nuôi được xây dựng theo kiểu chuồng kín, trang thiết bị hiện đại, đáp ứng tốt nhu cầu mọi mặt của lợn, chủ động điều chỉnh được nhiệt độ, độ thông thoáng của chuồng nuôi. Ở đầu chuồng nuôi có xây những ô thoáng và dàn mát giúp thông thoáng vùng tiểu khí hậu trong chuồng nuôi đặc biệt là vào mùa hè nóng bức. Cuối chuồng là hệ thống quạt hút, giúp luân chuyển không khí từ bên ngoài vào trong chuồng rồi đẩy ra ngoài. Máng cho lợn ăn là máng nhựa hình nón kèm theo máng bê tông nằm dài theo dọc lối đi, có thể chứa được tối đa 50 kg cám.

Thức ăn cho lợn của trại là thức ăn hỗn hợp đầy đủ chất dinh dưỡng do công ty Hòa Phát tự sản xuất.

+ Thức ăn của công ty Hòa Phát gồm các loại: 01, 01S, 02S, 03S, 03SM, 06S, 07S.

Kết quả thực hiện được trình bày ở bảng 4.2.

Bảng 4.2. Kết quả thực hiện công tác chăm sóc, nuôi dưỡng và quản lý đàn lợn

TT Công việc

Khối lượng công việc thực hiện (số lần) Kết quả thực hiện Tỷ lệ (%) 1 Vệ sinh máng ăn 50 50 100

2 Kiểm tra vòi nước uống 140 140 100

3 Cho lợn ăn hàng ngày 360 360 100

4 Tách lợn ốm để cách ly 42 42 100

5 Rửa chuồng 11 11 100

Qua bảng 4.2 cho thấy: Trong thời gian thực tập tại cơ sở em đã hoàn thành tốt tất cả các công việc được giao. Qua thời gian làm việc trực tiếp tại chuồng lợn thịt em đã rút ra được một số hiểu biết về quy trình chăm sóc đàn lợn.

- Đối với công việc vệ sinh máng ăn: lợn nuôi theo quy mô chăn nuôi chuyên nghiệp do đó hệ thống máng ăn và máng uống là hoàn toàn tự động, do đó việc vệ sinh máng ăn, máng uống cho lợn là rất ít, phần lớn sau một lứa lợn xuất chuồng mới phải tiến hành cọ rửa, sát trùng máng ăn, máng uống. Ngoài ra, việc rửa máng ăn chỉ thực hiện trong trường hợp khi cọ rửa chuồng, nước bắn vào máng ăn làm ướt máng, thì mới tiến hành cọ rửa để tránh làm cho thức ăn bị mốc do máng ăn bị ướt. Vì vậy việc thực hiện việc vệ sinh máng ăn là không nhiều.

Việc kiểm tra vòi uống và cho lợn ăn hàng ngày em thực hiện đầy đủ và nghiêm túc. Mỗi ngày khi cho lợn ăn, em thường tiến hành kiểm tra vòi nước uống, hệ thống máng nước uống cũng là hệ thống tự động, nhưng hàng ngày nên kiểm tra vòi nước uống của lợn để xem các núm uống hoạt động bình thường không. Màu sắc của nước trong hay đục, từ đó sẽ giúp xử lý các vấn đề liên quan đến nguồn nước một cách nhanh nhất và hiệu quả.

Công việc rửa chuồng và tắm cho lợn cũng được quan tâm, tuy nhiên ở trại hiện nay đang áp dụng theo phương pháp mới, hạn chế việc tắm cho lợn, khi lợn bẩn thì chỉ phụt nước rửa những phần cơ thể bị bẩn, trong trường hợp quá bẩn thì mới tiến hành tắm cho lợn.

Vì hiện nay khoa học cũng đã nghiên cứu và chứng minh không nên tắm cho lợn thường xuyên, vì khi tắm cơ thể lợn phải huy động năng lượng để tỏa nhiệt, do vậy sẽ làm cho phần mỡ lưng của lợn tích tụ nhiều. Đối với mùa đông, trại thường hạn chế việc tắm cho lợn, chỉ tiến hành tắm vào những ngày nắng ấm, từ khoảng thời gian 10h - 11h trưa, tùy vào nhiệt độ của từng ngày.

Việc rửa chuồng cũng được áp dụng giống như việc tắm lợn. Trại hạn chế việc rửa chuồng, chỉ tiến hành cào phân, chỉ tiến hành rửa từng chỗ bị bẩn. Hạn chế việc làm ướt chuồng.

Việc pha khử trùng nước rất quan trọng nếu nước không được xử lí khi lợn uống sẽ rất dễ nhiễm bệnh đặc biệt là rất dễ bị tiêu chảy nếu uống phải nước bẩn.

Kết quả việc thực hiện đúng quy trình được thể hiện tỷ lệ nuôi sống của đàn lợn thịt nuôi tại cơ sở. Hàng ngày, chúng em đều ghi chép cụ thể diễn biến của đàn lợn, số lợn bị chết .

Kết quả được em tổng hợp tại bảng 4.3

Bảng 4.3. Tỷ lệ nuôi sống lợn qua các tháng tuổi Tháng tuổi Số lợn theo dõi

(con) Số lợn chết (con) Tỷ lệ nuôi sống (%) 1 500 2 99,6 2 498 2 99,6 3 496 1 99,8 4 495 1 99,8 5 494 0 100 Tính chung 500 6 98,8

Số liệu thu được cho thấy: Qua 5 tháng nuôi, tỷ lệ sống của đàn đạt là 98,8%. Đây là một tỉ lệ rất cao đạt yêu cầu với quy định của công ty (Công ty cho phép tỷ lệ chết là 2%).

Tỷ lệ nuôi sống qua các tháng tuổi có sự khác nhau, tỷ lệ nuôi sống tăng dần theo tháng tuổi. Lợn 5 tháng tuổi có tỷ lệ nuôi sống cao nhất đạt 100%, thấp nhất là 1 và 2 tháng tuổi có tỷ lệ nuôi sống 98,8%

Qua theo dõi chúng em thấy tỷ lệ nuôi sống thấp nhất ở tháng 1 là do: lợn mệt, stress trong quá trình vận chuyển. Lợn con vừa tách mẹ phải tập làm

quen với một môi trường sống mới, thức ăn mới nên sức đề kháng kém lên dễ mắc các bệnh đặc biệt là tiêu chảy và viêm đường hô hấp.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện quy trình chăm sóc nuôi dưỡng và phòng trị bệnh cho đàn lợn thịt tại công ty cổ phần khai thác khoáng sản thiên thuận tường (Trang 38 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(57 trang)